Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Khánh Vy
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
23 tháng 8 2016 lúc 19:19
I.Mở bài: 
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
 Bút bi ra đời.
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
(có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào:
- “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: 
kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
  
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Minh Thu
28 tháng 9 2016 lúc 19:39

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Hà Như Thuỷ
30 tháng 8 2016 lúc 18:56
Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.

Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. 

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.

Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Nguyen
25 tháng 8 2019 lúc 14:17

Tham khảo:

1.MỞ BÀI:
Giới thiệu về cây lúa: một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.
2.THÂN BÀI:
Nguồn gốc: có từ xa xưa, gắn với lịch sử phát triển của con người.
Đặc điểm:

Là loài cây ưa nước, sống ở dưới nước. Có bộ rễ chùm để hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng từ đất và ở xung quanh. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Bông lúa với nhiều hạt thóc cong xuống như hình lưỡi liềm.


Các giai đoạn phát triển:
Mạ non- cây lúa- bén rễ-hồi xanh-đẻ nhánh-làm đốt-làm đòng-trổ bông-bông lúa chín.

Vai trò:

Nguồn lương thực chính, sản xuất ra nhiều loại mặt hàng bánh Xuất khẩu nước ngoài đứng thứ hai trên thế giới Thân cây còn là nguồn thức ăn cho trâu, bò. Các loại lúa chủ yếu là nếp và tẻ.


3.KẾT BÀI:
Cây lúa đã gắn liền với cuộc sống của người nông dân.

#Walker

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:10

''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.

Bồ Công Anh
30 tháng 8 2016 lúc 22:51

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

thuyet-minh-ve-con-trau

Thuyết minh về con trâu-Văn lớp 8

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.

Thư Soobin
12 tháng 10 2017 lúc 9:12

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!

Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
2 tháng 9 2016 lúc 19:03

I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?" 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:11

A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?" 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
C. Viết bài: Bài văn tham khảo:
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: 
“Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt cho cây trồng.
Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!
Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu…
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:12

Dàn ý:
Mở bài: 
- Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.
- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.

Thân bài: 
* Ngoại hình: 
Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.
* Các bộ phận: 
Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.
- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.
- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.
- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.
- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.
- Da trâu mỏng và bóng láng.
- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.
* Khả năng làm việc:
- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.
* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:
- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. 
- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).
- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.
- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống. 
- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.
- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …

Kết bài: 
Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.

Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:13
Dàn bài và một số ý tham khảo
I-MB:
Giới thiệu khái quát cây cao su quê em
II-TB:
-Giới chi tiết về cây cao su 
-Nguồn gốc Nam Mỹ
-Vai trò :Đối với đời sống con người từ dòng nhựa trắng :VD:Lốp xe,giày,dép, đệm, võ xe…
-Đặc điểm:Thích hợp môi trường nào ,đất đai ,ánh sáng ,khả năng ,phát 
triển…
-Hình dáng: Cao thẳng ,thân tròn….
-Tán lá rộng ,xanh đậm có thể làm chất đốt (củi) .
-Làm bóng mát cho du khách đi xa có thể nghĩ ngơi giây lát . 
-Mùa thay lá (đông –xuân) những chồi non những lá xanh mơn mỡn đọng
những giọt sương sớm dưới ánh nắng ban mai tạo khung cảnh thiên nhiên
đẹp ,trông thích mắt lá khô có thể làm phân …
-Ý nghĩa giá trị lợi ích : 
+Loại cây công nghiệp lâu năm ,lợi ích lợi nhuận mang lại rất cao ,cải
thiện nâng cao đời sống con ngườøi 
+Phát triển kinh tế quốc dân ,bảo đảm an ninh quốc phòng….
III-KB:
Tình cảm ,cảm nghĩ của người viết về loài cây này


Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đai kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủlatex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cao mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.Lịch sử
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus(bang Amazonas) và Belem (bang Para), thuộc Brasil
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew.Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapo. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzonrg,Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực Châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.Ứng dụng

Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước.
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Đặc tính lạ ở cây cao su

 Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn,hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng.Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao.Việt Nam

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Ídonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ yersi trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh,Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000ha và sản lượng 3.000 tấn.
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,Quảng Bình,Nghệ An,Thanh Hóa,Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả.
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 20:32

I-MB:
Giới thiệu khái quát cây cao su quê em
II-TB:
-Giới chi tiết về cây cao su 
-Nguồn gốc Nam Mỹ
-Vai trò :Đối với đời sống con người từ dòng nhựa trắng :VD:Lốp xe,giày,dép, đệm, võ xe…
-Đặc điểm:Thích hợp môi trường nào ,đất đai ,ánh sáng ,khả năng ,phát 
triển…
-Hình dáng: Cao thẳng ,thân tròn….
-Tán lá rộng ,xanh đậm có thể làm chất đốt (củi) .
-Làm bóng mát cho du khách đi xa có thể nghĩ ngơi giây lát . 
-Mùa thay lá (đông –xuân) những chồi non những lá xanh mơn mỡn đọng
những giọt sương sớm dưới ánh nắng ban mai tạo khung cảnh thiên nhiên
đẹp ,trông thích mắt lá khô có thể làm phân …
-Ý nghĩa giá trị lợi ích : 
+Loại cây công nghiệp lâu năm ,lợi ích lợi nhuận mang lại rất cao ,cải
thiện nâng cao đời sống con ngườøi 
+Phát triển kinh tế quốc dân ,bảo đảm an ninh quốc phòng….
III-KB:
Tình cảm ,cảm nghĩ của người viết về loài cây này 

Bồ Công Anh
4 tháng 9 2016 lúc 20:44

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. 
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). 
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. 
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. 
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh. 
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. 
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha. 
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. 
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha. 
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả. 
Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. 
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. 
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. 
Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. 
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng. 
Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. 
Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. 
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước. 
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.

satoh nguyễn
Xem chi tiết
Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:09
 Giới thiệu về cây Hoa Sữa 
Cây hoa sữa, hay còn gọi là mò cua, mù cua (tên khoa học: Alstonia scholaris; đồng nghĩa: Echites scholaris) là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc Chi Alstonia, họ La bố ma (Apocynaceae).
Phân bố
Cây hoa sữa có nguồn gốc từ các khu vực:
Trung Quốc: Quảng Tây (tây nam), Vân Nam (nam)
Tiểu lục địa Ấn Độ: Ấn Độ; Nepal; Sri Lanka
Đông Nam Á: Campuchia; Myanma; Thái Lan; Việt Nam; Indonesia; Malaysia; Papua New Guinea (Quần đảo Solomon); Philippines
Australia: Queensland
Cây cũng được trồng tại một số khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.


Mô tả
Cây hoa sữa là một cây thường xanh có thể đạt chiều cao lên đến 40 m. Vỏ cây màu xám gần như không có mùi, có vị rất đắng và khi cho vào miệng thì có cảm giác sàn sạn. Vỏ cây có nhựa dính màu trắng sữa, cũng có vị đắng.
Cây hoa sữa là cây lá rộng. 5 đến 7 lá tạo thành 1 vòng xoắn quanh nhánh cây (hiếm gặp hơn là 4-10 lá tạo thành 1 vòng). Các lá đơn có chiều dài từ 9 đến 20 cm và chiều rộng từ 2 đến 5 cm. Mặt trên của lá thường bóng, mặt dưới xám, trong khi viền lá thì trơn tru. Cuống lá dài từ 0,5 đến 3 cm.
Cuống hoa dài khoảng 2 đến 5 mm. Các hoa lưỡng tính không lộ ra và nhỏ. 5 Lá Đài dài 2 mm. 5 cánh hoa màu vàng chanh hợp thành một ống dài khoảng 6 mm. So với các loài khác trong Chi thì không có đế hoa hình đĩa. Nó chỉ là một vòng tròn với 5 nhị hoa. Mùa hoa chủ yếu giữa tháng 6 và tháng 11.
Quả đại mọc theo cặp, hơi lượn sóng hoặc cong, dài từ 30 tới 60 cm, rộng từ 2 đến 5 mm và chứa nhiều hạt hình chữ nhật. Hạt có lông ngắn và nhỏ, đầu cuối có túm lông dài 1,5-2 cm. Các quả chín từ tháng 12 đến tháng 5.



Sử dụng

Tại Sri Lanka, gỗ cây hoa sữa được sử dụng làm quan tài, trong khi trước đây ở Đông Nam Á loại gỗ này được dùng để làm giấy da. Gỗ cây hoa sữa cũng đã được dùng để làm bảng viết cho học sinh, vì vậy có tên gọi là “scholaris”.
Vỏ cây được sử dụng chủ yếu trong y học. Nó được coi là một loại thuốc bổ và hạ sốt. Nó được sử dụng trong y học Ayurvedic (Ấn Độ) cũng như đối với sốt, sốt rét, bệnh phong, bệnh ngoài da, ngứa, khối u, ung loét mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản, suy nhược cơ thể và đặc biệt đối với các triệu chứng về đường ruột, dạ dày như tiêu chảy, kiết lỵ hoặc khó tiêu.
Lá cây sắc lên được sử dụng chống lại bệnh tê phù.
Hạt có tác dụng kích thích tình dục và tinh thần: Nghiền khoảng 2 gam hạt, sau đó ngâm trong nước để qua đêm. Uống nước sau khi đã được lọc.
Ta có thể tìm thấy trong các chợ châu Á vỏ cây dưới dạng miếng dày 1,5 cm, rộng 3-5 cm và dài 7-12 cm. Chúng có màu nâu hồng bên ngoài, bên trong thì sáng hơn với các hình sọc hoặc hình hạt màu vàng nhạt. Vỏ cây cũng được sử dụng để nhuộm quần áo từ len, sợi bông ra các gam màu vàng khác nhau.


Thành phần

Vỏ cây có chứa một số ancaloit khác nhau, ví dụ Ditamine, Echitenine và Echitamine.Các ancaloit đã được sử dụng thay thế cho quinine, chất có tác dụng hạ sốt. Những chất này đã được phát hiện khoảng năm 1880. Ditamine (C16H19O2) lần đầu tiên được lấy từ vỏ cây bởi Jobst và Hesse vào năm 1875, đó là một loại bột màu trắng, có vị hơi đắng. Tuy nhiên nó chỉ được lấy ra được từ 0,02% vỏ cây đã được xử lý, và vì vậy mà chưa bao giờ được dùng làm thuốc hạ sốt. Echitamine lần đầu tiên được lấy ra từ vỏ cây bởi Harnack và Hesse một lần nữa lại là người tìm ra công thức, đó là C22H28N2O4. Hesse cũng đã phát hiện ra chất Echitenine màu nâu, vô định hình (C20H27NO4). Bên cạnh những ancaloit này, các chất khác cũng được lấy ra từ vỏ cây, trong đó có các axit béo, axit kết tinh và các chất dạng nhựa mỡ khác giống với nhựa của các loại cây khác.


Đặt tên gọi
Tên Chi: Alstonia
Tên Loài: Scholaris
Tên Chi „Alstonia“ được đặt theo tên của giáo sư thực vật học người Edinburgh Charles Alston (1685-1760). Chi Alstonia bao gồm khoảng 43 loài phổ biến ở tất cả các khu vực nhiệt đới. Rất khó phân biệt Alstonia Scholaris (cây Hoa Sữa) với các loài khác cùng Chi, và vì vậy thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Loại cây nổi tiếng nhất trong Chi Alstonia là Alstonia Constricta.
Tên Loài „Scholaris“ có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là „Học sinh“ hay „Sinh viên“, bởi vì theo truyền thống gỗ cây này được dùng làm bảng viết. Dân địa phương gọi cây này là cây ma và được xem là nơi cư trú của ma quỷ. Do đó thành viên một số bộ tộc thường tránh ngồi hoặc đi dưới những cây này.
Các tên gọi khác cho cây Hoa sữa: Echites malabarica Lam., Echites scholaris L., Pala scholaris (L.) Roberty.
Một số tên gọi thông thường khác: cây vỏ Quinine Úc, cây Vỏ Đắng, cây Bảng Đen, Chatian (Tiếng Hindi), Chatiun, Chattiyan, Chhatim (Bengali), chhation, Daivappala, Devil tree, Devil’s tree, Dirita, Dita (Tagalot), Dita Bark Tree, Ditta, Elilampala, Elilappalai, Maddale (Kannada, Nam Ấn Độ), Milky pine (Úc) Nandani, Pala (Malayam, Tamil), Palai, Palimara, Pulai, Saittan ka jat, Saptaparna (Tiếng Phạn: „bảy lá“), Saptachadah, Saptaparnah, Saptaparni, Satvin (Tiếng Marathi: „bảy lá“), Schulholzbaum (Tiếng Đức: „Cây gỗ trường học“), Shaitan (Tiếng Ả-rập: „Ma quỷ“), Shaitan wood, Tanitan, Weiss.
haha
Xem chi tiết
Bạch Vũ
17 tháng 9 2016 lúc 0:05

