Viết đoạn văn khoảng 100 chữ trình bày suy nghĩ của em về một đoạn thơ trong bài thơ quê hương.
Đừng chép mạng.
Từ nội dung đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai tròi của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người.
- Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta --> xây dựng tình yêu với quê hương --> tiền đề cho tình yêu nước.
- Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con người ( tạo môi trường cho chúng ta trưởng thành )
- Quê hương khơi dậy những ước mơ, dạy cho chúng ta cách mạnh mẽ đối diện với khó khăn --> tinh thần cống hiến cho cộng đồng xã hội
... ( bạn bổ sung thêm một vài ý nữa để tạo thành đoạn văn nhé )
Từ tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ quê hương, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê
hương đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em
bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy viết.
em hãy viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng trình bày suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc sống của mỗi con người
ko chép mạng!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Nói cách khác, quê hương có tác động rất lớn trong quá trình trưởng thành cả về nhân cách và trí tuệ của chúng ta. Ngoài ra quê hương tạo cho chúng ta những mối quan hệ tốt đẹp từ tấm bé và những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ. Khi chúng ta trưởng thành đến những miền đất thì quê hương vẫn sẽ là điểm tựa tinh thần cho chúng ta tìm về sau những lo toan mệt mỏi trong cuộc sống. Đồng thời quê hương cũng là mái ấm để ta trở về trong vòng tay của những người mình thương yêu. Vì vậy mỗi chúng ta phải học cách yêu quý và trân trọng quê hương của mình.
Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người . Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.
Từ bài thơ quê hương của đỗ trung quân hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương
1. Mở đoạn: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.
2. Thân đoạn:
- Giải thích:
Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên.
- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân
+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội
+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương
=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người
Viết đoạn văn 10 -12 câu trình bày suy nghĩcủaem về khổ cuối bài thơ quê hương
MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và khổ cuối bài thơ
TB: Phân tích khổ thơ:
‘’Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
=> Câu đầu bài thơ, nhà thơ đã gợi nên nỗi nhớ quê hương da diết, sâu nặng, luôn ghi nhớ trong lòng
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
=> Những dấu hiệu quen thuộc của làng chài ven biển: con thuyền, đàn cá và dòng nước. Điều này chứng tỏ tình yêu quê hương từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất của nhà thơ.
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
=> Tác giả luôn hình dung trong đầu hình ảnh quen thuộc của quê hương với con thuyền ra khơi. Hình ảnh con người lao động hăng say.
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
=> Phải là người tinh tế, có cách cách nhìn sâu sắc thì tác giả mới có thể cảm nhận được những dấu hiệu đặc biệt của quê hương. Quê hương với tác giả là mùi nồng mặn của nước biển, của từng mẻ cá
Nêu cảm nhận của em về cả đoạn thơ?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Giúp mk vs ạ, mk cảm ơn trc.
Từ nội dung của bài thơ Quê hương, hãy viết đoạn văn(15-20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về quê hương?
Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.
Đoạn văn tham khảo
Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.
Viết 1 đoạn văn ngắn( khoảng 15 - 20 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về người mẹ đc gọi từ bài thơ " Đâu rồi quang gióng ngày xưa " [ Làm ơn ko chép mạng ]
Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:
" ...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi..."
Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
Tham khảo:
Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?
Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.
Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.
Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.
Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước