Ôn tập học kỳ II

Hỏi đáp

rua00 gava
Xem chi tiết
Lưu Ngọc Hải Đông
22 tháng 4 2017 lúc 16:02

1) Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Nguyên nhân:

+Bẩm sinh do cầu mắt dài

+Thể thủy tinh quá phồng do không giữ vệ sinh khi đọc sách

Cách khắc phục: đeo kính mặt lõm (kính phân kì hay kính cận)

Bệnh đau mắt hột

Nguyên nhân: Do vi-rút có trong dử mắt

Triệu chứng: mặt trong mi mắt có nhiều hột, nổi cộm lên

Hậu quả: Khi hột vỡ làm thành sẹo\(\rightarrow\)lông quặm, đục màng giác, mù lòa

Đường lây: Do dùng chung khăn chậu với người bệnh, tắm rửa trong ao hồ, tù hãm

Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh mắt và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bình luận (0)
jenny
Xem chi tiết
Phạm Văn An
14 tháng 4 2017 lúc 16:17

Pạn cho mik hỏi xóc dầm là j?

Miếng dầm nữa?Mik cx ko hiểu????

Ns chung là mik chẳng hiểu pạn đang hỏi về cái j!!!!!!!!!!!!

Bình luận (1)
Ngô Đức Thắng
14 tháng 4 2017 lúc 22:37

Khi bị dằm đâm cần làm gì?

Đối với loại dằm gỗ, tre, nứa nhỏ,… cắm vào trong da nếu đầu của cái dằm nằm trên da (nhìn thấy) thì cần khi rửa nước sạch qua. Sau đó sử dụng một cái nhíp rửa vô khuẩn (có thể nhúng qua nước sôi hay cồn) gắp mảnh dằm theo hướng mà mảnh vỡ cắm vào da ở vị trí càng sâu càng tốt. Sau đó, rửa sạch toàn bộ vùng da bằng xà phòng và nước thật sạch.

Nếu thấy đầu của cái dằm hở trên da, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy cái dằm, có nghĩa là cái dằm chỉ nằm ngay dưới da. Có thể dùng kim khâu hoặc kim băng (đã vô khuẩn) nhẹ nhàng khều nhẹ vào da (tránh chạm vào dằm sẽ đẩy sâu hơn) nhẹ nhàng tách phần da dọc theo cái dằm. Cẩn thận nâng đầu cái dằm lên bằng đầu kim và kéo ra bằng nhíp, rồi rửa kỹ vùng bị dằm đâm bằng xà phòng và nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Cần đến cơ sở y tế khi:

Sau khi xử lý dằm loại nhỏ thấy vẫn còn đau nhức và nghi ngờ vẫn còn dưới da không lấy da được hoặc vùng da quanh chỗ dằm đâm vào trở nên tấy đỏ, sưng lên cần đến cơ sở y tế để được khám và xử trí đúng. Nếu là dằm của tre ngâm, gỗ ngâm… khi lấy ra được mặc dù không con đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván. Đối với các loại dằm là thủy tinh, kim loại, dằm lớn không thể nào lấy ra được… vì nếu chúng không được rút ra kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến viêm nhiễm về sau.

Bình luận (2)
Đạt Nguyễn Tuấn
15 tháng 4 2017 lúc 21:33

Dùng một cái lọ nhỏ hơ lửa nhỏ đủ để không khí bên trong giãn ra, nhanh chóng ấn chặt vào nơi có miếng dầm.Vì không khí 1 lúc sau co lại nên miếng dầm sẽ bị hút ra.Nếu ko được thì thử lại nhiều lần.Ok? Đau lắm đúng ko?

Bình luận (2)
Thư Soobin
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 4 2017 lúc 21:15

Câu 1:

a) Tính chất : Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn).
Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
b) Vai trò
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã :
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Câu 2:

Sau khoảng 5-10 lần phối hợp bật ánh sáng và cho chó ăn, mỗi lần cách nhau 5 phút, ánh sáng trước đó không có liên quan gì với phản xạ tiết nước bọt, bắt đầu có tác dụng gây tiết nước bọt. Sự xuất hiện phản xạ tiết nước bọt khi bật ánh sáng lên là biểu hiện của sự hình thành phản xạ tiết nước bọt có điều kiện. Như vậy, ánh sáng đã trở thành tác nhân gây tiết nước bọt giống như tác dụng của thức ăn.

Câu 3:

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Câu 4:

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

Câu 5:

Theo cơ chế thể dịch là chủ yếu: nhờ vai trò chủ yếu của insulin và glucagon (do tuyến tụy nội tiết bài tiết)
- Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết (do tăng thoái hóa vì làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng tổng hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp acid béo từ glucose ngoài ra nó còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid nữa nhưng thôi)
- Glucagon thì ngược lại làm tăng đường huyết do tăng quá trình tạo đường mới (chủ yếu từ các acid amin) tuy nhiên nó không phải hormone duy nhất trong cơ thể làm tăng đường huyết ngoài ra còn có cortisol (hormone của tuyển vỏ thượng thận), noradrenalin và adrenalin (hormone tuyến tủy thượng thận).
Các yếu tố thần kinh cũng có những tác dụng nhất định nhưng không rõ rệt! Câu 7:

Câu 8: Bạn tự tìm nha! ~ Chúc bạn buổi tối vui vẻ ~
Bình luận (1)
Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 12 2017 lúc 13:13

Bình luận (2)
Bích Ngọc Huỳnh
21 tháng 12 2017 lúc 13:15

Câu 1:

a) Tính chất : Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn).
Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
b) Vai trò
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã :
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Câu 2:

Sau khoảng 5-10 lần phối hợp bật ánh sáng và cho chó ăn, mỗi lần cách nhau 5 phút, ánh sáng trước đó không có liên quan gì với phản xạ tiết nước bọt, bắt đầu có tác dụng gây tiết nước bọt. Sự xuất hiện phản xạ tiết nước bọt khi bật ánh sáng lên là biểu hiện của sự hình thành phản xạ tiết nước bọt có điều kiện. Như vậy, ánh sáng đã trở thành tác nhân gây tiết nước bọt giống như tác dụng của thức ăn.

Câu 3:

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Câu 4:

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

Câu 5:

Theo cơ chế thể dịch là chủ yếu: nhờ vai trò chủ yếu của insulin và glucagon (do tuyến tụy nội tiết bài tiết)
- Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết (do tăng thoái hóa vì làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng tổng hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp acid béo từ glucose ngoài ra nó còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid nữa nhưng thôi)
- Glucagon thì ngược lại làm tăng đường huyết do tăng quá trình tạo đường mới (chủ yếu từ các acid amin) tuy nhiên nó không phải hormone duy nhất trong cơ thể làm tăng đường huyết ngoài ra còn có cortisol (hormone của tuyển vỏ thượng thận), noradrenalin và adrenalin (hormone tuyến tủy thượng thận).
Các yếu tố thần kinh cũng có những tác dụng nhất định nhưng không rõ rệt!

Bình luận (0)
Shizuka
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 4 2017 lúc 13:30

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.


Cấu tạo đại não : gồm hai nửa phải và trái nối với nhau bằng thể trai.Bề mặt bán cầu não có nhiều nếp nhăn chia bán cầu não thành nhiều thùy và hồi não. mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn chia mặt ngoài bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm.phần lớn chất xám tập trung ở bề mặt bán cầu đại não tạo thành vỏ não. chất trắng ở dưới chất xám, phía trong bán cầu đại não. chất trắng tạo thành các đường liên kết trong và ngoài bán cầu đại não.

Cấu tạo trụ não : - Trụ não gồm chất trắng ( ngoài) và chất xám (trong)
- Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám
- Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não
- Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:dây cảm giác, dây vận động, dây pha.

Cấu tạo tiểu não: Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não và chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền.

Cấu tạo não trung gian : Chất trắng ở ngoài và chất xám ở trong.

