Điểm giống nhau giữa Anh và Pháp ( cuối TK XIX đến đầu TK XX)
cần gắp !!
THANKS<3
Khái quát tình hình khinh tế chính trị của các nước Anh , pháp, đức, mĩ cuối tk XIX đầu tk XX . Từ đó rút ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nước Anh , pháp, đức, mỹ cuối XIX đầu XX
So sánh kinh tế , chính trị của các nược các nước Anh , Pháp , Đức , Mĩ giữa 2 giai đoạn .
( TK XVI -> TK XIX và cuối thế kỉ XIX - đầu TK XX )
+) nước Anh.
- Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới.Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.Nguyên nhân của sự giảm sút :+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.- Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độcquyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.( 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.)- Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.+) nước Pháp- Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh- Nguyên nhân:+ Kĩ thuật lạc hậu+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ , mất đất ,phải bồi thường chiến tranh+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.- Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.- Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm hơn các nước khác)Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:- Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.- Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.Đặc điểm nổi bật của đế quốc Anh cuối TK XIX đầu TK XX?
Ai giúp với đang cần gấp!
Nêu điểm khác nhau của các nước Anh, Pháp,Đức ,Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX
* Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
* Khác nhau
- Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm
- Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi, chuyển từ 1 nước đứng thứ 2 về Công nghiệp, dần chuyển thành cho vay, xuất khẩu tư bản
- Đức: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến, mức độ sản lượng công nghiệp tăng cao, nhưng lại quá ít thuộc địa => hung hăng nhất
- Mĩ: Cái này không nhớ lẵm, hình như là CNĐQ các tơ rốt hay gì ấy. nhưng giống Đức ít thuộc địa, có trình độ kĩ thuật công nghiệp cao
Nhận xét chung về các phong trào yêu nc chống Pháp của ndân ta vào cuối tk XIX và đầu tk XX
Các phong trào yêu nước trong thời kỳ này diễn ra rất sôi nổi, nhưng chưa có một đường lối, chủ trương rõ ràng.
=>Kết quả là thất bại
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc ở các nước anh, pháp đức, mĩ Cuối TK XIX đầu TK XX
1. Anh
Kinh tế: Phát triển chậm, đứng thứ ba thế giới Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền. Chính trị: Chế độ quân chủ lập hiến, Đảng tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.=> Chủ nghĩa đế quốc Anh: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Đối ngoại : Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa . Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .2. Pháp
Kinh tế: Đứng vị trí thứ 4 thế giới Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp Chính trị: Nền cộng hòa thứ III. Thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.=> Chủ nghĩa đế quốc Pháp “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Đối ngoại : Tăng cường xâm lược thuộc địa :hạng nhì thế giới , bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc , Ma đa ga xca; Việt Nam , Lào , Cam pu chia3. Đức
Kinh tế: Đứng đầu châu Âu, đứng thế hai thế giới Các công ty độc quyền ra đời chi phối kinh tế Đức. Chính trị: Quân chủ lập hiến, theo liên bang Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, phản động=> Chủ nghĩa đế quốc Đức “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
4. Mĩ
Kinh tế: Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền khổng lồ ra đời.=> Mĩ chuyển sang giai đoạn đế quốc
Chính trị: Đề cao vai trò tổng thống, do hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền. Tăng cường bành trướng, tranh giành thuộc địa.Chúc bạn học tốt ^^
Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX ? Sự phát triển kinh tế của các nước có giống nhau hay không ?
Giúp mình với mình đang cần gấp :((
theo em phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX-đầu TK XX có điểm gì khác so với phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp ; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành).
So sánh nền Kinh tế và Chính trị giữa Anh và Pháp cuối TK XIX - đầu TK XX
Mk cần gấp mấy bạn giúp mk nhanh nha.Thanks
Kinh tế Anh : Cuối thế kỉ 19,kinh tế phát triển chậm mất dần vị trí độc quyền ,xuống hang thứ 3 sau Mĩ,Đức
Đầu tk 20 nhiều công ti độc quyền về công nghiệp tài chính đã ra đời
Về Chính trị:Anh vẫn là nhà nước quân chủ lập hiến có hai đảng-tự do và bảo thủ thay nhau cầm quyền,chính quyền đảy mạnh xâm lược thuộc địa
Lê-nin gọi chủ nghĩa đé quốc anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân
Kinh tế Pháp:Kinh tế cong nghiệp phát triển chạm đến cuối tk 19 công nghiẹp pháp đứng hang thứ 4 trên tg(sau Mĩ Đức Anh)
Đầu tk 20:Các công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
chình trị : Tồn tại thể chế cọng hòa thi hành nhiều chính sách đàn áp nhân dân, chạy đua vũ trang thi hành chiến trah xâm lược