Xác định biện pháp tu từ trong bài Bánh trôi nước và ở dòng nào
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài bánh trôi nước
Tham khảo!
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/neu-tac-dung-cua-cac-bien-phap-tu-tu-qua-tac-pham-banh-troi-nuoc-faq184489.html
Cảm nhận cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ trong bài Bánh trôi nước
Em tham khảo nhé, từ đây em có thể tự phát triển thành đoạn văn:
Em có thể thêm 1 số ý như:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nội dung
Ý nghĩa...
-Ẩn dụ: mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, bị phụ thuộc trong tay kẻ khác
-Sử dụng thành ngữ"bảy nổi ba chìm" để nói về cuộc đời đầy long đong lận đận, lên thác xuống ghềnh của những kiếp hồng nhan bạc phận xưa
-Điệp từ "vừa" trong câu "thân em vừa trắng lại vừa tròn" nhằm nhấn mạnh cái tài, cái sắc của người phụ nữ xưa
Bài thơ "Bánh trôi nước" của hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp "vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Nêu các biện pháp tu từ có trong bài Bánh trôi nuớc và nêu tác dụng.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh Trôi Nước,Hồ Xuân Hương)
a/ Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng
b/Nêu khái quát nội dung bài thơ bằng 1 câu
c/ viết đoạn văn neu cảm nhạn về bài thơ trên
a)Tham khảo
Nguồn:hoidap247
Biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên là: ẩn dụ, thành ngữ, điệp từ (ngoài ra còn có quan hệ từ)
⇒ Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình trong sáng, đầy đặn, tràn đầy sức sống và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Qua đó, thể hiện lòng xót xa, sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận bấp bênh, lận đận, chìm nổi lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa, cái XH trong nam khinh nữ, XH mà người người con trai được lấy năm thê bảy thiếp để người phụ nữ phải chịu cảnh "kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Còn người phụ nữ còn phải cam chịu số phận ko được làm chủ cuộc đời của mình, số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh ko phải do tự họ quyết định mà là do người khác làm chủ.
B)
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu số phận phụ thuộc, vất vả, ấy vậy nà họ lại vẫn giữ tâm hồn trong trắng, sơn sắt
Cho câu thơ sau:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
a. Chép tiếp những dòng còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Xác định tên bài thơ và tác giả của bài thơ.
b. Nội dung chính của bài thơ.
c. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bài thơ trên là "Cảnh khuyu" của tác giả Hồ Chí Minh
Xác định biện pháp tu từ ở bài thơ cảnh khuya và cho biết tác dụng biện pháp đó
Tham khảo :
Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ
- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh
⇒Tác dụng:
- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.
- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11.
- Câu thơ “Người cha mái tóc bạc” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
- “Người cha” ở đây được ẩn dụ cho “Bác Hồ”: Bác Hồ luôn quan tâm, yêu thương lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ của những người chiến sĩ như người cha lo lắng cho những đứa con thân yêu của mình.
Xác định một quan hệ từ và một cặp quan hệ có trong bài bánh trôi nước.
Một quan hệ từ trong bài bánh trôi nước: vừa
Một cặp quan hệ từ trong bài bánh trôi nước: mặc dầu...mà...
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
xác định biện phàp tu từ được sử dụng trong 2 dòng thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó ? nghe thơm ngậy canh riêu với nồi cơm ủ cạnh niêu tép đầy
Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe thơm ngậy canh riêu". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Sự yêu thích và trân trọng của tác giả đối với bữa ăn giản dị mà rất đỗi thân thương.
- Gợi lại kí ức một thời cùng bà trong trái tim của tác giả.
Trong bài thơ bánh trôi nước xác định quan hệ từ, từ ghép đẳng lập và gheps chính phụ