Bình luận (1)
Nguyễn Lan
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
12 tháng 5 2017 lúc 15:38

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động tự nhiên khác có tác động tiêu cực tới môi trường.

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa

Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Ô nhiễm không khí do công nghiệp

Ô nhiễm không khí do công nghiệp

+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

Thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng không khí đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sức khoẻ của con người? Biện pháp kỹ thuật:

+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.

Biện pháp quy hoạch:

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không khí

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các sản phẩm khử khuẩn, thanh lọc không khí để giúp cho bầu không khí trong gia đình luôn trong lành như máy làm sạch không khí Airocide– sáng chế bởi NASA. Loại máy lọc này sẽ giúp loại bỏ bụi, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, các chất hữu cơ bay hơi, các chất ô nhiễm không khí như CO, SO2, NOx để giúp con người luôn khoẻ mạnh và phóng tránh các bệnh về đường hô hấp trong thời ô nhiễm.

Bình luận (0)
Nguyễn Lan
Xem chi tiết
Ngô Đức Thắng
18 tháng 4 2017 lúc 20:06

Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể, với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên chất (1000 kg/m3). Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu, bao gồm một số loại huyết cầu khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Theo thể tích hồng cầu chiếm khoảng 45% số tế bào máu, huyết tương chiếm khoảng 54,3%, và bạch cầu khoảng 0,7%.

Huyết cầu

Các thành phần hữu hình gồm:

Hồng cầu: chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứahemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy. Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ. Huyết tương

Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm:

Albumin Các yếu tố đông máu Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody) Các hormone Các protein khác Các chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngoài ra còn có can xi, kali, phosphate.) Các chất thải khác của cơ thể.

Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc.

Ở người và các sinh vật sử dụng haemoglobin khác, máu được ôxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử ôxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch).

pH của máu

Độ pH của máu động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45), làm cho nó có tính kiềm nhẹ. pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là toan máu (thường do nhiễm toan) và pH trên 7,45 được gọi là kiềm máu (thường do nhiễm kiềm). pH máu cùng với các chỉ số áp lực riêng phần của carbonic (PaCO2), bicarbonate (HCO3-) và kiềm dư (base excess) là những chỉ số xét nghiệm khí máu có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi cân bằng toan-kiềm của cơ thể. Tỷ lệ thể tích máu so với cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý bệnh. Trẻ nhỏ có tỷ lệ này cao hơn người trưởng thành. Phụ nữa có thai tỷ lệ này cũng tăng hơn phụ nữ bình thường. Ở người trưởng thành phương Tây, thể tích máu trung bình vào khoảng 8 lít trong đó có 2,7 đến 3 lít huyết tương. Diện tích bề mặt của các hồng cầu (rất quan trọng trong trao đổi khí) lớn gấp 2 000 lần diện tích da cơ thể.

Chức năng của máu Hô hấp: Huyết sắc tố lấy oxi từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài. Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: Axít amin, axit béo, glucose từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể. Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết. Điều hòa hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác. Điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể. Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Sơ Đồ:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ vòng tuần hoàn máu ở người

Bình luận (0)
Mai Thị Kim Liên
10 tháng 5 2017 lúc 10:59

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

Hồng cầu vận chuyển oxi, cacbonic; bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể; tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Lê Thị Thùy Dung
22 tháng 12 2017 lúc 20:20

Máu : - các tế bào máu(45%)

+ Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm hai mặt, ko nhân ( kích thước nhẹ)

+ Bạch cầu: trong suốt,kích thước khá lớn, có nhân.

( bạch cầu ưa kiềm

bạch cầu trung tính

bạch cầu ưa axit

bạch cầu limpho

bạch cầu mono)

+tiểu cầu: mảnh của chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.