tui nè,bị cô thu phao rr.Hết

 

Nguyễn Minh Ánh
18 tháng 9 2016 lúc 19:54

mk nè

Yen Hoang
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 9 2016 lúc 21:57
Nhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.  
Trần Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 9 2016 lúc 14:46

BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO ĐI NHA PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐT

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.


Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.

Kẹo dẻo
9 tháng 9 2016 lúc 14:04

Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

 

Bạch Vũ
17 tháng 9 2016 lúc 0:27

vừa giỏi xong lại dốt,tự chế đi mẹ ạ

 

shyn Trâm
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
9 tháng 9 2016 lúc 16:36

Mở bài: 
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc 
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa . 
Thân bài: 
1. Phân loại: 
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v... 
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà. 
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng: 
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v... 
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé): 
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..). 
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...) 
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v.. 
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen... 
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu... 
4. Vai trò: 
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé) 
- Là ng` bạn 
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v... 
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn) 
5. Quan hệ của chúng với con ng`: 
- Thân thiết, trung thành v.v... 
6. Mở rộng vấn đề: 
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên 
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này. 
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó.. 

( dàn bài này mk lấy trên mạq ak, pn tham khảo nha) 

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 10:21
Mở bài :  tự làm 

Thân bài : 
• Nguồn gốc : 
- chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 12000 năm vào cuối kỉ băng hà – thời kì đồ đá. Tổ tiên loài chó gồm cả cáo và chó sói . 
- Loài chó ngày nay được tiến hóa từ 1 loại chó nhỏ màu xám .
• Miêu tả : 
- Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân , ngực nở bụng thon ,chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo ( gọi là ngón con ) . NHững con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề ( một loài chó rất khôn ) 
“Chó khôn tứ túc huyền đề 
Tai thì hơi cúp , đuôi thì hơi cong” 
- Não chó rất phát triển nên rất thông minh 
- Mắt chó có 3 mí , 1 mí trên , 1 mĩ dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thùi tai và mắt chó không tốt bằng 
- Tai chó cực thính , chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác ( mũi ) chó rất tuyệt vời , con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp những chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu . Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
- Chó có 2 lớp lông , lớp ngoài mượt mà mmoij người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét . Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những gày oi bức.
- Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm ( Tự kể chuyện ) 
- Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần uổi , chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc.
• Các giống chó : ( tham khảo thêm ) 
- Chó Phốc : là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối , là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa. 
- Chó Chihuahua : trọng lượng chỉ từ 3kg .Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm,tấn công người, thân thiện với trẻ con. -Có hai loại Chihuahua : lông ngắn và lông dài. mắt hơi lồi, to , sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: khá phong phú với trắng vàng,nâu,đen ,… 
- Chó Béc-giê Đức : là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có . 
Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an. 
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .


• Lợi ích : 
- Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh , chân thành , sống có tình nghĩa , trung thành với chủ . Giúp con người nhiều việc như : trông nhà , săn bắt , cứu hộ. kéo xe , trinh thám ,…
- ( Tự kể một câu chuyện ) 
- Chó là đề tài của phim ảnh : ( kể tên một số bộ phim ) “ Sói hoang “ , “ Một trăm lẻ một chú chó đốm ” 
- Thịt chó : có tính ấm , nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á , có tên gọi : Cầy tơ , Mộc tôn , cây Còn ,..
- Lông chó dễ bám bụi . chứa nhiều vi khuẩn , phải tắm rửa sạch sẽ cho chó , tiêm phòng dại …….