Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Lê Hà 	My
Xem chi tiết
No name
26 tháng 10 2021 lúc 7:18

Sống trên đời không ai là hoàn hảo cả,con người ta có rất nhiều thiếu sót có người được cái này nhưng mất cái kia.Bạn hiểu thế nào về câu"đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim bạn"?Đôi khi trong cuộc sống hằng ngày giữa con người và con người với nhau sẽ nảy sinh ra sự ghen tị,sự ghen tị có thể bộc phát bất kì lúc nào chúng ta ko thể kiềm chế được,nó chi phối tâm trí chúng ta làm cho chúng ta thấy rằng tệ còn họ thì giỏi.Những người tự ti khác hoàn toàn với những người tự tin bởi vì người tự ti luôn chán ghét bản thân mình và đánh giá cao người khác.Tại sao chúng ta lại đi ghen tị với người khác mà ko tự hoàn thiện bản thân mình?Trong cuộc sống không gì là không thể cả.Chúng ta phải tin tưởng rằng sẽ có ngày ta hơn họ và hãy đánh bay"con rắn" ấy ra khỏi tâm trí chúng ta.Sự ghen tị gặm mòn trái tim con người dễ dàng thay đổi nhân cách của chúng ta nếu chúng ta bị nó chi phối nhiều lần nó làm cho con người ta nhạt nhẽo,tầm thường và hơn nữa là ích kỉ,độc ác.La-bu-ry có câu nói rằng:"giữa lòng ghen tị và sự thi đua có 1 khoảng cách xa như giữa tật xấu và đức hạnh" trong văn bản bức tranh của em gái tôi người anh đã ghen tị với chính người em gái của mình thật nhỏ nhen làm sao điều đó cho tôi bài học rằng để mọi người ghen tị với bản thân mình hẳn người đó đã nỗ lực và cố gắng nhiều lắm.Hãy như họ nhé!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Trí
26 tháng 10 2021 lúc 7:20

Ghen tị là 1 thói xấu.Nếu thấy người khác có được sự thành công thì đừng ghen tị mà hãy nhớ người ta phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong thời gian dài.Và nhà văn muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp là phải phấn đấu ko ngừng để có dc sự thành công

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Hữu Thành Đạt
26 tháng 10 2021 lúc 7:20

BÀI LÀM

     Trong cuộc sống, có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa người với người là hạt nhân cốt yếu của xã hội. Mối quan hệ ấy có tốt đẹp, con người có biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau thì xã hội mới bền vững và phát triển. Vậy nhưng, ở đâu đó, trong xã hội này, vẫn còn tồn tại những người mà luôn ghen ghét, đố kị, ghen tị với người khác. Họ luôn soi mói, săm soi người khác, và nếu người ta hơn mình, họ sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội. Nói về điều này, nhà văn người Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi từng khuyên: "Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim". Suy nghĩ của em về vấn đề đó."

     Trước hết, chúng ta cần phải hiểu ghen tị là gì?

     Ghen tị là một cảm xúc phổ biến như tình yêu hay tức giận, và tất nhiên ghen tị cũng là một cảm xúc mạnh mẽ như bất cứ đam mê nào khác trong lòng người. Ngày xưa cũng như ngày nay, sự ghen tị đều làm chúng ta buồn phiền, bất chấp ý hướng hay những nỗ lực tốt lành mà chúng ta muốn thực hiện để khắc phục sự ghen tị. Trong khi một số người chỉ cảm nhận sự ghen tị như một cảm xúc nhất thời và chóng qua, thì có những kẻ lại bị “chế ngự bởi sự ghen tị,” và hậu quả là họ phải đau đớn trầm trọng về mặt tâm thần, khi sự ghen tị thống trị cuộc sống và tâm thức của họ.

     Thần học và tâm lý học Kitô giáo đều cảnh giác chúng ta đừng coi thường sức hủy hoại của lòng ghen tị. Truyền thống Kitô giáo xem lòng ghen tị như một điều xấu cố hữu, nên đã xếp lòng ghen tị vào danh sách bảy mối tội đầu.

