Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :
+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.
+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.
+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.
+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...
-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.
-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.
-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.
T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :
+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.
+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.
+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.
+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...
Thu thập thông tin để chứng minh rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nét tương đồng về văn hóa.
Tham khảo:
Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông nước, họ đánh bắt cá và các loài thủy hải sản khác trên sông, trên các hồ và đầm phá cũng như ở các vùng biển gần bờ. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
Ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như: dệt nhuộm (lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
Con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.
- Dựa vào bảng 14, vẽ biểu đồ thể hiện số lượng khách quốc tế doanh thu dịch vụ của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2005 - 2019
- Từ bảng 14 và thông tin thu thập được, hãy nhận xét và phân tích, truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch của Đông Nam Á.
Vẽ biểu đồ:
-Nhận xét: Số lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm.
=> ngành du lịch đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.
- Nguyên nhân:
+ Nhờ chính sách mới của các nước trong khu vưc: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới; liên kết với các công ty lữ hành quốc tế,…
+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.
+ Du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực;
+ Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.
+ Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.
ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”
Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:
A. 5 nước
B. 6 nước.
C. 8 nước
D. 10 nước
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước
trình bày đặc điểm kinh tế các nước đông nam á. cho biết các nước đông nam á có những điều kiện gì để hợp tác. những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác . Những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội.
a) Dựa vào bảng 13, hãy tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.
b) Từ bảng 13 và số liệu đã tính, kết hợp các tư liệu thu thập được, hãy truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Yêu cầu a) Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.
Năm | 2005 | 2019 |
Số lượt khách | 100% | 280,9% |
Doanh thu | 100% | 436,7% |
Yêu cầu b) Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á
- Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.
- Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.
- Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.
- Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.
- ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.
Cơ chế hợp tác của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" không thông qua hình thức nào?
A. Các văn bản về đường lối phát triển kinh tế-xã hội chung áp đặt cho tất cả các nước thành viên.
B. Các hiệp ước
C. Các diễn đàn
D. Các hoạt động văn hóa, thể thao
Chọn đáp án A
Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn đàn
- Thông qua các hiệp ước
- Tổ chức các hội nghị
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển
- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực
ð Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN
Như vậy, phương án A không phải cơ chế hoạt động chung của ASEAN
Cơ chế hợp tác của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" không thông qua hình thức nào?
A. Các văn bản về đường lối phát triển kinh tế-xã hội chung áp đặt cho tất cả các nước thành viên.
B. Các hiệp ước
C. Các diễn đàn
D. Các hoạt động văn hóa, thể thao
Chọn đáp án A
Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn đàn
- Thông qua các hiệp ước
- Tổ chức các hội nghị
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển
- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực
ð Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN
Như vậy, phương án A không phải cơ chế hoạt động chung của ASEAN.
Đọc các thông tin trong bảng 15.2, hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. Việt Nam đứng ở vị trí nào?