Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
18 tháng 10 2023 lúc 23:04

a. Hai mẹ con đưa bà lão về nhà, cho bà ăn và mời nghỉ lại qua đêm. Những việc làm đó cho thấy hai mẹ con có tấm lòng nhân hậu, thương người như thể thương thân, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.

b.  Việc làm của hai mẹ con với dân làng khi xảy ra lụt đã cứu sống được người dân, họ không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn luôn nghĩ tới tất cả mọi người. Điều này một lần nữa cho thấy tấm lòng nhân ái của hai mẹ con.

c. - Câu chuyện giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể và gò Bà Góa.

- "Sự tích hồ Ba Bể" là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, ca ngợi những người có lòng nhân ái; luôn mở lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Câu chuyện khuyên chúng ta phải có lòng tốt trong cuộc sống, giúp đỡ và bao dung với người khác, những người tốt nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 3 2019 lúc 18:23

Chọn đáp án: D

Trần Tuấn Long
14 tháng 12 2021 lúc 14:46

d

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2018 lúc 11:59

b, Anh trai của Kiều Phương

    + Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.

Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Lê Phan Lê Na
Xem chi tiết
Vương Viết Lương
8 tháng 4 2018 lúc 8:40

Câu 1. Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ”?

"Những em bé lớn trên lưng mẹ"? là những em bé được mẹ địu trên lưng. Như vậy những người mẹ miền núi vẫn có thể vừa giữ con vừa làm các công việc khác.

Câu 2. Người mẹ làm các công việc gì? Các việc ấy có ý nghĩa như thế nào?

Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi. Đó là công việc có ý nghĩa tốt đẹp: vừa là sản xuất ra lương thực để phục vụ cuộc sống vừa là nuôi quân đánh giặc, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc

Câu 3. Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

Những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân.

Câu 4. Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?

Cái đẹp trong bài thơ này là những hình ảnh độc đáo, sáng tạo, mang tính nghệ thuật cao:

-       Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

-       Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

-       Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

        Mai sau con lớn vung chày lún sân

-       Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ

-       Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

        Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Cái đẹp của bài thơ này còn là tình cảm sâu xa của người phụ nữ miền núi luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, luôn yêu thương con cái và yêu thương bộ đội; một lòng theo cách mạng, sẵn sàng góp gạo nuôi quân để đánh thắng quân thù. Tình cảm gia đình ở đây đã gắn kết với tình yêu đất nước


 

buithuylinh
8 tháng 4 2018 lúc 8:40

caau1;những em bé lớn tren lung mẹ là những em be đã lớn rồi.....,còn tiếp thì trả lời sau...

Lê Phan Lê Na
8 tháng 4 2018 lúc 9:04

Câu trả lời của Vương Viết Lương rất chuẩn xin online math bình chọn

Minhh Minhh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
11 tháng 3 2021 lúc 19:51

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.

Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.

Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huyênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.

Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.

Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.

Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.

minh nguyet
11 tháng 3 2021 lúc 19:51

đoạn trích nào bạn?

mai
Xem chi tiết
Nguyễn Sanh Kiên
9 tháng 10 2017 lúc 19:07

Câu chuyện gì ?

Nguyễn Sanh Kiên
9 tháng 10 2017 lúc 19:22

Câu chuyên :

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi.Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phảitrả cho ông 9 đô la tất cả.Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệmcho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm saomà biết được sự khác biệt đó chứ! ”Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ?

Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ? 

Trả lời : Câu " Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la " có nghĩa là bạn của ông tác giả không muốn nói dối vì nếu nói dối con của bạn tác giả  sẽ học theo và sẽ dối trá theo như vậy. 

phượng vũ
18 tháng 12 2022 lúc 20:22

???????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Dung Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 12:28

. Chuyện Thánh Gióng kể về

. - Cậu bé làng Gióng.

- Thời Hùng Vương thứ sáu.

- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.

- Diễn biến sự việc :

+ Ra đời kì lạ.

+ Lớn bổng phi thường.

+ Đánh giặc.

+ Về trời.

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời

. - Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh

. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.

- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.

+ Ra đời kì lạ.

+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.

+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.

+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.

+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.

+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời

. - Đặc điểm của phương thức tự sự :

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa

. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :

++Giải thích sự việc.

++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.

 

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
24 tháng 8 2017 lúc 22:14

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

Hung Dang
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
9 tháng 1 2022 lúc 19:26

Câu truyện nào bn?

ʚLittle Wolfɞ‏
9 tháng 1 2022 lúc 19:27

câu chuyện nào bạn

tuấn anh
9 tháng 1 2022 lúc 19:40

nghĩa là không muốn bán với giá 3 đô la

datcoder
Xem chi tiết

Có một gia đình chim đại bàng sống trong một khu rừng. Chúng là những loài chim mạnh mẽ và uy nghi.

Một ngày nọ, mẹ chim đại bàng nói với hai con: "Hãy chăm chỉ luyện tập để có thể bay lượn trên bầu trời như những chú chim đại bàng trưởng thành." Vậy là chim mẹ bay đi, để lại hai chim con tập luyện nhưng chỉ có một mình đại bàng đen tập luyện, còn đại bàng nâu lại lười biếng và đi ngủ. Sau một thời gian tập luyện, chim mẹ trở về và hỏi thăm kết quả:"Các con đã tập luyện tốt chưa". Cả hai chú chim đều trả lời:"Tốt rồi ạ" nhưng sự thật lại chỉ có chú chim đen tập luyện, còn đại bàng nâu lại ngủ.

Cuối cùng, đến một ngày, khi mẹ muốn cùng hai chú chim đại bàng con bay lượn trên bầu trời thì sự lười biếng của đại bàng nâu đã phải trả giá, còn đại bàng đen đã được đền đáp.

Qua câu chuyện:
- Đại bàng nâu đã nói dối mẹ rằng:"Con đã luyện tập chăm chỉ" nhưng sự thật là đại bàng nâu đi ngủ. Vì nói dối, đại bàng nâu đã không thể bay và bị đuối nước
- Theo em, nói dối chỉ mang lại cái xấu cho mình, chúng ta cần trung thực, nỗ lực, cố gắng để tập luyện thay vì lười biếng.