Trình bày những bộ phận của cơ thể người
Câu 5. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ thể nhện? Chức năng của từng bộ phận?
Câu 6. a)Trình bày tập tính bắt mồi và chăng tơ của nhện.
b) Nêu vai trò của lớp nhện.
Tham khảo
Các phần cơ thể | Tên bộ phận quan sát thấy | Chức năng |
Phần đầu – ngực | Đôi kìm có tuyến độc | Bắt mồi và tự vệ |
Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) | Cảm giác về khứu giác và xúc giác | |
4 đôi chân bò | Di chuyển và chăng lưới | |
Phần bụng | Phía trước là đôi khe thở | Hô hấp |
Ở giữa là một lỗ sinh dục | Sinh sản | |
Phía sau là các núm tuyến tơ | Sinh ra tơ nhện
|
a)
_ Thời gian kiếm sống: chủ yếu về đêm
_ Tập tính chăng lưới khắp nơi: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơn vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
_Tập tính bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay: nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc, treo chặt mồi rồi trói vào lưới, tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi, nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
-> Đây là một tập tính lạ nhưng lại dễ bắt mồi và dụ mồi, an toàn nhưng chắc chắn.
b)Vai trò của lớp hình nhện:
-Làm trang sức, thực phẩm cho con người: bọ cạp
-Gây bệnh ghẻ ở người,gây ngứa và sinh mụn ghẻ: cái ghẻ
-Kí sinh ở gia súc để hút máu: ve bò
TK
5.
Đặc điểm cấu tạo.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về
khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới
+ Bụng:
Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện
b)Chức năng:
* Chăng lưới
* Bắt mồi
Kết luận: - Chăng lưới săn bắt mồi sống
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng?
Tham khảo!
- Ở cơ thể thực vật, cả 3 bộ phận là: rễ, thân và lá đều tham gia vào quá trình cảm ứng.
- Ở cơ thể động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ: thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạp ra đáp ứng phù hợp.
Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai
A. (2), (3) và (5)
B. (2), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5)
D. (4), (5) và (6)
Sinh 8 m.n giúp mik vs ạ
Câu 1 Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào
Câu 2 cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào
Câu 3 Vì sao nói đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập nhưng hoạt động thống nhất trong cơ thể sống
Câu 4 Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quá theo em cần làm gì
Câu 1
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
Câu 2
Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.
Câu2: Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ xương?
Câu 3: Máu gồm những thành phần nào? Trình bày đặc điểm của mỗi thành
phần?
Câu 4: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Câu 5: Trình bày cơ chế đông máu?
Câu 2:Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ xương người - Nguyễn Minh Minh
Tham khảo :
Câu 2 :
Cấu tạo bộ xương người gồm 3 phần:
-Phần đầu
-Phần thân
-Phần chân tay
*Chức năng bộ xương người là:
-Nâng đỡ cơ thể
-Định hình cơ thể ( tạo khoang chứa nội quan )
-Tạo chỗ bám cho hệ cơ
Câu 3 :
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
1.Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
2.Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người.
3.Chúng ta cân làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khoẻ mạnh
Câu 1: Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là :
- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.
- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.
- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.
Câu 2: Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người:
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ mặt phân hoá giúp người biểu hiện tình cảm.
Câu 3:
* Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần :
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Tắm nắng tạo điều kiện cho tiền vitamin D chuyển hóa thành vitamin D để sử dụng trong quá trình tạo xương.
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
* Để chống vẹo cột sống cần chú ý :
- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt qua sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên.
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, chống cong vẹo cột sống.
4 nguyên tố chính trong cơ thể người là những nguyên tố nào? Kể tên? Những nguyên tố đó ở bộ phận nào trong cơ thể người?
Trình bày những bộ phận của vùng biển Việt Nam.
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
-Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12 - 11 - 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thuỷ cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
-Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí - 1852m). Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
-Vùng liếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,..
-Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
-Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu k m 2 ở Biển Đông.
1. Cơ thể nhện gồm những phần nào? Xác định những bộ phận trong mỗi phần.
2. Sắp xếp trình tự quá trình chăng lưới, bắt mồi của nhện.
helpppppp! mai nộp cho cô r.
Tham khảo
* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là: - Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển. - Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ. * Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác.
Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi