Những câu hỏi liên quan
36.Trần Minh Thắng
Xem chi tiết
Lihnn_xj
27 tháng 12 2021 lúc 8:25

Tham khảo:

 Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng và có vẻ đẹp về hình thể. Được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng.

Bình luận (0)
lê trần minh quân
Xem chi tiết
lê trần minh quân
17 tháng 1 2018 lúc 23:06

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bình luận (0)
Pain Thiên Đạo
17 tháng 1 2018 lúc 23:24

anh yêu em thúy lê :))

Bình luận (0)
Cô nàng cự giải
18 tháng 1 2018 lúc 12:18

Bài làm :

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.  

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Như Quỳnh
10 tháng 5 2022 lúc 20:22

giúp em với ạ khocroi

Bình luận (0)
zero
10 tháng 5 2022 lúc 20:22

refer

 

Tự học vốn là một đức tính tốt, người có đức tính tốt cần được phát huy. Nếu chúng ta bỏ thời gian ra tự đầu tư cho bản thân thì đó không chỉ đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là một tác động rất hiệu quả sau này.

Ở đây chắc hẳn ai cùng đã từng biết đến nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân.

Để tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một cách học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững những kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để cũng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học, vì vậy, mỗi người cần phải tự chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Vậy làm thế nào để chúng ta phát huy tinh thần đó một cách hiệu quả nhất. Chắc hẳn một trong những phương pháp các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là nghe nhạc không lời khi học. Phương pháp này khá hiệu quả giúp chúng ta loại bỏ được những tạp âm bên ngoài. Ngoài ra, những bản nhạc không lời còn giúp chúng ta cảm thấy khoan khoái và thư giãn đầu óc, biến những giờ học mệt mỏi hàng ngày thành những buổi học vô cùng du dương và dễ chịu.

Một chu trình hoàn hảo dành cho những con người có đam mê với việc tự học sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau: có thể thông qua tìm tòi, phân tích, nghiên cứu và cuối cùng là đưa ra nhận định. Sau cùng, sẽ là những bước tích hợp lại từ những kinh nghiệm mình tự thu nhặt được để sớm hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó cũng chính là các chu trình và các bước rất hiệu quả trong việc làm nổi bật bản thân mình hơn. Chỉ cần có tinh thần tự học thì không có loại kiến thức nào có thể làm khó được ta. Từ những kiến thức mang tính học thuật như khoa học nghiên cứu đến những môn lý thuyết và dạt dào cảm xúc như văn học cũng được chúng ta thu nhặt một cách dễ dàng thông qua phương pháp tự học.

  
Bình luận (0)
TR ᗩ NG ²ᵏ⁶
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 3 2021 lúc 18:40

Tham khảo:

I/ Mở bài: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ Thân bài:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ Kết bài: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Bình luận (1)
Trịnh Long
13 tháng 3 2021 lúc 18:45

/ Mở bài: Đưa ra vấn đề.

 

 -Dẫn dắt những tệ nạn xã hội : ăn cắp ở học đường,........

 

 -Nêu ra vấn đề cần nghị luận : hiện tượng ăn quà vặt hiện nay của học sinh

 

II/ Thân bài:

 

Luận điểm 1:

 

- nêu những tác hại của những món quà vặt : không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh...

 

-nêu những đặc sắc về vẻ bề ngoài , ngon mắt phong , phú của quà vặt.

 

-đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa.

 

=> Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

 

=> Thói quen này nếu trở lên lâu dài sẽ gây ra những căn bệnh khó lường, ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… 

 

Luận điểm 2:

 

- nêu nhưng việc mà phụ huynh cần làm để khuyên nhủ con em mình tránh xa những thứ đồ ăn không rõ nguồn gốc, có chất đọc hại : giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích ,dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa…

 

=>Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

 

Luận điểm 3: đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

 

=> kết luận hiện tượng ăn quà vặt hiện nay của học sinh cần phải có những biện pháp ngăn chặn

Bình luận (1)
Maii Anhhs
Xem chi tiết
Hắc Hoàng Thiên Sữa
16 tháng 6 2021 lúc 17:18

tham khảo!!!

đây là dàn ý

I. Mở bài:

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệĐặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

 

Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

”Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 

3. Vai trò của lòng yêu nước

Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đángBảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt NamKêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

tham khảo!!

nêu suy nghĩ

Trần Quốc Tuấn quả thực là một vị tướng tài ba , có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong bài " Hịch tướng sĩ " , Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Cụ thể , tác giả viết : "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . Những câu văn ấy đã cho chúng ta thấy được tấm lòng uất hận , sự sục sôi căm thù , oán hận và có phần khinh bỉ kẻ địch. Nợ nước , thù nhà là vấn đề luôn canh cánh trong lòng vị chủ tướng. Chính vì thế , tác giả quyết định phải đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi , dù có liều mạng thì tác giả cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ tâm tư rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Nó cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và và ý thức trách nhiệm của một vị chủ tướng với non sông. Đây cũng là phẩm chất cao đẹp đáng nể phục ở người anh hùng này.

Bình luận (0)
FFPUBGAOVCFLOL
Xem chi tiết

 Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam .

Hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương
4 tháng 3 2020 lúc 20:53

bạn tham khảo nhé

  Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

    Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

    Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

    Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

    Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

    Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

    Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

     Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

    Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

   Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

    Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

p/s:ở trên mạng

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pham duc hieu
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:48

Theo em, suy nghĩ của tác giả trong đoạn cuối là thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới độc giả trong tản văn. Tác giả mong rằng trong cuộc sống hối hả, con người sẽ ngày càng sống tốt hơn, biết chú ý nuôi dưỡng tâm hồn hơn. Nếu như làm được như vậy, sự rối rắm hỗn loạn của xã hội sẽ được giảm thiểu đáng kể. Khi ấy, các thông tin tiêu cực tác động đến con người sẽ dần xuất hiện ít hơn trên mặt báo. Thay vào đó là các thông tin về hoa cỏ, về những điều bình dị đang làm đẹp cho cuộc sống để ai đọc được cũng cảm thấy yêu thiên nhiên, vui vẻ, yêu đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thủy
Xem chi tiết