Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
☘Ωhɪ Nhi ʊμɪ❤cutek7❤☘
Xem chi tiết
Quỳnh Nobi
Xem chi tiết
Quỳnh Nobi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 6:44

mở bài và kết bài bạn có thể tự làm nha:

đoạn 2 của Chiếu dời đô là tác giả dành để nói về lợi thế của thành Đại La

ở đoạn 2 này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục việc dời thành là điều đúng đắn .

tác giả lập luận chặt chẽ , sử dụng những câu văn biền ngẫu ,cân xứng đã cho dân biết rõ ý định, mong muốn lo dân của mình . Làm cho dân cảm thấy vui vẻ , hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Trần Thị A Tiên
1 tháng 2 2016 lúc 9:53

 

          Bi kịch của người phụ nữ dưới thời phong kiến qua Độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều.

 

          Trong Truyện Kiểu, thi hào Nguyễn Du đã mượn lời Thúy Kiều – cô gái tài hoa bạc mệnh – để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ:

 

                                          Đau đớn thay phận đàn bà!

                                   Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

 

          Câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, ai oán, như một lời than phẫn uất trước định mệnh bất công. Tiếc thay, trong xã hội như thế thì bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan. Các tác phẩm nổi tiếng như Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều) đã chứng minh cho bi kịch ấy.

 

          Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du, in trong Thanh Hiên thi tập. Có thể Nguyễn Du sáng tác bài thơ này trước hoặc sau khi được triều đình nhà Nguyễn cử đi sứ sang Trung Quốc.

 

          Thắng cảnh Tây Hồ gắn liền với giai thoại về nàng Tiểu Thanh tài sắc, sống vào đầu đời Minh. Vì hoàn cảnh éo le, nàng phải làm lẽ một thương gia giàu có họ Phùng ở Hàng Châu. Vợ cả ghen, bắt Tiểu Thanh ở một mình trong ngôi nhà biệt lập trên núi Cô Sơn. Tuổi thanh xuân của nàng bị giam hãm trong bốn bức tường quạnh quẽ. Thương thân, tiếc phận, Tiểu Thanh làm một tập thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của mình, ít lâu sau, nàng chết vì buồn giữa lúc tuổi vừa mười tám. Nàng chết rồi, vợ cả vẫn ghen, đem đốt tập thơ, may còn sốt lại một số bài được người đương thời chép lại, đặt tên là Phần dư (xót còn sót lại) và thuật luôn câu chuyện bạc mệnh của nàng.

 

          Nguyễn Du đọc những bài thơ ấy, lòng dạt dào thương cảm cô gái tài hoa bạc mệnh, đồng thời bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao phụ nữ tài hoa khác. Cảm xúc ấy đã được tác giả thể hiện qua bài thơ nổi tiếng

 

                                Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

                                Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

                                Son phấn có thần chôn vẫn hận,

                                Văn chương không mệnh đốt còn vương.

                                 Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.

                                 Cái án phong lưu khách tự mang,

                                  Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

                                 Người đời ai khóc Tố Như chăng?

 

 

          Đến với Tiểu Thanh ba trăm năm sau khi nàng mất, nhà thơ ngậm ngùi trước cảnh đời tang thương dâu bể. cảnh đẹp Tây Hồ đã hóa gò hoang. Thời gian hủy hoại tất cả. Trên gò hoang ấy chôn vùi nắm xương tàn của nàng Tiểu Thanh xấu số. Nhắc đến cảnh đẹp Tây Hồ, chắc hẳn tác giả có ý nói về con người đã từng sống ở đây, tức nàng Tiểu Thanh. Cuộc đời của người con gái tài sắc ấy cũng chẳng còn lại gì ngoài những giai thoại về nàng. Cảnh ấy khiến tình này nhân lên gấp bội. Trái tim của thi sĩ thổn thức trước tập thơ gợi lại kiếp người xấu số:

 

                             Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

                              Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

 

          Tiểu Thanh đã bày tỏ tâm trạng của mình qua tập thơ như thế nào? Chắc chắn đó là nỗi buồn tủi cho thân phận, nỗi xót xa cho duyên kiếp dở dang và thống thiết hơn cả là nỗi đau nhân tình không người chia sẻ. Nhà thơ khóc thương Tiểu Thanh tài hoa bạc mệnh và có cảm giác như linh hồn nàng vẫn còn vương vấn đâu đây. Nàng chết trong cô đơn, héo hắt. Tuổi thanh xuân của nàng đã bị đoạ đày, tước đoạt, thì oan hồn nàng làm sao siêu thoát được?

 

                                           Son phấn có thẫn chôn vẫn hận,

                                          Văn chương vô mệnh đốt còn vương.

           

          Son phấn tượng trưng cho sắc đẹp của phụ nữ, mà sắc đẹp thì có thẩn. Dù người đẹp có thể bị đoạ đày, vùi dập và chết đi thì tên tuổi họ vẫn đời đời lưu lại như Tây Thi, Dương Quý Phỉ… Văn chương là cái tài của Tiểu Thanh nói riêng và cũng là vẻ đẹp tinh thần của giới văn nhân tài tử nói chung. Văn chương vô mệnh bởi nó không biết đến sống chết, ấy vậy mà ở đây, văn chương như có linh hồn, cũng biết giận hờn và biết cố gắng chống chọi lại bạo lực hủy diệt để tồn tại, để nhắn gửi đến hậu thế những điều tâm huyết. Dù tập thơ của Tiểu Thanh đã bị đốt phần lớn nhưng chỉ một chút còn lại cũng đủ để người đời thương cảm và xót xa cho nàng. Trong xã hội phong kiến CŨ, có biết bao nhiêu nàng Tiểu Thanh như thế?

 

          Cùng một mối thông cảm vả xót thương như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn đã sáng tác ra Chinh phụ ngâm để phản ánh nỗi khổ của những người phụ nữ có chồng ra trận, lên án chiến tranh gây nên cảnh sinh li tử biệt. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người. Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm, chuyển tải một cách tài tình nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

 

          Đoạn trích Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ gồm từ câu 193 đến câu 228, kể về việc sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra đánh chiến trường đầy hiểm nguy chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa phải chia cắt? Vì sao phải lâm vào tinh cảnh éo le một mình nuôi mẹ già con dại? Vì sao có chổng mà lại phải chịu cảnh phòng không chiếc bóng? Có thể coi đây là đoạn thơ thể hiện rõ nhất tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

 

          Người chồng đã lên đường ra trận, người vợ trẻ thấy lòng trống vắng lạ lùng. Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, trong nỗi cô đơn trĩu nặng. Tâm trạng nàng bồn chồn, đứng ngồi không yên, sốt ruột mong ngóng tín vui mà chẳng thấy. Suốt năm canh một mình một bóng bên đèn, nỗi khổ không biết san sẻ cùng ai:

 

Đèn có biết dường bằng chẳng biết?

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

 

          Nỗi ai oán hiện rõ trong từng chữ, từng câu, cho dù tác giả không hề nhắc đến hai chữ chiến tranh:

 

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

 

          Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa. Dường như người chinh phụ không muốn đụng tới bất cứ thứ gi vì linh cảm đến sự chia lìa, tan vỡ của hạnh phúc lứa đôi. Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi, khiến cho cuộc sống trỏ nên khổ sở, bất an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chỉ còn biết gửi nhớ thương theo cơn gió:

 

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng.

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun…

 

          Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch không được sống hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.

 

          Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là lời ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, lúc đầu được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu lại bị ruồng bỏ, lãng quên. Ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc.

 

          Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ gồm 36 câu, từ câu 209 đến 244 của tác phẩm. Nhà thơ đặc tả tâm trạng chua chát, cay đắng của người cung nữ:

 

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa thúy dần lại thôi.

 

          Trong tình cảnh cô đơn và tuyệt vọng, nàng nhận thấy mình ngày mới vào cung tươi đẹp, mơn mởn như bông hoa vừa hé nở, thắm sắc thơm hương. Còn giờ đây, thân phận nàng nào có khác chi hoa tàn nhị rữa, chẳng ai còn thương tưởng, đoái hoài đến. Càng ngẫm nghĩ lại cồng chua xót. Nỗi chua xót, tủi hờn cứ theo ngày tháng mà cuộn dâng, giày vò tâm hồn và thể xác nàng. Người cung nữ ý thức được một cách sâu sắc rằng mình: Bỗng không mà hoá ra người vị vong, có nghĩa là chẳng khác chỉ một người đàn bà góa bụa, trớ trêu hơn là góa bụa giữa tuổi xuân xanh.

 

          Tâm trạng của người cung nữ lúc ngậm ngùi buồn khổ, lúc ai oán băn khoăn, khi thẫn thờ da diết và cuối cùng là bực bội, giận hờn. Dường như nàng ngày một chìm sâu trong nỗi chán chường, tuyệt vọng. Không thể giải thoát khỏi cảnh cô đơn, nàng âm thầm rút vào cuộc sống nội tâm đầy giằng xé, dằn vặt. Buồn đến khắc khoải, ngán đến ngẩn ngơ và đau đớn đến xé lòng khi nhìn thẳng vào thực trạng thê thảm của số phận:

 

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!

           

          Buồn tủi đã kéo dài quá sức chịu đựng, người cung nữ oán trách nhà vua một cách gián tiếp nhưng không kém phần gay gắt:

 

Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

 

          Cuối cùng là sự bất bình trước số kiếp hồng nhan bạc mệnh, muốn phá vỡ tất cả cung vàng lầu ngọc để trở về với cuộc sống bình thường, dân dã mà hạnh phúc:

 

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

 

          Các nhà thơ có lòng nhân ái sâu xa đã đưa hình tượng người phụ nữ cùng bi kịch của họ vào văn chương muôn đời. Những số phận bất hạnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều, người chinh phụ, người cung nữ… chỉ là một vài trong muôn triệu kiếp sống khổ đau dưới xã hội phong kiến đầy ràng buộc khắt khe và định kiến nghiệt ngã đối với phụ nữ. Đọc thơ của các nhà thơ trên, chúng ta hiểu vì sao phải xóa bỏ xã hội bảo thủ, bất công, lạc hậu ấy để bảo vệ quyển sống tự do, hạnh phúc cho phụ nữ nói riêng và con người nói chung.

Nguyễn thị huyền thục
Xem chi tiết
Nguyễn thị huyền thục
16 tháng 5 2023 lúc 13:23

Phân tích bài thơ sang thu

 

Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Minh Ngọc 5D - Tuệ Minh1...
Xem chi tiết
Nguyễn Trí Nguyên
4 tháng 12 2023 lúc 18:42

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Võ Tòng.

Qua lời kể của nhân vật “tôi” - cậu bé An, nhân vật Võ Tòng hiện lên với đầy đủ nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên tuổi, quê quán của chú là gì. Mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Mọi người vẫn truyền nhau kể lại cái sự tích một mình chú đã giết chết con hổ dữ. Cái tên Võ Tòng có lẽ cũng có nguồn gốc từ đó.

Ngoại hình của Võ Tòng hiện lên với nét kì hình dị tướng. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ của chú là một người đàn bà xinh xắn. Chú hết mực yêu thương vợ của mình. Lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Chú một mực minh oan, nhưng tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh mắng chú. Võ Tòng đã khiến hắn bị thương. Nhưng chú không chạy trốn mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi.

Ở tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai đã mất. Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Dù vẻ ngoài khác người, nhưng chú lại có tính tình chất phác, thật thà và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Ai cũng đều yêu mến và trân trọng chú.

Trong đoạn trích, nhân vật này còn hiện lên với tính cách gan dạ, giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua cuộc trò chuyện của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng.

Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.

Hoàng
Xem chi tiết
My Love
Xem chi tiết

 G. Ru-xô (1712 – 1788) là nhà triết học lớn của nước Pháp ở Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII). Năm 14 tuổi học nghề thợ chạm, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư… Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với 10 tác phẩm gồm nhạc, kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Khế ước xã hội và Ê-min hay Về giáo dục.

    Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762, là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng, được nuôi dưỡng từ thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do mà trí tuệ, nhân cách và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du gồm có ba đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do; Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la; Đi bộ ngao du rất thú vị.

    Thứ nhất, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do. 

    Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.

    Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.

    Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.

    Ở Pháp và Tây Âu trong thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng, văn minh. Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùy thích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mô đá… Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo những con đường mà ta thích, gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa, chẳng hềvội vã… E-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chần tay.

Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trong hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ lúc còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sự, dạy âm nhạc,… Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.

    Tiếp theo, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất có ích.  Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm. Đó là, bạn có thể xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất, tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng, sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên… Phòng sưu tập của Ê-min có được qua việc đi bộ ngao du phong phú và đa dạng hơn phòng sưu tập của các vua chúa, hơn cả của phòng sưu tập của Đô-băng-tông – một nhà tự nhiên học nổi tiếng của Pháp. Với phòng sưu tập của mình, E-min hiểu rõ chúng, "mỗi vật đều ở đúng vị trí của nó" và qua việc đi bộ, em hiểu rõ về tự nhiên hơn hết tất cả những nhà sưu tập phòng khách. Như vậy, ở đây Ru-xô khuyến khích việc đi bộ để học hỏi được những kiến thực thực tế từ cuộc sống thay vì học những kiến thức lí thuyết trên sách vở.

    Ru-xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm, từ năm 12 đến năm 14 tuổi, sau đó tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi. Vì vậy, ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

    Cuối cùng: đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe và có tinh thần sảng khoái. Đây là đoạn văn tác giả viết ngắn gọn, dùng phương pháp so sánh: Tôi thường thấy những kẻ ngồi xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng ,buồn bã,cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. biện pháp so sánh này đã chỉ ra mặt tích cực, thực tế nếu dùng phương tiện đi bộ. Con người không mong muốn gì hơn khi việc họ làm lại mang đến sự thoải mái và kết quả đạt được lại là sự hài lòng. Đi bộ là việc mọi người bình thường đều có thể làm nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn như vậy.  Hơn những thế, người ta có tiền có thể mua được nhiều thứ  nhưng lại không thể mua được sức khoẻ, thì đi bộ lại đem đến một sức khỏe dẻo dai mà tiền bạc không mua được: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ". Kết luận tác giả đưa ra “khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ” rất tập trung và giản dị thôi thúc mọi người: không thể không đi bộ ngao du.

    Ngày nay, tuy phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, thế nhưng, chúng ta đừng vì thế mà phụ thuộc vào nó. Những lúc cần nhanh, bạn có thể đi xe máy, ô tô,… nhưng những lúc cần thiết chúng ta nên rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ. Vì như Ru-xô đã khẳng định, đi bộ có rất nhiều lợi ích to lớn. Bạn hãy lập thời gian biểu đi bộ hàng tuần để nâng cao thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, hãy tập sống một cách lành mạnh như Ru-xô, bạn nhé