    Các nhà phân tâm học cũng quan tâm đến lòng ghen tị, vì họ nghĩ rằng lòng ghen tị là nhân tố nằm bên dưới nhiều vấn đề liên quan đến mối tương quan giữa con người, gây đổ vỡ giữa vợ chồng, con cái, bạn bè và các quốc gia.

    Theo từ điển Webster, ghen tị là: cảm thấy đau đớn và tức giận khi người khác vui hưởng một lợi lộc, đồng thời ước ao muốn chiếm đoạt lợi lộc ấy. Các nhà tâm lý bổ túc thêm: và muốn phá hoại kẻ đang chiếm hữu lợi lộc ấy.

     Một con người có lòng ghen tị, đố kị có biểu hiện như thế nào?

    Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng một người có lòng hay đố kỵ biểu hiện dễ thấy nhất của họ là luôn khó chịu khi thấy ai đó hơn mình. Khi nghe ai đó có tin vui thì thay vì chúc mừng, họ lại cảm thấy không thoải mái, ganh ghét và tức giận. Điều này đúng với hầu hết với tâm lý bình thường của con người trong xã hội ngày nay. Ví dụ khi nghe bạn bè hay đồng nghiệp có công việc mới với lương cao hay được thăng chức họ sẽ có suy nghĩ mong muốn điều tồi tệ đến với người đó cho thỏa cơn ganh ghét vì sao ta không bằng họ và sợ họ hơn ta. Thậm chí người ganh tị thường cảm thấy hả hê và vui sướng khi người khác sa cơ hay vấp ngã.

    Đặc điểm thứ hai của người hay ghen tị với người khác là luôn sói mói chuyện của người khác. Những người này luôn “ngó nghiêng, ngó dọc” từng hành động và việc làm của người mà họ cảm thấy đố kỵ. Họ cũng thường hay nhòm ngó sự thành đạt, hạnh phúc, nhan sắc của người khác sinh ra lòng tức tối rồi đắm chìm với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như buồn bực, lo lắng, căm ghét và cảm giác tự ti . Hơn thế nữa, họ luôn chăm chăm vào những khuyết điểm hay lỗi lầm của người khác để phán xét nhằm giảm giá trị của người đó với mọi người. Có thể nói, một người có lòng ghen tị sẽ không bao giờ ngừng so sánh bản thân với người khác như một việc làm vô thức. Họ luôn không hài lòng với bản thân mình và so sánh với người khác dù trong bất kỳ tình huống hay hoàn cảnh nào.

     Vì sự ghen tị che mắt, họ muốn thấy bản thân tốt đẹp hơn người khác và cũng vì không có lòng thương xót, nên trong nhiều trường hợp họ sẽ đem tật xấu của người khác ra bới móc, lăng mạ, làm trò cười để hả hê lòng ganh ghét của bản thân. Đối với một số người bởi vì lòng đố kỵ làm cho họ mờ lý trí không biết đâu là điểm dừng, để có thể chứng minh mình hơn người hay muốn người khác phải chịu mang tiếng xấu, họ sẽ không tiếc lời thiêu dệt những điều trái sự thật và bêu rếu khắp nơi để làm giảm giá trị và danh dự về người khác.

     Đã là một người có lòng ganh tị với người khác, việc công nhận thành quả của người khác là điều khó khăn đối với họ. Cũng có thể nói họ cảm thấy việc chấp nhận thành công, thành tích của người khác đồng nghĩa với việc tự chấp nhận mình thất bại. Vì vậy khi đối mặt với sự thành đạt hay hạnh phúc của người khác, họ sẽ có thái độ khinh thường, phản pháo, thậm chí nói những điều làm mất vui hay làm người khác cảm thấy tổn thương. Người ghen ghét đố kị cũng giống như một người mù, họ không bao giờ nhìn thế giới như nó vốn vậy, thay vào đó, họ bóp méo nó đi, và thường có các câu hỏi tại sao như: “Tại sao người kia không tài giỏi như tôi, không thông minh như tôi nhưng lại làm sếp tôi?”,  “Tại sao cô ấy không xinh đẹp như tôi, nhưng lại có thể có được gia đình hạnh phúc như vậy?", “Tại sao cô ấy/anh ấy được sinh ra trong một gia đình giàu có còn tôi thì không”?,..

