Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Bảo Châu
Xem chi tiết
Thảo Chi ~
21 tháng 1 2019 lúc 13:14

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

Hoàng Bảo Châu
22 tháng 1 2019 lúc 11:23

có dùng học tốt hay giải k nè

Phạm Mạnh Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 9 2021 lúc 16:09

Bài 1: 

a: \(\sqrt{0.49a^2}=-0.7a\)

b: \(\sqrt{25\left(a-7\right)^2}=5a-35\)

c: \(\sqrt{a^4\left(a-2\right)^2}=a^2\cdot\left(a-2\right)\)

d: \(\dfrac{1}{a-3b}\cdot\sqrt{a^6\left(a-3b\right)^2}\)

\(=\dfrac{1}{a-3b}\cdot a^3\cdot\left(a-3b\right)=a^3\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 9 2021 lúc 16:09

Bài 2: 

a: \(2\left(x+y\right)\cdot\sqrt{\dfrac{1}{x^2+2xy+y^2}}\)

\(=2\left(x+y\right)\cdot\dfrac{1}{x+y}\)

=2

b: \(\dfrac{3x}{7y}\cdot\sqrt{\dfrac{49y^2}{9x^2}}\)

\(=\dfrac{3x}{7y}\cdot\dfrac{-7y}{3x}\)

=-1

Nguyễn Hoàng Minh
9 tháng 9 2021 lúc 16:12

\(1,\\ a,\sqrt{0,49a^2}\left(a< 0\right)=-0,7a\\ b,\sqrt{25\left(7-a\right)^2}\left(a\ge7\Leftrightarrow7-a\le0\right)=5\left(a-7\right)\\ c,\sqrt{a^4\left(a-2\right)^2}\left(a>0\right)=\left[{}\begin{matrix}a^2\left(a-2\right),\forall a\ge2\\a^2\left(2-a\right),\forall0< a< 2\end{matrix}\right.\\ d,\dfrac{1}{a-3b}\sqrt{a^6\left(a-3b\right)^2}\left(a>3b>0\right)=\dfrac{1}{a-3b}\cdot a^3\left(a-3b\right)=a^3\)

 

Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
16 tháng 3 2016 lúc 11:39

Văn 7 hoặc văn 12 nha

Huỳnh Châu Giang
16 tháng 3 2016 lúc 12:44

Bạn vào SGK đi

Trần Thị Cẩm ly
16 tháng 3 2016 lúc 17:49

ai mak chẳng bt z

nhưng mk muốn hk hỏi thêm nên mới hỏi thêm các bn

 

Cô bé thú cưng
Xem chi tiết
Đỗ Trung Quân
11 tháng 9 2021 lúc 14:26

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mạnh Kiên
Xem chi tiết
ILoveMath
2 tháng 9 2021 lúc 9:06

hình bé quá

Tử Nguyệt Hàn
2 tháng 9 2021 lúc 9:08

sin 650=cos 350
\(cos70^0=sin30^0\)
\(tan80^0=cot20^0\)
\(cot68^0=tan32^0\)

Kirito-Kun
2 tháng 9 2021 lúc 9:08

Ko nhìn chữ bn ơi, bn cho to hình một tý

Xem chi tiết
Linh Linh
19 tháng 3 2019 lúc 18:53

P/S : Lm văn nghị luận về chủ điểm nào , bn pk ns cụ thể chứ !!!

Linh Linh
19 tháng 3 2019 lúc 18:54

– Mở bài:

Nêu hiện tượng, đời sống được đề cập trong đề bài.

Học sinh hãy dùng 1,2 câu văn để giới thiệu trực tiếp vào vấn đề.

– Thân đoạn: 

Giải thích hiện tượng

Giải thích hiện tượng sống trong yêu cầu của bài một cách ngắn gọn.

Bàn luận về vấn đề

Đưa ra biểu hiện của hiện tượng đời sống đó một cách cụ thể. Các em có thể lấy dẫn chứng để chứng minh tính tiêu cực của hiện tượng. Tuy nhiên không nên đi quá sâu vào giải thích dẫn chứng hay bình luận.

Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống tiêu cực đó. Đồng thời trình bày tác hại của hiện tượng đến đời sống con người.

Kết đoạn:

Nêu bài học nhận thức, hành động

Khẳng định hiện tượng đời sống đó là tiêu cực, cần lên án, phên phán.

