Nêu một vài nét về Trương Định và Những cuộc khởi nghĩa của ông?
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Trương Định? Nét đặc sắc của khởi nghĩa Trương Định?
*Diễn biến, kết quả:
-Được nhân dân tôn làm Bình Tây nguyên soái, Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.
-Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa(Gò Công). Sau 3 ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút lui rồi về căn cứ ở Tây Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết(20/8/1864).
-Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp vớ người Campuchia chống Pháp. Bộ phận còn lại cia thành các nhóm nhỏ, tỏa ra xây dựng các căn cứ khác.
*Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình vẫn tập trung nhân dân đánh Pháp vì điều đó đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình, chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại.
hãy nêu vài nét về lê lợi và nguyễn trãi
trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn và phong trào tây sơn
REFER
Nguyên nhân thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam SơnCuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:
– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi đưa ra những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Chỉ huy biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
– Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ hết lòng. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già, trẻ, nam nữ. Các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là nguyên nhân đầu tiên: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam SơnThắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
AAi là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê? hãy tóm tắt vài nét về ông?
Tham khảo
-Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê
-Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
-Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.
-
Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.
Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...
Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.
Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.
Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)
- Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, chiếm được Cổ Loa, buộc thái thú Tô Định phải trốn về Trung Quốc. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
- Ý nghĩa
+ Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
+ Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.
Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)
- Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, chiếm được Cổ Loa, buộc thái thú Tô Định phải trốn về Trung Quốc. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
- Ý nghĩa
+ Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
+ Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.
Nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.
Tham khảo:
Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.
+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.
+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.
Ai là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Hãy tóm tắt vài nét vê ông?
Tham khảo:
-Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê
-Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
-Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.
-
Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.
Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...
Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.
Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.
Phan Đình Phùng
Quê ở Hà Tĩnh, trong một gia đình tri thức.
Cụ đã đỗ cử nhân, bình nguyên, tiến sĩ
Làm việc trong triều đình một thời gian rồi bị cách chức
Ông đã chiêu mộ binh sĩ, khởi nghĩa Hương Khê cũng do ông lãnh đạo.
Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941).
*Xây dựng lực lượng:
- Xây dựng lực lượng chính trị:
+ Vận động quần chúng tham gia Việt Minh.
+ Vận động binh lính Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương tham gia đấu tranh chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Những đội du kích Bắc Sơn thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I, phát động chiến tranh du kích.
+ Tháng 9 - 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.
- Xây dựng căn cứ địa: Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai và tỉnh Cao Bằng là hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng.
* Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
- Tại các căn cứ địa cách mạng, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra khẩn trương.
- Cứu quốc quân hoạt động mạnh, tháng 2 - 1944, Trung đội Cứu quốc quân III ra đời.
- Ban Việt Minh liên tỉnh lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến”.
- Tháng 8 - 1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
- Ngày 22 - 2 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
- Căn cứ Cao - Bắc - Lạng được củng cố và mở rộng.
Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa?
em tham khảo:
Diễn biến:
* Giai đoạn 1 (1884 → 1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893 → 1892
- Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
- Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại
- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân
Tham khảo
Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.