     Nói tóm lại, người có lòng ganh tị sẽ không chấp nhận bất cứ điều tốt đẹp nào của người khác nếu như họ không có được.

     Những người có lòng ghen tị sẽ không tiếp cận hay quá thân thiết với những người tài giỏi hơn mình. Trong một số trường hợp, khi phát hiện đồng nghiệp, bạn bè hay người thân của mình có tài năng hay năng lực hơn mình người có lòng ghen tị sẽ tìm cách xa lánh hoặc nói xấu người đó vì trong tâm hồn và suy nghĩ của họ đã bị sự đố kỵ lắp đầy, họ luôn cảm thấy ganh ghét và muốn ganh đua với người giỏi hơn.

NỘI DUNG MỚI

Đau đầu vì con học kém, mất tập trung, học trước quên sau?

Noben Kid

Bạn đã được mời FREE FIRE🔥

Gameloop

Bắn FREEFIRE cực đã ngay trên PC! Tải ngay

Gameloop

Chơi FREEFIRE trên PC! Tải!

Gameloop

     Lòng ghen tị sẽ như một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim như lời khuyên của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Người có lòng ghen tị sẽ tự hành hạ và làm khổ bản thân mình, làm khổ những người xung quanh. Nó là một con rắn độc trong tim khi  bạn cứ tự hành hạ mình, tự làm mình đau khổ, tự dằn vặt mình, tự trahcs móc số phận, hiềm khích với người khác; những người có lòng ghen tị sẽ không thể sống thanh thản để thưởng thức niềm vui, hạnh phúc của bản thân mình… Họ luôn thấy khó chịu, bứt rứt, so đo với người khác.

    Lòng ghen tị còn làm biến dạng tâm tồn con người, làm tâm can con người trở nên tối tăm; từ đó không làm chủ được thái độ, cảm xúc và hành vi. Cảm xúc đó có thể khiến con người hoặc tự co rút bản thân để lẩn tránh nỗi đau (tự hành hạ mình); hoặc tỏ thái  độ phản ứng gay gắt đối với người xung quanh; tạo nên khoảng cách giữa mình với mọi người và đẩy họ rời xa mình. Vô hình chung, chính lòng ghen tị đã biến bản thân mình trở thành một người xấu trong mắt mọi người.

     Nhà văn Pháp De Balzac cũng đã từng nói “Người có tính ganh tỵ khổ sở hơn bất cứ một người bất hạnh nào. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn bao nhiêu thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ nhân lên bấy nhiêu lần”. Lòng ghen tị nguy hiểm như vậy đấy, không chỉ phá đi những mối quan hệ giữa người và người, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho bạn mất đi chính mình. Tóm lại dù bất cứ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống và công việc.

     Vậy thì làm như thế nào để hạn chế được lòng ghen tị trong bản thân của mỗi người?

     Bước đầu tiên quan trọng nhất để khắc phục thói ghen tỵ chính là thừa nhận nó. Đây là điều không đơn giản, bởi ghen tỵ là một cảm xúc tự nhiên của con người nhưng lại có tính chất tiêu cực và không được chấp nhận trong mọi giao dịch và hoạt động nghiêm túc của xã hội, nên phần lớn chúng ta có xu hướng phủ nhận nó trong cả môi trường công việc lẫn cuộc sống cá nhân. Một khi chúng ta thừa nhận tình trạng hay ghen tỵ của chính mình, chúng ta có thể khắc phục và loại bỏ nó dần dần bằng liệu pháp nhận thức hành vi và các kỹ thuật tự giúp mà mỗi người đều có thể tự thực hiện được cho mình. Nếu những kỹ thuật này không hiệu quả và thói đố kỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy tìm gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

     Tiến sĩ Smith – một nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục thói ghen tị như sau:

     Thứ nhất, đó là tin vào bản thân và kiên trì: Trong trường hợp này, “kiên trì” nghĩa là chúng ta cần thường xuyên nhìn nhận những suy nghĩ mình đã và đang có và xem xét xem chúng có liên quan đến sự ghen tỵ của mình với người nào đó hay không. Nếu bạn nhận ra rằng chúng là những suy nghĩ có tính chất đố kỵ, hãy tự nhắc nhở bản thân mình rằng việc giữ những suy nghĩ đó trong đầu không những không ích lợi gì cho bản thân mình mà còn gây hại cho cuộc sống của mình. Bạn càng quản lý tốt những cảm xúc của mình và kịp thời điều chỉnh chúng, bạn sẽ dần loại bỏ được thói ghen tỵ.

