Những câu hỏi liên quan
bảo hân
Xem chi tiết
Chuu
20 tháng 4 2022 lúc 19:34

tác giả muốn nói lên rằng: ở Cao Bằng đang có những con người đang vì dân vì nước mà ở đó bảo vệ Tổ Quốc

Bình luận (0)
Chelsea
20 tháng 4 2022 lúc 19:38

Tham khảo nhé !

Lưu ý : Trên mạng

Khổ thơ đầu như một trang nhật kí của du khách trên hành trình vượt núi băng đèo, lần đầu tiên đến thăm thú Cao Bằng. Đường đi quanh co hiểm trở, phải vượt qua bao con đèo, chỉ mới nghe nhắc đến tên đã thấy mệt, cảm thấy mỏi gối chồn chân:

“Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”

Các động từ và điệp ngữ dùng rất khéo: “qua đèo... lại vượt đèo... lại vượt đèo... thì ta tới...” diễn tả những cung đường, những con đèo trập trùng, thăm thẳm, cao vút mà ai đến Cao Bằng cũng phải vất vả trèo qua. Các địa danh nhà thơ nhắc đến như đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc có giá trị gợi tả cảnh quan hùng vĩ của Cao Bằng - một mảnh hồn thiêng của Tổ quốc Việt Nam.

Địa thế Cao Bằng tuy “thật cao” nhưng rất lạ “rồi dần bằng bằng xuống”, đúng như cái tên của nó. Cao Bằng có nhiều đặc sản, tiêu biểu nhất là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Chữ “đón” và chữ “dịu dàng” mang hàm nghĩa ca ngợi đồng bào Cao Bằng rất mến khách, hiếu khách.

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất của bài thơ “Cao Bằng”:

“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”

Chị, em, ông, bà... đại diện cho con người Cao Bằng. Các tính từ: “rất thương”, “rất thảo”, các so sánh: “lành như hạt gạo”, “hiền như suối trong” đã nói lên thật hay bao đức tính tốt đẹp, bao phẩm chất quý báu của đồng bào Cao Bằng: giàu tình thương, mộc mạc, giản dị, hiền lành, trung hậu, trong sáng... Nghệ thuật so sánh rất sáng tạo và độc đáo. Vần thơ của Trúc Thông làm ta nhớ đến hang Pác Bó, (nơi Bác Hồ sống và hoạt động bí mật 1941 ) nhớ đến anh Kim Đồng, nhớ đến khu rừng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ xuất phát.

Núi non Cao Bằng mênh mông, hùng vĩ, điệp trùng “đo làm sao cho hết” cũng như chí khí, lòng yêu nước của con người Cao Bằng. Trúc Thông có một cách nói, một cách viết rất gợi cảm:

“Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng”

Như nước đầu nguồn có bao giờ vơi cạn; nước suối vẫn trong suốt, vẫn rì rào quanh năm cũng như tình yêu quê hương đất nước của con người Cao Bằng vừa “lặng thầm”, tiềm tàng, vừa bao la.

Khổ cuối khẳng định tầm vóc lịch sử lớn lao của Cao Bằng, đó là phên giậu của đất nước, là dải biên cương của Tổ quốc thân yêu mà dân tộc ta, đồng bào Cao Bằng “phải giữ lấy”. Giọng thơ cất lên thiết tha, tự hào:

“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương...”

Đọc bài thơ ngũ ngôn của Trúc Thông, ta tưởng như được thăm thú “nước non Cao Bằng”. Cao Bằng trong ca dao có “gạo trắng nước trong” còn Cao Bằng trong thơ Trúc Thông có mận ngọt, có cảnh quan hùng vĩ, là dải dài biên cương của Tổ quốc. Con người Cao Bằng tốt đẹp, giàu lòng yêu nước được Trúc Thông dành những lời thơ đẹp nhất ngợi ca.

Cao Bằng tuy ở xa, đường đến Cao Bằng tuy hiểm trở, nhưng Cao Bằng rất gần chúng ta, gắn bó yêu thương với tâm hồn chúng ta. Ý vị của bài thơ “Cao Bằng” là ở sự khơi gợi ấy

Bình luận (4)
trần mạnh nguyên
Xem chi tiết

 là ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc. là ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Huy
28 tháng 5 lúc 22:37

Trả lời nhanh câu hỏi này

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 10 2019 lúc 17:25

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Xem chi tiết
Anh Thư
19 tháng 4 2020 lúc 21:15

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.

# hok tot #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
19 tháng 4 2020 lúc 21:17

Trả lời:

Tác giả muốn nói --Cao Bằng ở một vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy một dải dài biên cương.
                         -- lên lòng, mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo. Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

                                                            ~Học tốt!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hồng Dương Văn
Xem chi tiết
HS - Anh Pham Quang Dieu
30 tháng 3 2022 lúc 20:01

Tham khảo:

Có lẽ những câu thơ hay nhất là những câu thơ nói về tình yêu quê hương. Tình yêu ấy được sinh ra trong mỗi chúng ta khi còn nằm trong nỗi nghe những lời nồng nàn của mẹ. Lớn lên hình ảnh quê hương được thu vào tầm mắt, và tình yêu trỗi dậy trong lòng.Đất nước đã đi vào những trang thơ như tình yêu đi vào lòng ta vậy.

Bình luận (0)
Lê Tiên Nhi
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 9:55

Tác giả muốn nói chỉ cần chung tay thì đất nước sẽ một màu xanh của cây cối dù mọi người chỉ góp một ít sức, qua khổ thơ cuối.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Ngân
Xem chi tiết
Long Sơn
14 tháng 2 2022 lúc 20:26

Khu vườn hoang lặng im/Bỗng râm ran khắp lối.

Bình luận (0)
Dark_Hole
14 tháng 2 2022 lúc 20:26

Ông lành như hạt gạo/Bà hiền như suối trong. Lại lặng thầm trong suốt/Như suối khuất rì rào. Khu vườn hoang lặng im/Bỗng râm ran khắp lối. Vì ta mà giữ lấy/Một dải dài biên cương.

Bình luận (0)
Ran Mori
14 tháng 2 2022 lúc 20:30

Khu vườn hoang lặng im/Bỗng râm ran khắp lối.

Bình luận (0)
ĐÀO NGỌC KHÁNH
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 12 2021 lúc 10:34

BPTT: so sánh

Em tham khảo:

Tác giả muốn nói: 

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Tình cảm yêu mến, tự hào về những điều ông cha để lại.
Bình luận (0)