Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 2 2019 lúc 14:22

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

   + Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

   + Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

   + Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2019 lúc 16:53

- Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

   + Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

   + Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

   + Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

   + Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Em rút ra những lưu ý:

+ Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng.

+ Những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận sẽ giúp việc phân tích một tác phẩm văn học cụ thể, rõ ràng hơn.

+ Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý để triển khai ý mạch lạc làm bài.

Tran Ba Hai Anh
Xem chi tiết

Tham khảo:

Các yếu tố của truyện

Chiếc  cuối cùng

Đề tài​

​Lòng nhân đạo

Các chi tiết tiêu biểu​

​Ông Behrman vẽ chiếc lá để cứu sống Giôn - xi

Ngoại hình, hành động của Giôn-xi​

​Nằm trên giường,mở mắt,nhìn ra cửa sổ,...

Ý nghĩa của nhân vật Giôn-xi​

​Nếu chiếc lá lìa cành là sẽ lìa đời

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 9 2017 lúc 10:17

Đáp án: C

Cô Nàng Song Tử
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 11:55

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm giàu ý nghĩa về mặt chính trị và lịch sử. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật châm biếm trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật trào phúng và ngòi bút châm biếm sắc sảo đã được thể hiện ở ngay cách tác giả đặt tiêu đề: Thuế máu. Bên cạnh những thứ thuế như thuế rượu, thuế muối, thuế gạo, nhân dân ta thời kì ấy còn phải gánh chịu một thứ thuế kinh khủng, tàn nhẫn hơn, đó là thuế được trả bằng máu. Như vậy, qua tiêu đề vô cùng súc tích, ngắn gọn, người đọc đã hình dung được phần nào về tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp của nhân dân ta khi Pháp xâm lược và cai trị. Đồng thời, nhan đề ấy cũng bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Nghệ thuật châm biếm và trào phúng tiếp tục được tô đậm hơn nữa khi tác giả vạch trần những thủ đoạn, mánh khóe của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Trước chiến tranh, họ bị coi là giống người hạ đẳng, là “An- Nam- mít da đen bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị, bị đối xử đánh đập như súc vật. Rồi khi chiến tranh vui tươi bùng nổ, các quan cai trị lập tức đổi thái độ, gọi người bản xứ là: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Chiến tranh kết thúc, họ lại trở về là thân phận nô lệ ban đầu. Sự tương phản đau đớn ấy đã được thể hiện bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân. “Chế độ lính tình nguyện” mang sắc thái trào phúng tự nhiên, ở đây là bắt buộc, cưỡng bức chứ không hề do người dân thuộc địa sẵn sàng, phấn khởi lên đường. Với sự ra đời của chế độ này, chính quyền thực dân tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu, sẵn sàng trói, xích nhốt người ta như nhốt súc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với luận điệu của chính quyền thực dân: hứa hậu đãi sau chiến tranh, rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Đó là những chiêu trò lừa dối, mị dân, đểu cáng để che đậy bản chất tàn ác, dã man của chính quyền thực dân khi biến những người dân bản xứ thành vật hy sinh. Bằng lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng và câu hỏi tu từ, điệp từ, tác giả tiếp tục lột cái mặt nạ vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Những người dân thuộc địa sau khi trở về từ chiến tranh bị tước đoạt hết của cải, bị đối xử, đánh đập thô bỉ như súc vật. Họ lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng và bẩn thỉu, bị lừa dối, áp bức và rơi vào tình cảnh cùng quẫn, trở thành nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp. Sự tráo trở, tàn nhẫn, độc ác đó không chỉ đối với người dân bản xứ mà còn với ngay cả những người Pháp lương thiện. Bằng việc cấp môn bài bán lẽ thuốc phiện, chính quyền thực dân đã đầu độc con người và lôi kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu cay của tác phẩm đã được thể hiện qua những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu ý nghĩa biểu cảm và có ý nghĩa tố cáo. Qua nghệ thuật châm biếm và giọng điệu trào phúng sâu sắc, mỉa mai, ta đã có một cái nhìn cụ thể về bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.

