Những câu hỏi liên quan
Lan Vy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
10 tháng 12 2016 lúc 13:05

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì

+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.

+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)

+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 14:22

Nói: "chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh phi nghĩa và là chiến tranh đế quốc" Vì hai lý do cơ bản sau:

Xét về mục đích của cuộc chiến tranh:

Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.

Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh:

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết.

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.

Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau

Bình luận (0)
1236456+78
27 tháng 10 2019 lúc 20:19

con cachaha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
milikesit
Xem chi tiết
Smile
27 tháng 12 2020 lúc 21:04

Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí & hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động & nhân dân các nước thuộc địa.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Vường
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
14 tháng 1 2020 lúc 10:01

Hậu quả

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trúc Giang
14 tháng 1 2020 lúc 10:03

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Tại sao nó được gọi là chiến tranh thế giới

* Có 3 lí do:

- Thứ nhất, đó là một cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó toàn bộ nhân lực, vật lực, công nghệ của toàn bộ xã hội được dồn vào nỗ lực chiến tranh. Hầu hết các nước tham chiến đều thực hiện mộ lính hàng loạt. Và ranh giới giữa binh lính và dân thường bị xóa nhòa, dân thường cũng là 1 tiêu hủy diệt của các bên tham chiến.

- Thứ hai, đó là một cuộc chiến toàn cầu. Chiến tranh diễn ra trên toàn châu Âu, trên khắp châu Á-Thái Bình Dương, ở Bắc Phi, Ấn Độ-Miến Điện. Vùng biển và vùng trời cũng trở thành chiến trường ác liệt không kém gì mặt đất.

Thứ ba, đó là một cuộc chiến tranh công nghiệp. Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị, thuốc men,... tất cả đều được sản xuất hàng loạt, theo quy mô công nghiệp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Khang
14 tháng 1 2020 lúc 10:05

Vì:

- Nó xảy ra trên rất nhiều nước đặc biệt là châu Âu.

- Lôi kéo nhiều nước tham gia, có cả những nước không liên quan. VD: Pháp đưa người Việt Nam sang làm quân cho chúng.

- Để lại hậu quả nặng nề cho toàn TG

- Bản đồ bị chia lại ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
Trương Tấn An
20 tháng 12 2021 lúc 20:30

  Câu 8:

Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. - Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.

Câu 9:

1. Công nghiệp.

- Thế kỉ XIX được gọi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước.

2. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

a. Giao thông vận tải.

Xuất hiện tàu thủy (1807), xe lửa (1814).

b. Thông tin liên lạc.

Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ giữa thế kỷ XIX.

3. Nông nghiệp.

- Phân hóa học được đưa vào sử dụng.

- Nhiều máy móc nông nghiệp ra đời…

4. Kỹ thuật quân sự.

Nhiều vũ khí mới được sản xuất…

Bình luận (1)
Luminos
20 tháng 12 2021 lúc 20:31

8Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì

 

+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.

 

+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)

 

+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.

 

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.

 

 

Bình luận (1)
dtvu
20 tháng 12 2021 lúc 20:31

câu 8: vi đây là cuộc chiến tranh dành thuộc địa

Bình luận (0)
nhattien nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Ngọc Mai
28 tháng 10 2017 lúc 20:09

Người ta nói cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chiến tranh chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền ( Đức mất hết thuộc địa, Anh, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa của mình ), tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người lao động và nhân dân các nước thuộc địa

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 3 2017 lúc 6:23

Đáp án D

Trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ hai, khi chưa có sự tham gia của Liên Xô và sự hình thành khối Đông minh chống phát xít chiến tranh mang tính chất phi nghĩa do những hành động bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu nhằm đáp ứng tham vọng phân chia lại thị trường thế giới. Hành động này của phe phát xít nói chung đã chà đạp nghiêm trong lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 3 2018 lúc 6:06

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải: Trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ hai, khi chưa có sự tham gia của Liên Xô và sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít chiến tranh mang tính chất phi nghĩa do những hành động bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu nhằm đáp ứng tham vọng phân chia lại thị trường thế giới. Hành động này của phe phát xít nói chung đã chà đạp nghiêm trong lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc.

Chọn: B

Bình luận (0)