-huyết tương(55%):

+ nước

+ chất dinh dưỡng

+chất cần thiết

+ muối khoáng

+chất thải

Chức năng của máu là vận chuyển khí oxi và co2 các tế bào và trao đổi chất.

rõ hơn;

Vòng tuần hoàn nhỏ:

máu tâm nhĩ -> tâm thất phải -> động mạc phổi -> phổi -> tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái.

Vòng tuần hoàn lớn:

tâm nhĩ trái-> tâm thất trái->động mạch chủ->+phần trên cơ thể-> tĩnh mạch chủ trên -> tâm nhĩ phải.

+phần dưới cơ thể->tĩnh mạch chủ dưới->tâm nhĩ phải.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
20 tháng 4 2017 lúc 19:37

1. Tinh hoàn có chức năng gì ?

Tinh hoàn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nam hình bầu dục, đảm nhận chức năng tạo ra tinh trùng và tiết vào máu những hormon sinh dục nam.

4. Em hãy trình bày sự bài tiết nước tiểu.

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

5. Hoocmon là gì?

Hooc môn là 1 chất rất quan trọng do tuyến nội tiết tiết ra và được máu đưa đến các nơi mà nó cần pải tác động .

Giải thích các tính chất và vai trò của hoocmon.

Hooc môn rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và kiểm soát mọi hđ của cơ thể . Để lớn lên đứa trẻ cần pải có hooc môn tăng trưởng của tuyến yên , có issulin của tuyến tụy , có hoocmon của tuyến giáp .Để trường thành tuyến yên pải kích thích tinh hoàn ở nam giới và buồng nữ giới . Chất issulin cung cấp cho cơ thể vào các bữa ăn . Các hooc môn của tuyến giáp kiểm soát sự hô hấp của các tế bào và tạo ra thân nhiệt .Các tuyến thượng thận tác động vào áp lực động mạch (huyết áp) , nc và muối trog cơ thể . Các hooc môn của tuyến ức nằm trước tim bv cơ thể chống nhiễm khuẩn.

6. Đặc điểm nào chứng tỏ Đại não người tiến hóa hơn đãi não động vật?

Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
Bình luận (0)
Hàn Tuyết Nhi
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
21 tháng 4 2017 lúc 16:24

Tai - Mũi - Họng là một hệ thống thông thương với nhau nhằm đảm bảo cân bằng áp suất của không khí khi đi qua 1 trong 3 đường này . Họng (Hay còn gọi là hầu ) thông với tai giữa bằng 1 cái vòi , gọi là vòi nhĩ .Khi ta bị viêm họng , lâu ngày vi khuẩn sẽ di cư sang các vùng lân cận , đó chính là vòi nhĩ , vòi nhĩ sẽ dẫn lên tai giữa , và vi khuẩn bắt đầu hoạt động ở đó gây bệnh viêm tai giữa .

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 17:30

Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ

Bình luận (0)
Huong San
8 tháng 5 2018 lúc 13:22

Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ

Bình luận (0)
Nguyen Huy Hung
Xem chi tiết
Trương ly na
21 tháng 4 2017 lúc 19:59

Da ta khi bị ướt không thấm nước vì:

- Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt với nhau nên da không thấm nước.

- Trên da có tuyến tiết chất nhờn nên da luôn mềm mại.


Bình luận (0)
Phương Thảo
21 tháng 4 2017 lúc 20:02

2

Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau nên da không thấm nước.

Bình luận (0)
ngat pham
21 tháng 4 2017 lúc 21:53

tui chỉ giúp 2 câu thui nha

câu 2 do được cấu tạo bởi các sợi mô liên kết ben chặt với nhau và trên đã có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

cau4 trời nóng chóng khát vì trời nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt,cơ thể mất nhiều nước nên chóng khát và khi uống nhiều nước dẫn đến đi tiểu nhiều

trời lạnh chong đói vì khí trời mát đặc biệt vào mùa lạnh có thể cần nhều năng lượng để giữ nhiệt chất đồng thời tiêu tốn thức ăn nên chong doi

Bình luận (0)
Sakia Hachi
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Kim
9 tháng 11 2017 lúc 17:42

có mk nè bn

Bình luận (1)