halinhvy
12 tháng 12 2018 lúc 12:29

“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm mà Bác sáng tạo nhằm mục đích để vạch trần, tố cáo chế độ thực dân giả dối, tàn bạo đồng thời khích lệ, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh. Chương I của tác phẩm với nhan đề “Thuế máu” là một chương tố cáo sâu sắc tội ác của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa khi chiến tranh xảy tới và một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật châm biếm, trào phúng là nghệ thuật luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười nhằm để châm biếm, đả kích đối tượng trào phúng. Cách dùng nghệ thuật trào phúng để châm biếm, lên án cái xấu không chỉ có tác dụng vạch trần bản chất đối tượng một cách sâu sắc nhất mà còn khiến cho tác phẩm có giá trị biểu đạt cao, thể hiện được thái độ tác giả.

Trong “Thuế máu”, Người liên tục sử dụng những liên tưởng độc đáo, dùng cách nói trào phúng sắc sảo để lập luận. Ngay trong đoạn đầu, Người đã sử dụng câu từ hết sức châm biếm, không quá cay nghiệt mà vẫn khiến cho kẻ thù phải cay đắng trong cách chỉ ra sự đối lập giữa cách đối xử của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa trước và khi chiến tranh xảy đến: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do", tác giả dùng những cách gọi hết sức hình ảnh khi gọi những người dân thuộc địa là những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", rồi "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” làm nổi bật lên sự bịp bợm, xáo trá của thực dân Pháp. Rồi khi nói về số phận của họ: “Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Một số phận thật bi đát nhưng theo cách nói của Người, người đọc không bị quá ghê rợm bởi số phận thảm thương của họ mà ghê rợn chính những kẻ đã đẩy những con người nhỏ bé vô tội vào vũng lầy đâu đớn.

Và rất nhiều những đoạn trào phúng gây ấn tượng khác: “Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D(4) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền” hay “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nêgrô lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu". Những cách nói trào phúng độc đáo này đã dễ dàng tiếp cận bạn đọc, khiến ai cũng dễ dàng tiếp thu thông điệp mà tác phẩm truyền tải.

Quả vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo, chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng của Bác đã đưa người đọc dễ dàng nhận ra bản chất dối bịp của chế độ thực dân đồng thời làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và sức hấp dẫn này sâu đậm mãi về sau.

Anh Qua
12 tháng 12 2018 lúc 13:00

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm giàu ý nghĩa về mặt chính trị và lịch sử. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật châm biếm trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật trào phúng và ngòi bút châm biếm sắc sảo đã được thể hiện ở ngay cách tác giả đặt tiêu đề: Thuế máu. Bên cạnh những thứ thuế như thuế rượu, thuế muối, thuế gạo, nhân dân ta thời kì ấy còn phải gánh chịu một thứ thuế kinh khủng, tàn nhẫn hơn, đó là thuế được trả bằng máu. Như vậy, qua tiêu đề vô cùng súc tích, ngắn gọn, người đọc đã hình dung được phần nào về tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp của nhân dân ta khi Pháp xâm lược và cai trị. Đồng thời, nhan đề ấy cũng bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Nghệ thuật châm biếm và trào phúng tiếp tục được tô đậm hơn nữa khi tác giả vạch trần những thủ đoạn, mánh khóe của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Trước chiến tranh, họ bị coi là giống người hạ đẳng, là “An- Nam- mít da đen bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị, bị đối xử đánh đập như súc vật. Rồi khi chiến tranh vui tươi bùng nổ, các quan cai trị lập tức đổi thái độ, gọi người bản xứ là: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Chiến tranh kết thúc, họ lại trở về là thân phận nô lệ ban đầu. Sự tương phản đau đớn ấy đã được thể hiện bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân. “Chế độ lính tình nguyện” mang sắc thái trào phúng tự nhiên, ở đây là bắt buộc, cưỡng bức chứ không hề do người dân thuộc địa sẵn sàng, phấn khởi lên đường. Với sự ra đời của chế độ này, chính quyền thực dân tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu, sẵn sàng trói, xích nhốt người ta như nhốt súc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với luận điệu của chính quyền thực dân: hứa hậu đãi sau chiến tranh, rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Đó là những chiêu trò lừa dối, mị dân, đểu cáng để che đậy bản chất tàn ác, dã man của chính quyền thực dân khi biến những người dân bản xứ thành vật hy sinh. Bằng lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng và câu hỏi tu từ, điệp từ, tác giả tiếp tục lột cái mặt nạ vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Những người dân thuộc địa sau khi trở về từ chiến tranh bị tước đoạt hết của cải, bị đối xử, đánh đập thô bỉ như súc vật. Họ lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng và bẩn thỉu, bị lừa dối, áp bức và rơi vào tình cảnh cùng quẫn, trở thành nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp. Sự tráo trở, tàn nhẫn, độc ác đó không chỉ đối với người dân bản xứ mà còn với ngay cả những người Pháp lương thiện. Bằng việc cấp môn bài bán lẽ thuốc phiện, chính quyền thực dân đã đầu độc con người và lôi kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu cay của tác phẩm đã được thể hiện qua những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu ý nghĩa biểu cảm và có ý nghĩa tố cáo. Qua nghệ thuật châm biếm và giọng điệu trào phúng sâu sắc, mỉa mai, ta đã có một cái nhìn cụ thể về bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.

BÀI LÀM 2 CHỨNG MINH RẰNG: MỘT TRONG NHỮNG Y/TỐ TẠO NÊN SỨC HẤP DẪN CỦA “THUẾ MÁU” LÀ NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM, TRÀO PHÚNG SẮC SẢO.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm mà Bác sáng tạo nhằm mục đích để vạch trần, tố cáo chế độ thực dân giả dối, tàn bạo đồng thời khích lệ, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh. Chương I của tác phẩm với nhan đề “Thuế máu” là một chương tố cáo sâu sắc tội ác của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa khi chiến tranh xảy tới và một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật châm biếm, trào phúng là nghệ thuật luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười nhằm để châm biếm, đả kích đối tượng trào phúng. Cách dùng nghệ thuật trào phúng để châm biếm, lên án cái xấu không chỉ có tác dụng vạch trần bản chất đối tượng một cách sâu sắc nhất mà còn khiến cho tác phẩm có giá trị biểu đạt cao, thể hiện được thái độ tác giả.

Trong “Thuế máu”, Người liên tục sử dụng những liên tưởng độc đáo, dùng cách nói trào phúng sắc sảo để lập luận. Ngay trong đoạn đầu, Người đã sử dụng câu từ hết sức châm biếm, không quá cay nghiệt mà vẫn khiến cho kẻ thù phải cay đắng trong cách chỉ ra sự đối lập giữa cách đối xử của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa trước và khi chiến tranh xảy đến: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do", tác giả dùng những cách gọi hết sức hình ảnh khi gọi những người dân thuộc địa là những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", rồi "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” làm nổi bật lên sự bịp bợm, xáo trá của thực dân Pháp. Rồi khi nói về số phận của họ: “Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Một số phận thật bi đát nhưng theo cách nói của Người, người đọc không bị quá ghê rợm bởi số phận thảm thương của họ mà ghê rợn chính những kẻ đã đẩy những con người nhỏ bé vô tội vào vũng lầy đâu đớn.

Và rất nhiều những đoạn trào phúng gây ấn tượng khác: “Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D(4) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền” hay “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nêgrô lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu". Những cách nói trào phúng độc đáo này đã dễ dàng tiếp cận bạn đọc, khiến ai cũng dễ dàng tiếp thu thông điệp mà tác phẩm truyền tải.

Quả vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo, chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng của Bác đã đưa người đọc dễ dàng nhận ra bản chất dối bịp của chế độ thực dân đồng thời làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và sức hấp dẫn này sâu đậm mãi về sau.