Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 8 2018 lúc 9:46

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
vertuismine
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 7 2021 lúc 10:03

Từ ''bẽ bàng'' diễn tả tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Kiều trước lầu Ngưng Bích. Kiều cảm thấy vậy vì Kiều nhớ Kim Trọng- mối tình đầu và lời thề nguyện đêm trăng, nỗi nhớ cha mẹ già không ai chăm sóc. Tâm trạng này được tác giả miêu tả ở 6 câu thơ đầu của đoạn trích (6 câu thơ em tự chép nhé vì có trong SGK rồi)

Bình luận (0)
Light Sunset
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
14 tháng 3 2022 lúc 22:44

tách nhỏ ra

Bình luận (1)
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 22:48

rồi xác định để cô lan ra tay ròi

Bình luận (4)
kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 5:39

tách ra ;))

Bình luận (0)
minh minh
Xem chi tiết
Hunter
Xem chi tiết
Trần Đình Hoàng Quân
1 tháng 8 2023 lúc 15:55

Bình luận (0)
Trần Đình Hoàng Quân
1 tháng 8 2023 lúc 15:55

đúng ko bạngianroi

 

Bình luận (2)
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 7:04

THAM KHẢO
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều”– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc “Thúy Kiều”còn rất thành công về nghệ thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và hợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là mười hai câu thơ trên đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn.
          "Tan nát cõi lòng Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
            Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng".
Tính từ “bẽ bàng” gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều khi nghĩ đến thân phận và duyên phận của mình. Có lẽ, nàng cảm thấy xấu hổ là vì bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh, còn nàng cảm thấy tủi thẹn là vì cảm thấy không còn xứng đáng với tình cảm mà Kim Trọng mong chờ. Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nên vòng tuần hoàn thời gian khép kín và ẩn sau đó là sự cô đơn, đơn điệu, nhàm chán khi mà ở đó Kiều chỉ có một thân một mình đối diện với chính mình, sớm thì làm bạn với mây, tối thì lại chỉ biết trò chuyện với bóng đèn. Vì thế tâm trạng của Kiều mới chia đôi thành hai ngả: “nửa tình – nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào khỏa lấp đi tâm trạng “bẽ bàng” của nàng.
Kiều nhớ đến Kim Trọng:
    “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
     Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. “chén đồng”là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc:
   “Vầng trăng vằng vặc giữa trời
   Đinh linh hai miệng một lời song song”
Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng đau đớn hình dung là cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu:
   “Bên trời góc bể bơ vơ
   Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. câu thơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu “tấm son”là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người.
Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng”thì nhớ tới cha mẹ nàng “xót”.
   “Xót người tựa cửa hôm mai,
   Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
    Sân Lai cách mấy nắng mưa,
   Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh ” và điển cố “sân lai””gốc tử”đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
 

Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật, lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu”và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ.

Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình – chữ hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu.
   “Giữ vàng giữ ngọc cho hay
    Cho đành lòng kẻ chân mây với trời”
Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám câu thơ trên nói riêng Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bình luận (0)
minh minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 22:28

Em tham khảo:

Thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều "của quý". Nhờ có thiên nhiên mà đất nước chúng ta mới phát triển được như ngày hôm nay. Vậy thiên nhiên là gì và thiên nhiên có vai trò quan trọng như thế nào khiến chúng ta có thể khẳng định một cách dõng dạc đến như vậy? Tôi cũng chẳng biết giải thích thiên nhiên là gì chỉ biết đó chính là đất, là nước, là rừng, là tài nguyên quý báu. Hơn thế nữa, thiên nhiên có vai trò hết sức đặc biệt trong cuộc sống của con người. Trước hết, nó cung cấp nước, nuôi sống con người. Thử hỏi xem, nếu không có nguồn nước, làm sao chúng ta có thể sinh sống, làm sao cuộc sống của chúng ta mới đầy đủ và ấm no. Gỉa sử như nếu không có nước, thì hành tinh này sẽ chẳng bao giờ có sự sống. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn cho chúng ta đất để nuôi trồng, để xây dựng nhà cửa,... một cách vô điều kiện. Mỗi năm, các công ti xí nghiệp thi hành biết bao nhiêu công trình để nâng cao tiềm lực của đất nước cũng như thay đổi màu áo mới cho nước nhà. Nếu không có đất, chúng ta sẽ chẳng có nhà cao thậm chí cũng không có thức ăn. Kể làm sao cho hết được vai trò to lớn của thiên nhiên. Ấy thế mà, cạnh bên những người biết gìn giữ sắc đẹp của thiên nhiên, vẫn còn một số bộ phận hằng ngày hằng giờ làm trái pháp luật, hủy hoại thiên nhiên. Như phá rừng, chặt phá cây bừa bãi để khai thác gỗ, làm ruộng, hay sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Thật là đáng bị chỉ trích và lên án. Việc làm đó đòi hỏi các nhà chức trách phải mạnh tay hơn nữa, phải tiến hành những biện pháp mang tính răn đe, xử lí kịp thời. Thật vậy, thiên nhiên chính là vàng, là bạc của chúng ta. Mỗi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. 

Bình luận (0)
Rikka
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 16:39

Từ láy: bơ vơ

Bút pháp nghệ thuật: độc thoại nội tâm.

Nghệ thuật độc thoại nội tâm là những lời nói, suy nghĩ mà nhân vật tự nói với chính mình. Giúp bộc lộ, diễn tả tinh tế nội tâm, tâm trạng của nhân vật.

Bình luận (0)
minh nguyet
10 tháng 10 2021 lúc 16:42

Từ láy: bơ vơ

- Thành ngữ: "nguyệt chén đồng", "rày trông mai chờ".

- Nghệ thuật: ẩn dụ (Tấm son)

Em tham khảo:

Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn, kép khi tách đôi chúng ra, nó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa. Nó là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

Biện pháp ẩn dụ là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
9 tháng 4 2021 lúc 21:59

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập một)

a, Đoạn trích trên viết về tâm trạng nhân vật : Thuý Kiều . Nhân vật ấy đang ở trong hoàn cảnh đau khổ, xót xa cho số phận của mình, bị hãm hại hết lần này tới lần khác vì vẻ đẹp và tính nết hiền dịu

b, Từ “người” trong dòng thơ thứ nhất thuộc : Danh từ

Xác định đối tượng được nói đến của từ “người” trong mỗi dòng thơ:

- dòng 1 chỉ Kim Trọng - mối tình đầu của Thuý kiều.

c, Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ “tưởng” để miêu tả tâm trạng nhân vật.

- Bộc lộ nỗi nhớ , tình yêu thương của Thuý Kiều đối với Kim Trọng , một mối tình tự do giữa đôi lứa "Người quốc sắc, kẻ thiên tài"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
17 tháng 5 2021 lúc 23:30

a.     Đoạn trích trên viết về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

      Hoàn cảnh của nhân vật: Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Ở đây, Kiều rất đau khổ, xót xa cho thân phận mình và nhớ thương cha mẹ, người yêu.

b.    Từ “người” ở dòng thơ thứ nhất thuộc từ loại danh từ.

- “Người”: chỉ Kim Trọng

c. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”. 

- “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

- Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:13

Đoạn trích trên viết về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

      Hoàn cảnh của nhân vật: Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Ở đây, Kiều rất đau khổ, xót xa cho thân phận mình và nhớ thương cha mẹ, người yêu.

b.    Từ “người” ở dòng thơ thứ nhất thuộc từ loại danh từ.

- “Người”: chỉ Kim Trọng

c. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”. 

- “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

- Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 5 2021 lúc 19:43

Tham khảo nha em:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

 

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.

Sáu câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian và thời gian:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng"

Khung cảnh thiên nhiên được nhìn dưới con mắt của Thúy Kiều. Lầu Ngưng Bích, nơi giam lỏng nàng chính là nơi khóa tuổi xuân của Kiều lại. Hai chữ "khóa xuân" mà Nguyễn Du dành cho Kiều sao mà đớn đau, buồn bã đến thế! Một mình nơi lầu Ngưng Bích bao la, rộng lớn, Kiều chỉ có đám mây cùng với ngọn đèn bầu bạn. Nghệ thuật đối lập: "non xa" - "trăng gần" gợi một không gian rợn ngợp, không một bóng người, chỉ có mình Kiều với nỗi cô đơn, trống trải. Những cồn cát vàng gối đầu lên nhau, những bụi hồng ở xa kia dù biết Kiều đang chơi vơi, trơ trọi nhưng cũng không thể nào đến gần, bầu bạn với nàng được. Trước khung cảnh đượm buồn của buổi chiều tà, Kiều cảm thấy lòng mình như chia đôi, diễn tả nỗi chua xót, đau đớn của Kiều trong một vòng tuần hoàn khép kín của "mây sớm đèn khuya". Ngày nào cũng như vậy, vẫn những cảnh vật đó không hề thay đổi, chỉ có lòng người ngày càng buồn hơn.

Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, Kiều càng thấy nhớ người yêu:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Nhớ người yêu, Kiều nhớ đến khi nàng cùng Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Ấy vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là quá khứ. Nàng không thể ở bên người mình yêu, cũng không thể cùng chàng thực hiện lời nguyện ước. Ở bên ngoài kia, Kim Trọng vẫn luôn chờ đợi nàng, chàng đâu hề hay biết lời hứa năm nào đã tan thành mây khói, mà vẫn ngóng trông tin tức về Thúy Kiều. Càng thương Kim Trọng, Kiều càng đau xót cho thân phận của chính mình, bởi lẽ tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng giờ không thể nào gột rửa được:

"Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Sau khi nhớ người yêu, nàng nhớ tới cha mẹ của mình:

"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Ở đây, người đọc có thể cảm thấy một điều vô lí, rằng tại sao Kiều lại nhớ đến người yêu trước khi nhớ về cha mẹ của nàng? Ta có thể hiểu được khi Kiều phải bán mình chuộc cha, hy sinh chữ "Tình" để làm tròn chữ "Hiếu" thì hẳn là ở đây, Kim Trọng là người đau đớn hơn cả. Do đó, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước tiên, là áy náy, cảm thấy có lỗi đối với chàng. Khi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du cho Kiều được thể hiện sự đau xót của nàng "Xót người tựa cửa hôm mai". Kiều đau đớn bởi vì nàng không thể phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già. Ở nơi quê nhà, không biết đã có ai thay Kiều quạt cho cha mẹ những khi trời nóng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau hay chưa? Một loạt thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa" cùng điển cổ "Sân Lai", "gốc tử" cho thấy tài năng tuyệt vời của tác giả.

Sau khi nhớ tới người thân, Kiều nghĩ về thân phận của mình. Tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên mang âm hưởng trầm buồn:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

Điệp từ "buồn trông" được lặp lại bốn lần ở các câu thơ sáu chữ như trở thành điệp khúc, diễn tả nỗi buồn như đang dâng lên thành từng đợt, tạo thành con sóng lòng của Kiều. Nàng nhìn ra cửa bể, thấy thấp thoáng một bóng người bên cánh buồm của họ. Bóng người cô độc giữa non sông rộng lớn giống như sự đơn côi một mình của Kiều nơi lầu Ngưng Bích này. Chỉ có điều, nếu Kiều phải ở mãi nơi đây một mình, chưa biết ngày mai, thì người ngư dân đó đang bận rộn trở về đoàn tụ với gia đình sau một ngày làm việc vất vả. Hướng tầm mắt lại gần, Kiều trông thấy những cánh hoa đang trôi dạt, như là lênh đênh, là vô định trước cuộc đời. Những cánh hoa kia y hệt như cuộc đời của Kiều vậy. Cảnh vật cũng như buồn hơn dưới con mắt của Kiều, nàng nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng những sự vật đơn độc, lẻ loi...

Hai câu thơ cuối là tâm trạng hoang mang, lo lắng, là khi những đợt sóng lòng của nàng trở nên dữ dội hơn:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Âm thanh của tiếng sóng dồn đến như cơn bão táp của nội tâm, là cực điểm cảm xúc trong lòng Kiều. Kiều sẽ phải làm gì với cuộc đời phía trước đây? Tám câu thơ cuối quả thực là tám câu thơ rất hay, mở ra một bức tranh thiên nhiên đối sóng với tâm trạng của Kiều, qua đó thấy được tài năng tả cảnh cũng như miêu tả tâm lí của nhà thơ.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" với đoạn mở đầu là bức tranh thiên nhiên, kế đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc lại bằng một bức tranh thiên nhiên. Điệp khúc vòng cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

Bình luận (1)