Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
9a1 Trần Đình Nam
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 17:04

Tham khảo

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng :

   - Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2018 lúc 2:33

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

Bảo Huỳnh Kim Gia
Xem chi tiết
Bảo Huỳnh Kim Gia
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2018 lúc 14:10

- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.

       + Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.

       + Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.

    - Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.

→ Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 11 2017 lúc 3:35

  - “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.

    - Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.

→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 3 2019 lúc 5:45

Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen thuộc không phải để nói về sự thờ ơ, vô tình của những người lính trước gia đình, quê hương.

Đối với những người lính thì ruộng nương, căn nhà là cơ nghiệp, ước muốn, nguyện vọng gắn bó cả đời của họ.

Nhưng vì nhiệm vụ, vì nền hòa bình độc lập của đất nước họ phải gác lại tình riêng lên đường vào mặt trận.

Câu thơ chứa từ “mặc kệ”: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” giàu sức biểu cảm và gợi hình:

    - Để lại cả cơ nghiệp hoang trống ra đi, người thân ở lại đó là sự hi sinh lớn lao hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.

    - Những người lính phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu.

Hằng Viên Diệu
Xem chi tiết
Hồ_Maii
30 tháng 3 2022 lúc 20:44

Tham khảo

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu cửa kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn. Đoạn thơ hay nhất trong bài phải kể đến:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 

Đầu súng trăng treo

    Đoạn thơ trích trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người lính. Thật vậy, hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.

    Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.