Đưa ra các giải pháp để khắc phục, hành động của bản thân.

Từ cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội trên, có thể thấy cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội hay đoạn văn nghị luận không khác nhau về bước làm.

Tuy nhiên bài văn nghị luận xã hội cần đi sâu vào phân tích luận cứ, luận chứng. Còn đoạn văn nghị luận xã hội mang tính khái quát, ngắn gọn hơn.

Một chủ đề văn nghị luận xã hội thường gặp trong đều thi THPT Quốc gia

Phần trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội hay, đoạn văn nghị luận ngắn gọn.

Bây giờ CCBook sẽ chia sẻ một số chủ đề văn nghị luận xã hội thường gặp. Teen 2K1 có thể vận dụng các kiến thức ở trên để thực hành ngay nhé.

– Dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1. Anh (chị) hãy viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày ý kiến về: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”

2. Với câu danh ngôn “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”, các em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình.

3.  Tổng thống người Mỹ Abraha Linhcon đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ” trong bức thử gửi tới hiệu trưởng trường nơi con trai đang theo học. Qua lời nhắn gửi đó các em có suy nghĩ gì? Hãy trình bày quan điểm trong đoạn văn khoảng 200 chữ.

– Dạng văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay đang sống vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với gia đình. Các em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên trong khoảng 200 chữ,

2. Các em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “Con người đang ngày càng thay đổi công nghệ nhưng cũng chính công nghệ đang làm thay đổi con người”.

3. Trước hiện tượng lãng phí của thế hệ trẻ hiện nay, hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ đề trình bày suy nghĩ của mình.

Linh Linh
19 tháng 3 2019 lúc 18:56

DÀN Ý, DÀN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TINH THẦN TỰ HỌC CỦA HỌC SINH HIỆN NAY

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (tích cực, cần học tập,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

Tự học là gì? Tự tìm tòi, học tập những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết nhằm làm rõ vấn đề, thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người khác.Tinh thần tự học là tinh thần khát khao tri thức, chủ động học tập và rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.

Vai trò của việc tự học:

Rèn luyện và phát triển tư duy.Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng.Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức.Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó....

Lời khuyên:

Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơnHọc cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức....

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

                                                                      Bài làm :

Với bạn con đường nào là con đường ngắn nhất đưa bạn tới thành công. Thiết nghĩ với tôi phải chăng là con đường học vấn, tiếp thu những tinh hoa và tri thức của nhân loại đã đúc kết hằng mấy mươi thế kỉ qua để làm giàu trí tuệ bản thân, nỗ lực tiếp thu và không ngừng sáng tạo để mở mang trí tuệ, rồi bằng kiến thức đã tiếp thu góp phần xây đắp nên tương lai tươi sáng của bản thân. Những liệu chỉ học với một thái độ thụ động, đối phó thì liệu ta có thành công không? Chính vì thế, một điều quan trọng là chúng ta cần có tinh thần tự học.

Tự học là tự trau dồi, tích lũy, tìm tòi khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực không ỷ nại và phụ thuộc vào người khác. Tinh thần tự học là tinh thần hăng say, nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng kiến thức quý báu. Tinh thần tự học là một thái độ vô cùng cần thiết cho sự học của mỗi người, nếu thiếu yếu tố ấy thì chìa khóa của thành công còn chưa thể nằm chắc trong tay bạn.

Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tâp không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.

Tuy nhiên, lí thuyết chỉ là một màu xám xịt, cây đời mới là xanh tươi. Nói dễ làm khó, làm thế nào để có tinh thần tự học tốt. Tước nhất, chúng ta đặc biệt là giới trẻ đang dễ bị cuốn hút và sao nhãng bởi những trò choi điện tử, mạng xã hội vì thế không thể tập trung cao cho việc học trong một thời gian dài. Do đó, rất cần ta phải tự tạo ra áp lực và giới hạn nghiêm ngặt để bản thân nghiêm túc thực hiện. Thứ hai, có lẽ bạn cũng nên tìm cho mình một hứng thú nhất định trong một môn học nào đó, một sở trường của bản thân để hang say tạo nên cảm hững cho việc tự học. Cuối cùng cần nhất là lí tưởng và mục đích phấn đấu cho tương lai, có như vậy ta mới có bàn đạp làm động lực để tự học và tiến lên. Bằng những cách nhỏ trên hãy thử thay đổi thái độ bản thân nhé để thay đổi tương lai của chính mình.

