các bạn hãy giải thích tại sao a/b=c/d và a.d=c.b
Cho bốn vật A , B , C , D đều nhiễm điện , biết rằng A đẩy B , C hút D
a) Em hãy chỉ ra các vật nhiễm điện cùng loại và giải thích tại sao ?
b) Em hãy chỉ ra các vật nhiễm điện khác loại và giải thích tại sao ?
a, Vật nhiễm điện cùng loại : A,B
- 2 loại nhiễm loại điện giống nhau tích thì đẩy nhau
b, Vật nhiễm điện khác loại :C,D
- 2 loại nhiễm loại điện khác nhau điện thì hút nhau
Từ a/d=c/b ta suy ra
A.a/b=a+d/c+b. B.a/b=a-d/c-b. C.b/d=c+b/a+d D. b/d=c-d/a-b
Hãy giải thích tại lại chọn đáp án đó?
Ta có \(\frac{a}{d}=\frac{c}{b}\Rightarrow\frac{b}{d}=\frac{c}{a}=\frac{c+b}{a+d}\)
Vậy C là phương án đúng
Cho 2 số hữu tỉ a/b và c/d ( b,d > 0). CMR a/b < c/d nêu a.d < c.b và ngược lại
Từ: a/b<c/d bạn nhân cả 2 vế Bất đẳng thức (BĐT) với tích (bxd) là 1 số dương , BĐT không đổi chiều.
Sẽ được ad <cb.
Và ngược lại, nếu ad<cd thì chia 2 vế BĐT cho tích (bxd) là 1 số dương , BĐT không đổi chiều.
Sẽ được a/b < c/d.
giải giúp luôn đi. ko hỉu j hết Đinh Thùy Linh
Bài 1: Cho 2 số hửu tỉ a/b và c/d với b>0 và d > 0
CMR nếu a/b < c/d hì a.d < c.b
\(\frac{a}{b}< \frac{c}{d}\)(với b>0 ; d >0 )
\(\Leftrightarrow\frac{ad}{bd}< \frac{cb}{bd}\)
\(\Leftrightarrow\frac{ad}{bd}.bd< \frac{cb}{bd}.bd\)
\(\Leftrightarrow ad< cb\left(đpcm\right)\)
Trong tam giác ABC, hai đường phân giác của các góc B và C cắt nhau tại D. Kẻ DP vuông góc với BC, DQ vuông góc với CA, DR vuông góc với AB.
a) Hãy giải thích tại sao DP = DR.
b) Hãy giải thích tại sao DP = DQ.
c) Từ câu a và b suy ra DR = DQ. Tại sao D nằm trên tia phân giác của góc A? (Đây là một cách chứng minh định lí 2)
a) Vì BD là tia phân giác của góc ABC nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \dfrac{1}{2}.\widehat {ABC}\)
Vì CD là tia phân giác của góc ACB nên \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \dfrac{1}{2}.\widehat {ACB}\)
Xét \(\Delta BDP\) vuông tại P và \(\Delta BDR\) vuông tại R, ta có:
\(\widehat {{B_2}} = \widehat {{B_1}}\)
BD chung
\( \Rightarrow \Delta BDP = \Delta BDR\) ( cạnh huyền – góc nhọn)
\( \Rightarrow \) DP = DR ( 2 cạnh tương ứng) (1)
b) Xét \(\Delta CDP\) vuông tại P và \(\Delta CDQ\) vuông tại Q, ta có:
\(\widehat {{C_2}} = \widehat {{C_1}}\)
CD chung
\( \Rightarrow \Delta CDP = \Delta CDQ\) ( cạnh huyền – góc nhọn)
\( \Rightarrow \) DP = DQ ( 2 cạnh tương ứng) (2)
c) Từ (1) và (2), ta được: DR = DQ ( cùng bằng DP).
D nằm trên tia phân giác của góc A do D cách đều AB và AC.
Cho bốn vật A B C D nhiễm vật .Biết a hút b, b hút c, c đẩy d . hãy chỉ ra các diện tích nhiễm điện theo nhóm và giải thích tại sao??
