Những câu hỏi liên quan
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Người Già
27 tháng 10 2023 lúc 2:05

- Tự do hóa kinh tế, giảm bớt quyền kiểm soát của Nhà nước: Trung Quốc đã thực hiện cải cách về quản lý nền kinh tế, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và khu vực ngoại thương.

- Tập trung phát triển nông nghiệp: Trung Quốc đã giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nông nghiệp, thúc đẩy sự tự do hóa sản xuất và tạo điều kiện cho bà con nông dân tự quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Qua việc thiết lập các khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

- Đổi mới giáo dục và đào tạo: Trung Quốc đã đặt nền giáo dục và đào tạo làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế và xã hội, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.

- Giữ vững lập trường chính trị và đảm bảo ổn định xã hội: Mặc dù tập trung vào cải cách kinh tế, nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững được lập trường chính trị và đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh được những biến động lớn.

- Kết hợp truyền thống với hiện đại: Trong quá trình đổi mới, Trung Quốc đã biết cách kết hợp truyền thống văn hóa của mình với yếu tố hiện đại, tạo ra một nền văn hóa đặc trưng và hấp dẫn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:43

THAM KHẢO!!!

- Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạn tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư, tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ 3 châu Phi.

- Sự phát triển các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 1,5% GDP và sử dụng 10,4% lực lượng lao động (năm 2020)

+ Công nghiệp chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

Bình luận (0)
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
17 tháng 2 2016 lúc 15:32

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 12 2019 lúc 12:19

Chọn B

Bình luận (0)
Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
24 tháng 9 2018 lúc 12:17

Đáp án B

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 7 2019 lúc 16:28

Chọn đáp án D

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2017 lúc 16:53

Chọn đáp án D

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế

Bình luận (0)
Trầnnhy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 1 2019 lúc 9:34

Đáp án B

Từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam rút ra bài học là:

- Xây dựng nền kinh tế tự chủ: một nền kinh tế mạnh là khi có thể tự chủ được trên tất cả các mặt và tất cả các ngành kinh tế. Nền kinh tế tự chủ sẽ là tiền đề quan trọng để nâng cao tiềm lực đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.

- Xây dựng nền kinh tế tự chủ nhưng cũng cần kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. Vì hội nhập sẽ giúp Việt Nam học hỏi được những thành tựu Khoa học – kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí và trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Một trong những biểu hiện nổi bật cho sự hội nhập này của Việt Nam là tham gia ASEAN, WTO, …

Bình luận (0)