Chính tri thức là điều làm nên sự khác biệt giữa chúng ta, nhất là với thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước, còn gì đáng quý và thiết thực hơn là có tinh thần tự học để phát huy tri thức bản thân làm giàu có cho văn minh nhân loại, đưa đất nước phát triển.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TINH THẦN TỰ HỌC 2
Bill Gates có một câu nói rất nổi tiếng: “ Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng mong muốn được thành công trên con đường học vấn. Tuy nhiên, học tập có được như ý muốn hay không thì lại phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi người. Bên cạnh những yếu tố tác động như gia đình, nhà trường, phương pháp học tập cũng đóng một vai trò vô cùng lớn. Và để học tập tốt, mang lại kết quả cao, chúng ta không thể nào không nhắc đến tự học.

Trước hết ta cần hiểu: tự học là gì? Tự học là quá trình tự tìm tòi, khám phá, trau dồi, tích lũy kiến thức, biến kiến thức của sách vở, thầy cô thành của mình. Đây là một cách học chủ động, sáng tạo, không phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Có tinh thần tự học, chúng ta đang nắm giữ chiếc chìa khóa để chinh phục biển tri thức khổng lồ của nhân loại.

Tự học là phương pháp học đúng đắn mà mỗi người học sinh đều nên có. Tự học giúp ta tích lũy kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Người có tinh thần tự học sẽ hiểu rõ ý nghĩa của việc học, đồng thời làm chủ kiến thức, có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế, khác với kiểu học tủ, học vẹt là lối học thụ động, phản khoa học và mang lại nhiều hậu quả xấu. Tự học còn giúp phát triển tính sáng tạo, khả năng tư duy của bản thân khi đứng trước vấn đề. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình, cho nên từ độc lập trong suy nghĩ, sẽ tạo dựng được được độc lập trong hành động và cuộc sống. Có rất nhiều tấm gương trong cuộc sống nhờ tự học mà có vốn hiểu biết uyên thâm, sâu rộng. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta là một ví dụ tiêu biểu. Trong 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, đi đến khắp mọi nơi trên thế giới, Bác đã tự trang bị cho mình vốn hiểu biết về tiếng nói và văn hóa của các nước. Vừa làm vừa học, Bác đã thông thạo tới tận 6 ngoại ngữ. Hay Macxim Gorki- một nhà văn lớn đầu thế kỉ 20 của nước Nga. Ông tự nhận trường đại học lớn nhất của mình là trường đời. Nhờ va vấp với xã hội từ sớm, ông đã tích lũy được một vốn sống phong phú từ chính những trải nghiệm cá nhân.

Mỗi chúng ta nên rèn luyện, tạo dựng cho bản thân một ý thức tự học tốt. Trước hết, ta cần xác định rõ mục đích học tập của bản thân, từ đó tìm cho mình phương pháp học đúng đắn. Chúng ta không nên quá ý lại vào sách vở hay thầy cô, thay vào đó hãy tự tìm tòi, nghiên cứu, mày mò kiến thức. Sau này khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, chính chúng ta mới làm chủ cuộc đời mình chứ không phải ai khác, cho nên ta phải luôn có ý thức học hỏi những điểm tốt đẹp từ người khác, học từ những sai lầm, thất bại của bản thân, học trong gia đình, học ngoài xã hội.

Đánh giá cao tinh thần tự học, chúng ta cũng cần phê phán những lối học thụ động, phụ thuộc, kém hiệu quả như học vẹt, học tủ. Đây chỉ là cách học đối phó mang tính tạm thời, hoàn toàn không mang lại ích lợi lâu dài. Vì vậy, nếu còn duy trì lối học này, chúng ta đang trực tiếp làm cho con đường học vẫn của mình đi vào ngõ cụt, đầu óc trì trệ, kém tư duy, sáng tạo.

Tự học chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta không chỉ thành công trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này. Không ai có thể thay ta làm chủ cuộc sống, vì thế, hãy tự đi lên bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Phạm Mạnh Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Ngân
26 tháng 11 2021 lúc 17:03

mk bt làm nhưng nó dài quá :)))

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mạnh Kiên
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết