Hãy thuyết minh 1 danh lam thắng cảnh ở Bắc Ninh !
Làm hộ mik với ạ TT!
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê em( Tây Ninh)
Bạn nào ở tây ninh hộ mình dàn bài với
Tham khảo !!!
Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngon núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”. Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động…cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen. Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn. Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích. Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo. Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể. Khi nói đến núi Bà Đen ngườ ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang. Điện Bà – thờ Bà Đen- Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương…được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết). Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà. Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ. Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật. Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997. Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kỳ. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng. Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen. Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.
Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngon núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. trong đó, hệ thống,điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”. Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động…cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen. Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hiện nay, hàng năm thu hút hơn nữa triệu lượt người khắp nơi trong nước đến chiêm bái và du ngoạn. Từ năm 1983, con đường từ thị xã Tây Ninh đến núi dài 11km đã được trải nhựa với hệ thống điện lưới quốc gia đã nối mạng đến núi. Các cơ sở hạ tầng tại khu di tích được xây dựng hoàn chỉnh. Một bia đài tưởng niệm và vườn hoa được xây dựng. Con đường từ chân núi đến chùa Bà, chùa Hang được nâng cấp mở rộng, cùng với hệ thống nhà trạm dừng chân cho khách hành hương. Đặc biệt, hệ thống cáp treo đưa khách từ chân núi lên chùa Bà được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 1998. Với nhiều dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi tới các di tích, hang động trong toàn bộ quần thể di tích. Khu vực Suối Vàng nằm ở phía Tây núi Phụng với hồ Chầm, sân quần ngựa và đền thờ Quan lớn Trà Vong, cùng với đường ô tô được mở rộng lên lưng chừng núi Phụng, xưa có những ngôi chùa cổ, tạo cho vùng Suối Vàng Ma thiên lãnh thành trung tâm văn hóa độc đáo. Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể. Khi nói đến núi Bà Đen ngườ ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang. Điện Bà – thờ Bà Đen- Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương…được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết). Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan. Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi - Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà. Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch 2/12/2017 Hỏi đáp môn Ngữ văn | Học trực tuyến https://hoc24.vn/ngu-van/hoi-dap/ 8/16 chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ. Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật. Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997. Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kỳ. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng. Từ năm 1983, tỉnh Tây Ninh thành lập Ban Tổ chức Hội xuân Núi Bà hàng năm và Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen. Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này. Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
Núi Bà Đen là thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh . Đây là ngọn núi cao nhất Nam bộ, 986 m, có mây phủ ngọn quanh năm nên núi có tên chữ là Vân Sơn. Bên cạnh tên núi Một, người ta còn gọi là núi Điện Bà, theo huyền thoại: Xưa kia cô Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng đẹp lộng lẫy, do tình duyên trắc trở, bỏ lên núi và bị bọn cướp giết chết, xác khô đen. Một tương truyền khác, vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, dân chúng lầm than. |
Lúc ấy có thanh niên Lê Sĩ Triệt, quê ở Quang Hóa, nay là Trảng Bàng (Tây Ninh) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị đánh đập, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Ít lâu sau, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể khô đen của cô được đem về mai táng, phụng thờ. Vì sự linh thiêng của cô, người ta gọi cô là Bà Đen, cùng tụ họp trên núi chiêm bái và cầu nguyện xin cô phù hộ độ trì. Từ đó, nhà chùa cho lập đền thờ để nhân dân tiện cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân - lễ Thượng ngươn, còn gọi là Hội xuân núi Bà - đã trở thành tập tục tâm linh quen thuộc từ đây. |
Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (hoặc một di tích lịch sử) ở địa phương em
của huyện bắc mê tỉnh hà giang với ạ
Mik đang cần 1 bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh nổi tiếng tự làm và không lấy ở trên mạng, bn nào tính thi chuyên văn thì làm giúp mik với.
Giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh ở quê hương Ninh Bình ( mik đang cần gấp ạ)
Ninh Bình là tỉnh ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm say lòng du khách thập phương. Trong đó, không thể không nhắc đến khu "Tam Cốc-Bích Động". Đây là danh thắng được ngợi ca là "Nam thiên đệ nhị động" (tức Động đẹp thứ nhì trời Nam)
Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Hải, cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách quốc lộ 1A 2km, cách thủ đô Hà Nội 100km về phía Nam, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía Nam. Nơi đây có diện tích 350,3 ha. Thiên nhiên Tam Cốc-Bích Động được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" là điểm du lịch nổi tiếng cho những du khách muốn tẩy sạch bụi trần.
Cái thú là ta đến với Tam Cốc bằng thuyền con. Tam cốc gồm 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang nào cũng lung linh huyền ảo sắc màu với hàng nghìn nhũ đá và bao huyền tích. . Cảnh rồng cuộn hổ quỳ, cảnh tiên nga tắm mát, cảnh tiều phu gánh củi, cảnh ngư ông râu tóc bạc phơ ngồi ở trên thạch bàn câu cá, cảnh đàn công vũ hội,... thấp thoáng ẩn hiện trên vòm hang vách động, như dẫn hồn du khách vào chốn Bồng Lai. Sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vào vách hang lúc nghe rì rào, róc rách, lao xao hòa cùng tiếng gió thì thầm thì thào như tiếng thần Núi từ cõi linh thiêng ngàn xưa vọng về.
Hang Cả là hang đẹp nhất của Tam Cốc, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m. Tràn hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao nên vào mùa lũ nước hầu như koong lên tới trần hang ít có sự bào mòn các nhũ đá. Bởi vậy, trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại. Về mùa hè không khí trong hang mát lạnh, ai cũng cảm thấy khoan khoái, thư thái tâm hồn.
Hang Hai còn được gọi là hang Giữa, hang Trung dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao khoảng 3,5m có nhiều nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba còn được gọi là hang Bé có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m phía trong hơi loe ra rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là cảnh sông, suối, rừng, núi.
Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2km có nghĩa là "động xanh". Xanh trời, xanh ruộng, xanh suối, xanh núi, xanh hang, xanh động mênh mông. Đây là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của Nguyễn du đặt cho động năm 1773, chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được xây dựng đầu đời nhà Hậu Lê. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa và động Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kì thú của hang động, núi non với sự tài hoa khéo léo của con người... Các kiến trúc ở đây chủ yếu dựa vào vách đá tạo thành một khối thống nhất vững chắc. Toàn cảnh chùa được bố cục theo kiểu "tam tòa" phía dưới là chùa Hạ, tiếp đến là chùa Trung, trên cùng là chùa Thượng. Bên cạnh đó người xưa đã lợi dụng hang tối để đặt tượng phật và những vách đá để dựng những ngọn tháp khiến vẻ linh thiêng cổ kính của ngôi chùa được tăng thêm nhiều phần.
Các chùa ở Bích Động có nhiều mộ tháp bàn đá nhấp nhô trong vườn chùa, có nhiều tượng phất rất cổ kính quý giá. Vườn chùa xanh um cây ăn trái, hàng trăm loài hoa đẹp đua sắc khoe hương quanh năm. Bích Động có năm ngọn núi bao quanh, chầu về gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Chỉ một tiếng chuông chùa ngân lên tức thì có năm tiếng chuông từ vách núi Ngũ Nhạc Sơn vọng lại nghe thật êm ái, du dương..
Tóm lại, giữa sông nước mênh mông của núi non hùng vĩ ở Tam Cốc-Bích Động con người như bé nhỏ lại. Tới đây, mỗi du khách như được hòa mình vào thiên nhiên tận hưởng không khí trong lành, tâm hồn được thư thái. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh, Tam Cốc-Bích Động còn là một điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình sẵn sàng chào đón du khách thập phương!
Em hãy thuyết minh ngắn gọn về 1 danh làm thắng cảnh của quê hương em. (mình ở Đắk Lắk ạ)
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.
Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.
Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…
Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực.
Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.
Mình ghi hơi dài,bạn chia ra thành đoạn nhỏ theo ý bạn rồi ghi nhé!! :))))))
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hải Phòng( không làm Đồ Sơn, CÁt BÀ, Núi Voi giúp em ạ) em cảm ơn trước
“Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng”
Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn - miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.
Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc. Không chỉ vậy Đồ Sơn còn là quê cũ của người Kinh Tam Đảo, vào giữa thế kỉ XVI-XVII, hơn trăm người dân ở Đồ Sơn đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ngày nay thuộc thị xã Đông Hưng (Quảng Tây), nằm trong địa phận quản lí của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung - Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km. Tuy đã trải qua hơn 500 năm hòa nhập với nền văn hóa địa phương nhưng người Kinh Tam Đảo vẫn nói bằng tiếng Việt cổ và duy trì một số tập tính của người Việt.
Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài. Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền. Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm. Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu. Ngoài ra nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.
Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.
Tham khảo nha em:
Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước. Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác. Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/ Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách. Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng. Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.toàn chỗ nổi tiếng mà ko đc tả chì cũng chịu luôn
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
Ko copy mạng giúp mik vs ạ, cảm ơn
Tham khảo:
I, MỞ BÀI
- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.
Ví dụ:
Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.
Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?
- Nguồn gốc:
+ Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay. + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.
* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?
=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.
- Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật. - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”. - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”. - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc. - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ. - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ. - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?
- Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam. - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà. - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này. - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?
- Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ. - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.III, KẾT BÀI
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.
1. Mở bài
– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.
2. Thân bài
a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm
– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.
– Hồ có nhiều tên gọi:
+ Hồ Tả Vọng
+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)
+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).
b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm
– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.
– Có rùa quý sông trong hồ.
– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.
c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.
Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:
– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).
+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).
+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).
– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,
– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…
– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.
3. Kết bài
– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.
Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm.
Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay "Hồ Hoàn Kiếm" ngày nay thay cho tên "Hồ Lục Thủy" ngày xưa. Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.
Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội. Với diện tích 12 ha, nước hồ quanh năm xanh ngắt. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ... với các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch như: Tràng Thi, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu... Đến thăm Hồ Gươm, không thể không thấy hình ảnh tượng trưng của nó. Đó là tháp Rùa. Tháp Rùa được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn. Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê.... Hồ Gươm đã cùng với thời gian trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Cũng bởi giá trị lịch sử của nó đối với Hà Nội và cả đất nước Việt Nam, mà Hồ Gươm đã trở thành điểm đến của biết bao du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô. Không ai có thể phủ nhận giá trị kiến trúc cũng như giá trị lịch sử của Hồ Gươm.
Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỉ, một chứng nhân lịch sử quan trọng của người dân Hà Nội. Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kỳ một địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Hà Nội. Nằm ở trung tâm Hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiến cho Hồ Gươm càng trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này. Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lí do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung quanh Hồ Gươm thường rất đông người. Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lí tưởng của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.
Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm - một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.
Phương pháp thuyết minh về cách làm 1 danh lam thắng cảnh
Mở bài
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh:
Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng. Trong đó, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của du khác trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.
Thân bài
Luận điểm 1: Vị trí địa lý
– Tam Cốc – Bích Động có tổng diện tích lên đến 350.3 ha, cách thành phố Ninh Bình 7km.
– Tam Cốc – Bích Động nổi tiếng với hệ thống các hang động núi đá vôi tuyệt đẹp. Ngoài ra, nơi đây còn có các di tích lịch sử liên quan đến một triều đại lớn của nước ta – triều đại nhà Trần.
Luận điểm 2: Kết cấu
– Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động gồm 2 phần chính: Tam Cốc và Bích Động
– Tam Cốc: có nghĩa là “ba hang” gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả 3 hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng chảy xuyên qua núi.
+ Hang Cả có chiều dài lên đến 127m. Cửa hang Cả rộng mở, đâm xuyên qua một quả núi lớn. Khí hậu trong hang khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống.
+ Hang Hai nằm cách hang Cả gần 1km, dài 60m với nhiều nhũ đá đẹp mắt.
+ Hang Ba tuy nhỏ hơn hang cả và hang Hai nhưng có cấu tạo không kém phần đặc biệt với hai hang trước đó.
+ Bên cạnh còn có các công trình kiến trúc khác: Đền Thái Vi và Động Thiên Hương.
– Khu Bích Động – Xuyên Thủy Động: nằm cách bến Tam Cốc 2km, có nghĩa là “động xanh”. Cái tên này do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773.
+ Bích Động gồm 1 hang động khô ngự trên lưng chừng núi. Trên đó có công trình kiến trúc nổi tiếng của Phật giáo – chùa Bích Động. Bên cạnh là một hang động nước chảy xuyên qua lòng núi nên được gọi là Xuyên Thủy động.
+ Xuyên Thủy động là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt của thiên nhiên. Kết cấu của Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá và uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Trần và vách động thường bằng phẳng. Mái vòm được tạo bởi những phiến đá lớn với muôn hình vạn trạng.
