Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 8 2016 lúc 8:31

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:33

- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
1 tháng 2 2024 lúc 3:05

Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."
- Bà rất yêu gia đình của mình:
- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.
+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.
+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 8 2023 lúc 17:18

Tham khảo!

Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:

- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."

- Bà rất yêu gia đình của mình:

 

- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.

+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.

+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. 

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 1:47

   Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2018 lúc 14:14

Trong số các nhân vật trong những tác phẩm truyện được học trong chương trình ngữ văn 9, em thích nhất nhân vật anh thanh niên (truyện ngắn Lặng lẽ Sa- Pa)

- Nhân vật có sức trẻ, là người yêu và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về công việc

- Anh thanh niên tự biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, khoa học

- Luôn kiên trì, bền bỉ với công việc khó khăn, gian khổ

- Là người đầy niềm say mê và trách nhiệm với công việc, luôn khiêm tốn

- Suy nghĩ về cuộc sống, về con người thật đẹp và sâu sắc

Tuyết Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 10 2018 lúc 4:32

- Ngọc bộc lộ đầy đủ bản chất tên Việt gian bán nước

   + Nuôi tham vọng thỏa mãn muốn địa vị, tiền bạc

   + Ngọc che giấu bản chất Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,

- Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản

- Thái bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian

- Cửu có sự nôn nóng, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 2 2019 lúc 3:26

a. Nét chung:

- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ (như Phương Định vốn là một cô học sinh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tự nguyện vào chiến trường tham gia một cách vô tư, hồn nhiên. Việc họ lấy hang đá làm nhà, coi cao điểm đầy bom đạn là chiến trường hàng ngày đối mặt với cái chết trong gang tấc đã nói lên tất cả. Nét chung này không chỉ có ở đây mà còn được nói đến ở nhiều tác phẩm khác như “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật, “khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ và truyện ngắn “mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu… Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu của những cô gái mở đường thời kháng chiến chống Mĩ.

- Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ ( dẫn chứng – sgk). Khi đồng đội gặp tai nạn thì khẩn trương cứu chữa và tận tình chăm sóc (câu chuyện Nho bị thương khi phá bom). Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái.

- Cùng là ba cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu: dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba đều chưa có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ (chi tiết trận mưa đá bất chợt đến và niềm vui trẻ trung của ba cô gái khi được “thưởng thức” những viên đá nhỏ.

b. Nét riêng:

- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, có “cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thương khiến Phương Định “muốn bế nó lên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ: “vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo” ; khi bị thương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xoè tay xin mấy viên đá mưa, nhưng khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi, Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu” … Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người.

- Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.

- Còn Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu”.Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. Có ai ngờ con người như thế lại sợ máu và vắt : “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”. Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào. Nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát.

⇒ Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống hơn và cũng đáng yêu hơn.