Khái niệm và cách làm bài văn chứng minh,giải nghĩa
Giúp mình với
1. Khái niệm về văn tự sự.
2. Các bước làm bài văn tự sự.
3. Dàn bài bài văn tự sự.
Giúp mình mình k cho!!!
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự_bài 1
ở đây đầy đủ hết
1.Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2.
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài
Đề bài tự sự của học sinh phổ thông cơ sở có mấy dạng: một là kể lại những người, những việc đã xảy ra trong cuộc sống, hai là kể lại những người, những việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo.
Trong khi tìm hiểu, cần trả lời 4 điều sau:
1. Thể loại của đề tài là gì?
2. Đối tượng được kể chuyện là ai ?
3. Yêu cầu sáng tạo điều gì ?
4. Đặc điểm riêng của chuyện?
Đồng thời để làm tốt phần 3 và phần 4 này, ta phải tìm ý nghĩa câu chuyện kể (chuyện nói lên điều gì? Mục đích câu chuyện là gì?).
Ví dụ: Khi kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động hoặc buồn cười) mà em đã gặp ở trường.
Ví dụ 2: Kể lại một câu chuyện cảm động em vừa chứng kiến trên đường đi học về.
Bước 2: Quan sát và tưởng tượng
Nếu nhân vật ấy là nhân vật trong cổ tích, thì cần xem lại hoặc nhớ lại truyện cổ tích em đã đọc, tìm ra các hành động, ngôn ngữ và sự kiện chính trong cuộc đời của nhân vật ấy. Nếu nhân vật ấy là người học sinh (như trong đề: “Kể lại ngày sinh nhật của em”) thì phải lục lại trí nhớ về những gì mình đã trải qua “Sống qua, trải qua, thậm chí phải soi gương xem hình dáng, mặt mũi của mình ra sao (trong đề: “Em đã lớn rồi”). Nếu nhân vật trong truyẹn kể là ông bà, cha mẹ hoặc người bạn nào đó của em thì cũng phải quan sát kĩ người ấy về cả hai phía:
– Ngoại hình nhân vật.
– Nội tâm nhân vật.
Bước 3: Xác định nhân vật và xây dưng cốt truyện
Ở mỗi truyện, dù theo truyện đã có sẵn hay truyện sáng tạo, người kể phải xác định rõ trong đầu mình hoặc ghi ra giấy các chi tiết của từng nhân vật.
1. Tên nhân vật
2. Tuổi tác nhân vật?
3. Nghề nghiệp nhân vật?
4. Quê quán nhân vật?
5. Hoàn cảnh sống của nhân vật?
6. Đặc điểm riêng của nhân vật?
Để bài viết có tính chất độc đáo, người kể còn phải xác định thêm một số đặc điểm khác của nhân vật như: Mặt có tì vết gì không? Sở thích ra sao? Có khuyết điểm hay có đức tính gì.
Nhà văn Nam Cao là người có tài trong việc xây dựng và miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông đã tả gương mặt của nhân vật Chí Phèo thật là đặc biệt: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… gương mặt thì đen và rất cơng cơng” kèm theo hành động thật bê tha đáng sợ: “Hắn vừa đi vừa chửi, hễ rượu xong là hắn chửi… đầu tiên hắn chửi làng….”.
Bước 4: Tìm các chi tiết có ý nghĩa cho từng sự kiện
Thí dụ: Muốn kể về sự kiện: “Sáng sớm hôm sau. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương”, chúng ta phải dựa vào cốt truyện chính, phối hợp với sự sáng tạo cá nhân để tả cảnh cưới Mị Nương với đầy đủ các sính lễ chi tiết có ý nghĩa không, có trái ngược với tính cách nhân vật và không phản lại ý nghĩa chung của câu truyện (Người kể giỏi còn đưa chi tiết sâu sắc, có ẩn ý thú vị).
Thí dụ: Khi gà cất tiếng gáy sáng đầu tiền, mọi vật còn chìm trong làn sương mờ tịch mịch thì triều đình đã giật mình vì những tiếng đập rộn ràng nơi cửa thành. Thì ra Sơn Tinh ngồi trên kiệu có hai con voi chín ngà, bên cạnh là tùy tùng cửa chàng ngồi xe song mã chín hồng mao. Xe và kiệu chở lỉnh kỉnh nào là gà chín cựa, nào trầu nào cau, nào cơm nếp, bánh chưng…! Đi theo sau là một đoàn thổi kèn, một đoàn đánh trống… Triều đình vui mừng gả Mị Nương cho chàng. Đoàn người vui vẻ vái chào rồi đi về tưng bừng, kéo nhau về núi cao. Kèn trống vang trời, bụi hồng mờ mịt…
Bước 5: Chọn từ đặc sắc
Trong văn tự sự có thể có lúc phải miêu tả, có lúc phải tường thuật hoặc bàn bạc. Từ đặc sắc là từ gợi cho người đọc hình dung ra rõ ràng hình ảnh, đường nét hay các cử động, hoạt động đang diễn ra như một cuốn phim trước mặt người đọc.
văn tự sự là loại văn viết về một chuỗi sự việc sự việc này dẫn đến sự việc khác
có 5 bước B1 tìm hiểu đề B2 tìm ý B3 Lập giàn ý B4 làm bài B5 Khảo lại bài
Mở bài : Giới thiệu vật:người:truyện được kể
Thân bài : , kể diễn câu chuyện
Kết bài :nêu cảm ngĩ
ghi lại khái niệm và cách làm văn miêu tả
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Các dạng văn miêu tả bao gồm:
Ở bậc tiểu học, chúng ta đã làm quen với văn miêu tả, ở lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1.TẢ CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
Khái niệm về tả cảnh là: Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
Phương pháp yêu cầu văn tả cảnh:
Xác định đối tượng miêu tả. Cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.Bố cục bài văn tả cảnh là:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
-Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
-Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
-Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. TẢ NGƯỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP
Khái niệm về tả người:Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
– Xác định được đối tượng cần tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
– Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
Các miêu tả và bố cục văn tả người
Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
Thân bài:
Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ như sau:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. MIÊU TẢ SÁNG TẠO HƠN NỮA
– Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
– Đối tượng: Người hay cảnh vật.
Yêu cầu khi miêu tả:
– Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
– Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
4. BÀI TẬP VÍ DỤ VỀ VĂN MIÊU TẢ
– Em hãy miêu tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
– Em hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em
– Miêu tả người mà em yêu mến nhất …
– Miêu tả người hàng bác hàng xóm của em
– Em hãy miêu tả lại nơi em đang ở…
5. VÍ DỤ VỀ MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ HAY
Sau đây là một ví dụ điển hình về một bài văn miêu tả hay lớp 6 mà HỌC TỐT HƠN sưu tầm mời các bạn đón đọc.
Đề bài: Hãy miêu tả con đường mà em yêu thích
BÀI LÀM
Một buổi sáng tuyệt vời bắt đầu, tôi sắp gặp lại con đường nhộn nhịp, thân quen từ nhà đến trường. Đó là người bạn tri kỉ của tôi. Tôi cảm thấy gắn bó với nó biết bao.
Một buổi sáng tuyệt vời bắt đầu, tôi sắp gặp lại con đường nhộn nhịp, thân quen từ nhà đến trường. Đó là người bạn tri kỉ của tôi. Tôi cảm thấy gắn bó với nó biết bao.
Con đường dài, phẳng, uốn lượn mềm mại như dải lụa hồng. Dưới con mắt của tôi, dải lụa ấy rất đẹp, lụa vừa rơi ra từ tay nàng tiên nào đó. Vâng, nó là con đường thân quen của tôi.
Dải lụa đó dường như nổi bật hơn trên nền trời xanh ngắt. Dưới ánh nắng trong trẻo, ấm áp ban mai, nó lấp lánh, lấp lánh hòa cùng với những cơn gió hiu hiu, ngắm nó ta thấy thật thanh thản. Thiên nhiên, cuộc sống thật tuyệt diệu!
Đan giữa những ngôi nhà cao tầng hiện đại là những mái nhà nhỏ bé, dáng vẻ cổ kính. Chúng hòa vào với nhau, mang theo từng vẻ đẹp của riêng mình, chắt lọc, tạo nên cái đẹp vừa hiện đại, vừa cổ xưa.
Bao quanh con đường là hàng cây đã có tuổi. Tối mùa hè lững thững đi dạo, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngai ngái và vị ngọt ngào của hoa sữa. Thỉnh thoảng, mấy chú chim rời tổ đùa vui ríu rít, cảnh vật yên ả, êm đềm làm sao!
Thật là không phải nếu quên mất cậu vỉa hè, người bạn sang trọng của tôi. Cậu ta mặc bộ vét phẳng phiu, màu đỏ tía của gạch. Vào mùa thu và đông, “quý ông” lại còn điểm mấy vệt vàng úa của lá. Vì vậy, cậu ta hãnh diện về bộ đồ của mình lắm.
Đáng cảm phục nhất có lẽ là lòng đường. Ngày ngày phải chịu một lượng xẹ cộ khổng lồ mà vẫn hiên ngang không hề suy suyển. Hiếm khi lắm mới phải nhờ vả mấy bác xe lu đến “tân trang” cho mình.
Trên đường tôi đến trường còn một ngôi nhà thờ cổ. Ở đó, lúc thì vang lên những bản thánh ca, lúc thì cất lên tiếng chuông ngân nga, thánh thót thật vui tai. Mỗi lần như vậy, tôi thích thú lắm.
Dù sau này, khi tôi lớn lên, đường sá sẽ hiện đại hơn. Nhưng tôi vẫn mong con đường yêu dấu vẫn còn nguyên vẻ đẹp giản dị của nó.
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
Muốn làm được văn miêu tả thì ta cần có sự quan sát , nhìn nhận , xem xét ví von so sánh. Cần thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
~ Hok tốt ~
1 bố cục bài văn nghị luận.
2 các thao tác lập luận : chứng minh và giải thích
3 cách làm bài văn nghị luận
GIÚP MÌNH VS !!!!!
HÃy giúp mik đánh giá một bài văn hay hoặc giúp mình làm văn hay.
Nếu không thì hãy giúp mik cho khái niệm về câu ghép .
giúp mik cách thuộc bài nhanh!
MIk biết yêu cầu hơi lớn nhưng mong các bạn thực hiện.Mik cảm ơn các bạn nhiều.
chỉ cần đọc rồi đánh giá thôi ngu như chó ấy
- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
- Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn ( là cụm chủ ngữ - vị ngữ ). Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
Từ ghép có hai loại:Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
– Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa
Vd:
– Bà ngoại ( bà là chính, ngoại là phụ )
– Bút chì ( bút là chính, chì là phụ )
Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa
Vd: quần áo, ăn uống
Nêu khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện về bài:
_Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
_Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
_Bảo vệ di sản văn hóa
- Giúp mình vs, mai mình kiểm tra rồi
Bạn nào làm đúng mình tick cho
Giúp mình vs, huhuhu >.<
nêu khái niệm vật liệu dẫn từ khái niệm vật liệu cách điện nêu ví dụ
mình cần gấp giúp mình với
Đọc thông tin, giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.
- Khái niệm văn minh Đại Việt:
+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn
+ Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội). Vì vậy văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.
Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Đọc thông tin và quan sát Bảng 1, nêu khái niệm văn minh. Phân biệt văn hóa và văn minh.
- Văn minh: là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ.
- Phân biệt văn minh và văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay.
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
- Thông thường, con người bước vào thời đại văn minh khi xuất hiện nhà nước và chữ viết. Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, ở một số nơi, khi nhà nước xuất hiện, chữ viết vẫn chưa ra đời (ví dụ: nhà nước Văn Lang....), nhưng đó là những trường hợp không điển hình.