Luận điểm 3: Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh
– Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An. Khu du lịch đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới.
– Tam Cốc – Bích Động luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước. Những cảnh quan tuyệt đẹp và sự thanh bình, không khí trong lành, tươi mát, tràn đầy linh khí đã tạo nên sức hấp dẫn đó. Nơi dây không chỉ mang giá trị văn hóa, lịch sử mà còn mang lại những giá trị về kinh tế cho đất nước.
Kết bài
– Không thể phủ nhận, Tam Cốc – Bích Động chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
– Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên – truyền thống này của dân tộc.
Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.
Một ngày giữa tháng hai, tránh xa mọi bon chen giữa đất sài gòn ồn ào náo nhiệt, nó tìm về miền đất thanh bình ,vùng quê nhà Dĩ An, đất Bình Dương thân yêu của nó. Bình Dương không chỉ nổi tiếng về cây trái Lái Thêu, gốm Minh Long, hay làng tre Phú An, về đây bạn như được hòa mình vào khung cảnh u nhã, thoát phàm, thấy hồn mình lâng lâng, như trút bỏ mọi phiền não của kiếp nhân sinh.trở vê với cuộc sống thanh bình
toàn cảnh chùa Châu Thới từ xa
chùa nằm ở vị trí đắc địa , cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, co rất nhiều con đường đến chùa từ thành phố Hồ Chí Minh , qua cầu Bình Triệu, quẹo phải theo đường Kha Vạn Cân , men theo quốc lộ 1k tầm vài km là bạn đã đến với một di tích cổ mang tầm quốc gia , một nơi cổ kính cho con người ta nghĩ ngơi giữa một xã hội phát triển
chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ngày 21/04/1989.Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau thế kỷ XVII), có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay.
bàng công nhận chùa thuộc di tích quốc gia
sách “Sơ thảo Phật giáo Bình Dương” nói về nguồn gốc ngôi chùa này: “Ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất Bình Dương ngày nay được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp) lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn sau đổi tên thành chùa núi Châu Thời” . Nhưng sau đó mấy trang, tác giả cuốn Sách tỏ ra hồ nghi và cho rằng năm thành lập chùa 1612 như nói trên là không hợp lý. Trước hết năm 1612 không phải là năm Tân Dậu mà là năm Nhâm Tý, hơn nữa năm 1612 là thời điểm quá sớm so với việc định cư của người Việt tại vùng đất mới này. Rồi tác giả đưa ra nhận định: “Chùa lập vào năm 1681, sau này ngài Thành Nhạc trùng tu và hành đạo nơi đây thì hợp lý hơn”(3).
chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).
chùa từ trên cao
Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” .
cổng dành cho khách bộ hành
Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật thao tác tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung… Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá.
Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.
chuông đồng nặng 2,5 tấn
Ngoài ra, chùa còn có một tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22,5m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương và tượng Quan Thánh Đế có trọng lượng đến sáu tấn. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học đã tìm được rìu đá, đục đá, nhiều mảnh gốm… có niên đại khoảng 4000 năm. Đến nay chùa chỉ còn giừ được 5 long vị từ thế hệ truyền thừa đời thứ 40 của phái lâm tế dòng Bổn Nguyên như: Hồng Kiềm (đời 40), Nhật Liên (đời 41), Nhật tâm (đời 41), Lệ thiên (đời 42), Lệ Huệ (đời 43). Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa Núi Châu Thới hiện nay còn lưu giừ được 55 hiện vật.
ượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22,5 m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương
chùa cũng có góp rất nhiều công sức trong việc nuôi giấu cách mạng. Trong thời Pháp thuộc, nhờ vào địa thế hiểm trở và cảnh u tịch của chốn thiền môn, nhiều người yêu nước thường đến đây ẩn náu, tụ họp để hoạt động chống Pháp. Chẳng hạn vào năm 1916 các hội viên của “Thiên Địa Hội” thuộc vùng Dĩ An – Lái Thiên đã đến chùa Châu Thới tập võ nghệ mưu tính việc chống lại bọn cai trị người Pháp.Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, chùa núi Châu Thới là nơi có nhiều cán bộ, chiến sĩ ta ẩn náu và hoạt động cách mạng