Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kokokoko
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 5 2022 lúc 13:32

1Mở đoạn :

Chúng ta không thể không học mà thành tài. Học tập là nền tảng giúp con người xây dựng một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp. Chúng ta cần phải cố gắng học tập nếu muốn tương lai tốt đẹp hơn, bởi lẽ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngao”.

2Thân đoạn :

. Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày. Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, không thể vươn xa hơn nữa và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nếu tất cả con người chúng ta đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn. Là một học sinh, việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta phải làm đó là học tập, trau dồi bản thân, trở thành một người con ngoan, một học trò ưu tú và một công dân có ích cho xã hội.

3 Kết đoạn :

 Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, hướng đến những điều tốt đẹp nhất và trở thành một công dân mẫu mực.

NeverGiveUp
Xem chi tiết
Minh Phương
5 tháng 1 lúc 21:33

văn xuôi nhe

iloveyou
5 tháng 1 lúc 21:51

tôi vào văn 

Xuân Thu
Xem chi tiết
Bạch Tiểu Thư
10 tháng 4 2022 lúc 19:20

NLXH

Gin pờ rồ
10 tháng 4 2022 lúc 19:47

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
❤Chino "❤ Devil ❤"
7 tháng 2 2020 lúc 21:39

Có 2 loại văn nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Nội dung cần có:

Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

Cách viết cần đạt :

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.

Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.

Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Nội dung cần có:

Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.

Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Cách diễn đạt :

Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.

Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

Nghị luận văn học:

Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.

Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…

Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…

Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:

Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…

Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).

Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

xin lỗi chị,em mới học lớp 7 nhưng mún tl cho cj nên em copy mạng,nếu ko phù hợp thì thui ạ!!!

Khách vãng lai đã xóa
Lê Trần Bích Phương
7 tháng 2 2020 lúc 21:44

Các bước để viết đoạn văn về nghị luận xã hội

1.Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi

2.Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi

3.Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và mọi người

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thùy Linh
8 tháng 2 2020 lúc 18:49

Có 2 loại văn nghị luận đó là: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Nghị luận xã hội:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Nội dung cần có:

Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

Cách viết cần đạt :

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.

Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.

Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

Nội dung cần có:

Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.

Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Cách diễn đạt :

Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.

Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

Nghị luận văn học:

Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.

Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…

Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…

Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:

Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…

Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).

Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…

Đó là một số thể loại văn nghị luận chính chúng ta đã được tìm hiểu. vì vậy khi làm các bài văn nghị luận chúng ta biết và nhận xét xem nó thuộc thể loại văn nghị luận gì để có thể làm đúng các yêu cầu và phù hợp với đề bài yêu cầu.

Khách vãng lai đã xóa
tranducanh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NeverGiveUp
14 tháng 1 lúc 8:54

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.

Nguyen Phuong
Xem chi tiết
Thu Trang Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 7 2021 lúc 12:32

Em tham khảo dàn ý này nhé:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.

- Giải thích: Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

- Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…


 
- Phản biện: Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề: trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước.