Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60 trong đó số hạt nơtron bằng số hạt proton tìm các hạt cấu tạo
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố Y là 18. Biết số proton bằng số nơtron. a. Tìm các hạt cấu tạo nên nguyên tử của nguyên tố Y b.Tính nguyên tử khối của Y.
a, Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=18\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=6\\n=6\end{matrix}\right.\)
b, \(NTK=p+n=6+6=12\left(đvC\right)\)
Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số nơtron hơn số proton là 1 hạt.
Viết công thức phân tử của hợp chất.
A. CaCl2
B. CaF2
C. CuCl2
D. FeCl2
Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số nơtron hơn số proton là 1 hạt. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức phân tử của hợp chất.
A. CaF2.
B. CaCl2.
C. CuF2.
D. CuCl2.
Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tìm điện tích hạt nhân của R. Câu 8: Tổng số các hạt proton, electron, nơtron của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Tìm điện tích hạt nhân của X. Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 10: Khối lượng của nguyên tử nguyên tố X là 27u. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là dương là 1. Viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 11: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Oxi, biết Oxi có 3 đồng vị : 99,757% 816O; 0,039% 817O; 0,204% 818O
Bài 2: Biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 28. Tỉ số giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 1,8.
a) Tìm số proton, nơtron và electron của nguyên tử X.
b) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X.
Bài 3: Nguyên tử Y có tổng số các hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử Y, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1.
a) Hãy xác định số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X.
b) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử Y.
Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử của M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử của X là 8.
a. Tìm công thức phân tử MX3.
b. Viết cấu hình e của M và X.
Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Số p trong M và X lần lượt là
A. 19 và 8
B. 11 và 16
C. 11 và 8
D. 19 và 16
Đáp án : A
A là M2X :
2.(2pM + nM) + (2pX + nX) = 140(1)
Số hạt mang điện trong M+ = 2pM – 1
Số hạt mang điện trong X2- = 2pX + 2
=> 2pM – 1 = (2pX + 2) + 19
=> pM – pX = 11(2)
Trong M : pM + 1 = nM(3)
Trong X : pX = nX (4)
Giải hệ (1,2,3,4) ta được :
pM = 19 và pX = 8
Câu 1. Nguyên tử trung hòa về điện là do: A Có số hạt proton bằng số hạt electron B Có số hạt nơtron bằng số hạt electron C Tổng số hạt proton và nơtron bằng số hạt electron D Có số hạt proton bằng số hạt nơtron Câu 2. Số nguyên tử của từng nguyên tố trong hợp chất Fe2(SO4)3 A 2Fe, 3S04 B 2Fe, S, 40 C 2Fe, 3S, 12O D 2Fe, 3S, 30₂ Câu 3 Trong các chất sau, chất nào là đơn chất A photpho B Đá vôi C inox D không khí
Câu 1: A
Câu 2: A (mik ko chắc câu này lắm)
Câu 3: A
Một nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 25, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7.
a. Tìm số hạt proton, nơtron và electron của A.
b. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Sắt và A. Gọi tên sản phẩm đó. Biết Sắt có hóa trị III.
a, Theo đề bài, ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=25\\p+e-n=7\end{matrix}\right.\)
Mà p = e
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p+n=25\\2p-n=7\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=n=8\\n=9\end{matrix}\right.\)
b, A là O
CTTQ: FexOy
Theo QT hoá trị: x.III = y.II
=> \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}\)
CTHH là Fe2O3
a)Theo đề bài,
P+E+N=25 mà P=E => 2P+N=25 (1)
2P-N=7 (2)
Từ (1) và (2) --> N=\(\dfrac{25-7}{2}\)=9
--> 2P=9+7=16 => P=E=16/2=8
Vậy N=9, P=E=8
b) A có 8 P --> A là Oxi
CTHH của hợp chất đó là FexOy (x,y∈N*) (Fe hóa trị III)
Theo quy tắc hóa trị:
III.x=2.y ---> x/y=2/3
--> CTHH của hợp chất là Fe2O3