Các vật nhiễm điện dương: a,c,d
Vật nhiễm điện âm: b
Vì các vật có cùng điện tích thì sẽ đẩy nhau. Các vật có điện tích trái dấu sẽ hút nhau.
Cho bốn vật A B C D nhiễm vật .Biết a hút b, b hút c, c đẩy d . Em hãy chỉ ra các diện tích nhiễm điện theo nhóm và giải thích tại sao
a hút b => điện tích trái dấu
b hút c => điện tích trái dấu
c đẩy d => điện tích cùng dấu
<=>a,c,d là cùng dấu còn b khác dấu
Cách làm đơn giản em có thể a mang điện tích dương (+)
a hút b -> b (-)
b hút c -> c (+)
c đẩy d -> d (+)
Vậy a,c,d cùng dấu, b khác dấu.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A (1; 2), B (3; 4), C (-1; -2) và D (6;5).
a) Hãy tìm tọa độ của các vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CD} \)
b) Hãy giải thích tại sao các vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CD} \) cùng phương.
c) Giả sử E là điểm có tọa độ (a; 1). Tìm a để các vectơ \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BE} \) cùng phương.
d) Với a tìm được, hãy biểu thị vectơ \(\overrightarrow {AE} \) theo các vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \).
a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} = (3 - 1;4 - 2) = (2;2)\) và \(\overrightarrow {CD} = (6 - ( - 1);5 - ( - 2)) = (7;7)\)
b) Dễ thấy: \((2;2) = \frac{2}{7}.(7;7)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {AB} = \frac{2}{7}.\overrightarrow {CD} \)
Vậy hai vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CD} \) cùng phương.
c) Ta có: \(\overrightarrow {AC} = ( - 1 - 1; - 2 - 2) = ( - 2; - 4)\) và \(\overrightarrow {BE} = (a - 3;1 - 4) = (a - 3; - 3)\)
Để \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BE} \) cùng phương thì \(\frac{{a - 3}}{{ - 2}} = \frac{{ - 3}}{{ - 4}}\)\( \Leftrightarrow a - 3 = - \frac{3}{2}\)\( \Leftrightarrow a = \frac{3}{2}\)
Vậy \(a = \frac{3}{2}\) hay \(E\left( {\frac{3}{2};1} \right)\) thì hai vectơ \(\overrightarrow {AC} \) và \(\overrightarrow {BE} \) cùng phương
d)
Cách 1:
Ta có: \(\overrightarrow {BE} = \left( {\frac{3}{2} - 3; - 3} \right) = \left( { - \frac{3}{2}; - 3} \right)\) ; \(\overrightarrow {AC} = ( - 2; - 4)\)
\( \Rightarrow \overrightarrow {BE} = \frac{3}{4}.\overrightarrow {AC} \)
Mà \(\overrightarrow {AE} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BE} \) (quy tắc cộng)
\( \Rightarrow \overrightarrow {AE} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}.\overrightarrow {AC} \)
Cách 2:
Giả sử \(\overrightarrow {AE} = m\,.\,\overrightarrow {AB} + n\,.\,\overrightarrow {AC} \)(*)
Ta có: \(\overrightarrow {AE} = \left( {\frac{1}{2}; - 1} \right)\), \(m\,.\,\overrightarrow {AB} = m\left( {2;2} \right) = (2m;2m)\), \(n\,.\,\overrightarrow {AC} = n( - 2; - 4) = ( - 2n; - 4n)\)
Do đó (*) \( \Leftrightarrow \left( {\frac{1}{2}; - 1} \right) = (2m;2m) + ( - 2n; - 4n)\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {\frac{1}{2}; - 1} \right) = (2m - 2n;2m - 4n)\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2} = 2m - 2n\\ - 1 = 2m - 4n\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 1\\n = \frac{3}{4}\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy \(\overrightarrow {AE} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}.\overrightarrow {AC} \)
Nối cột A tương ứng với cột b
A. 1-b,2-a,3-d,4-c.
B. 1-a,2-b,3-c,4-d.
C. 1-d,2-c,3-b,4-a.
D. 1-d,2-a,3-c,4-b.