Những câu hỏi liên quan
Đặng Xuân Hồng
Xem chi tiết
Người Già
23 tháng 10 2023 lúc 11:47

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế, văn hóa và giáo dục ở Việt Nam với mục đích khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta. Chính sách kinh tế của Pháp tập trung vào việc khai thác tài nguyên như cao su, gỗ, than đá và khoáng sản khác. Họ cũng xây dựng hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt, để vận chuyển tài nguyên từ Việt Nam về Pháp.

Chính sách văn hóa của Pháp tập trung vào việc giáo dục và tiếp cận văn hóa phương Tây. Họ xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường học dành cho giới quý tộc và tầng lớp thượng lưu. Họ cũng giới thiệu văn hóa phương Tây, nhưng thường là những giá trị văn hóa của Pháp, chứ không phải của Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách của Pháp không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam. Thực tế, chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ người dân Việt Nam. Việc giáo dục chỉ dành cho một số ít người, trong khi đa số dân chúng vẫn bị mù chữ và không có cơ hội tiếp cận với giáo dục. Ngoài ra, chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự khai thác tàn bạo tài nguyên và lao động của Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại cho đất nước ta.

-> Chính sách của Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam, mà là để khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta.

Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
chuche
4 tháng 12 2021 lúc 18:53

C1:Tham Khảo:

 

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mit-xtri, Mit-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành những chính sách hiếu chiến, xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông...

Thư Phan
4 tháng 12 2021 lúc 18:54

Tham khảo

1. biểu hiện: - Kinh tế Nhật ngày càng phát triển mạnh. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

2. 

* Nguyên nhân khách quan:

- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

chuche
4 tháng 12 2021 lúc 18:55

C2:Tham Khảo:

 

+Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

+Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.

+Các nước Đông Nam Á thời bấy giờ còn đang ở chế độ phong kiến.

+Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
12 tháng 6 2021 lúc 22:18

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc, biểu hiện:

- Kinh tế Nhật ngày càng phát triển mạnh. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Thuộc địa của đế quốc Nhật cũng từ đó mà mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông... 

Tham Khảo 

 

Sun Trần
13 tháng 6 2021 lúc 10:31

Tham khảo 
 

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc, biểu hiện:

- Kinh tế Nhật ngày càng phát triển mạnh. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Thuộc địa của đế quốc Nhật cũng từ đó mà mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông... 


 

Harlequin Zousuke
19 tháng 6 2022 lúc 18:48

Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

Dùng hải quân đánh chiếm các đảo phía nam, dùng lục quân đổ bộ vào phần lục địa phía đông châu Á, cụ thể:

Tiến hành chiến tranh Trung - Nhật ( 1894 - 1895 ), buộc triều đình Mãn Thanh phải nhượng cho Nhật Bản đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, Liêu Đông, và 300 triệu lạng bạc bồi thường chiến phí.

Chiến tranh Nga - Nhật ( 1904 - 1905 ) buộc Nga Hoàng phải cắt cho Nhật phần đất phía nam đảo Xa-kha-lin và cảng Lữ Nhuận, nhượng cho Nhật kinh doanh đường sắt ở miền nam Mãn Châu và chiếm bán đảo Liêu Đông, Cao Ly ( Triều Tiên ) thuộc quyền kiểm soát của Nhật.

Nhật Bản tiến lên con đường đế quốc chủ nghĩa

Những thắng lợi về quân sự đã tạo điều kiện vật chất để nền công nghiệp Nhật Bản phát triển.

Công nghiệp nặng tăng nhanh chóng ( gang tăng 9 lần, thép hơn 212 lần, công nghiệp nhiệt điện, thủy điển phát triển... )

Các công ty độc quyền ra đời như Mitsui, Mitsubishi...

Giai cấp công nhân ra đời không ngừng đấu tranh chống tư sản.

Nhật Bản là nước đế quốc phong kiến quân phiệt

Đế quốc Nhật Bản vẫn duy trì sự chiếm hữu ruộng đất phong kiến.

Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là các võ sĩ, vẫn có ưu thế chính trị rất lớn.

Phát triển công nghiệp, quân sự, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 8 2019 lúc 16:05

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mit-xtri, Mit-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành những chính sách hiếu chiến, xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông...

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
11 tháng 4 2017 lúc 10:09

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Sen Phùng
28 tháng 4 2017 lúc 10:33

Em có thấy câu trả lời của mình và lược đồ ở trên có liên quan gì không?

Cô mong là em hãy thật sự đọc kĩ và hiểu câu hỏi rồi mới trả lời nhé, không trả lời một cách tùy tiện.

Chúc em học tốt!

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 9 2018 lúc 8:09

Đáp án C

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 17:12

Tham khảo

* Chính sách đối nội

- Ở Anh:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Pháp:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Đức:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Mỹ:

+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách đối ngoại

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".

+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

MPhat
Xem chi tiết
Bé Na đi lạc
16 tháng 12 2022 lúc 21:36

1. Chế độ phong kiến suy yếu, Trung Quốc giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn-> Trung Quốc trở thành đối tượng được chia sẻ của các nước đế quốc.

2. Hậu quả: 

+ Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm

+ Chính trị - xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước, người dân sống trong cảnh nghèo đói. Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên đã dẫn đến các phong trào đấu tranh diễn ra ở khắp các nước tư bản

+ Quan hệ quốc tế : Từ cách giải quyết của cuộc khủng hoảng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc làm chủ nghĩa phát xít hình thành và nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.

3. - Kinh tế: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ cho giao thông, liên lạc.

- Chính trị và xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buọc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.

- Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay trưng binh, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng

lương văn lươn
Xem chi tiết
Lương Đại
2 tháng 3 2022 lúc 15:06

Câu 1 :

a, 

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

b, Các chính sách văn hóa giáo dục không để khai hóa văn minh vì :

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, dùng người Việt trị người Việt.

+ Thực hiện chính sách ngu dân: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

sky12
2 tháng 3 2022 lúc 15:17

a,Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất

+ Bọn chủ đất mới áp dụng phương pháp bọc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào khai thác than và kim loại

+ Sản xuất xi măng,gạch ngói,điện nước,chế biến gỗ,xay xát gạo,giấy,diêm,rượu,đường,vải sợi,..

- Giao thông vận tải:

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải \(\rightarrow\)để bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

- Thương nghiệp và thị trường:

+ Độc quyền nắm giữ thị trường Việt Nam

+ Tiến hành đánh các thứ thuế mới,chồng lên thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới

b, Theo em, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp thực hiện ở nước ta không phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam.Bởi:

- Thông qua giáo dục chúng muốn biến nhân dân ta  thành tầng lớp nô dịch chỉ biết phục từng

- Qua việc mở trường lớp để tuyên truyền những thứ xấu xa,duy trì thói hư tật xấu đồng thời kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt,lạc hậu

- Dùng người Việt để đánh người Việt 

Sambao
9 tháng 5 lúc 9:42

Nhà Nguyễn ban hành bộ luật có tên là gì