     Thứ hai là dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những điều tốt đẹp: Mỗi khi bạn nhận thấy mình đang có những suy nghĩ tị nạnh với ai đó, hãy nhanh chóng nhắc nhở bản thân rằng những điều tốt đẹp hay quyền lợi mà người kia đang có không phải là điều gì đó quá to tát giữa thế giới rộng lớn này; thay vào đó, hãy tập trung nghĩ về những điều tích cực và thiết thực trong tầm quản lý của chính mình (một kỷ niệm đẹp, những công việc thú vị bạn sắp hoàn thành,…) hoặc chuyển qua hoạt động khác. Bằng cách định hướng những gì mình nghĩ, bạn sẽ hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực và dần hình thành thói quen quản lý tốt cảm xúc của bản thân.

     Thứ ba, yêu thương và chăm sóc bản thân: Tự nhắc nhở bản thân về những ưu điểm và lợi thế của chính mình. Chiến lược này không làm triệt tiêu sự ghen tỵ ngay lập tức, nhưng mang lại lợi ích vô giá lâu dài cho cuộc sống của bạn, giúp bạn cảm thấy yêu đời và hạnh phúc hơn, dễ dàng vượt qua được những cảm xúc tiêu cực mỗi khi chúng xuất hiện – bao gồm sự ghen tỵ.

    Mỗi người trong chúng ta, dường như ai cũng có một chút tính xấu hơn thua với người khác. Tuy nhiên, thay vì buồn với sự thành công của họ, chúng ta nên lấy đó là động lực để mình cần phải cố gắng hơn nữa. Có như vậy, tâm ta mới cảm thấy luôn nhẹ nhàng, thư thái và nhận được nhiều sự yêu mến của mọi người.

    Tóm lại, khi vượt qua được lòng ghen tị, chế ngự được nó thì cuộc sống của mỗi người mới trử nên thanh thản. Đó cũng là điều kiện để mỗi người nhận ra được giá trị đích thực của bản thân và của những người xung quanh; môi người sẽ có một tâm hồn đẹp, thánh thiện; có được niềm tin để đi đến thành công và niềm vui trong cuộc sống. Hãy bỏ con rắn ghen tị trong lòng mình, bạn nhé!

Khách vãng lai đã xóa
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 8 2016 lúc 14:49

Mở bài:  Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là  trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.

Thu Huong Doan
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đạt
Xem chi tiết
Hà Trâm Anh
25 tháng 10 2021 lúc 21:00
Nhà văn muốn gửi tới thông điệp là hãy chấp nhận những gì mình có, đừng ghen tị với thứ người khác có
Khách vãng lai đã xóa
Khuất Bảo Nhi
25 tháng 10 2021 lúc 21:00
Ko nên ghen tị vs người khác
Khách vãng lai đã xóa
trần bảo nguyên
25 tháng 10 2021 lúc 21:10

khuyên chúng ta ko nên ganh tị ganh ghét với người khác đó. ( nhớ k cho mình nha )

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thu Hằng
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
16 tháng 8 2018 lúc 9:26

Tham khỏa :3

Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.

Đạt Trần
16 tháng 8 2018 lúc 9:32

Gợi ý:

-Trước hết khẳng định câu nói trên nói về thói ghen tị của con người và nó đã được thể hiện qua người anh trai trong văn bản:" bức tranh của em gái tôi"

-Biểu hiện của anh trai:

+Khi thấy em gái tự chế màu vẽ, người anh tỏ ý xem thường và đặt cho em gái biệt danh là Mèo.

+Người anh có tâm trạng không vui khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

+Từ đó, người anh cảm thấy không thề nào chơi thân với em gái được nữa

=> Đây chính là sự ghen tị nó ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của anh trai . Dẫu cx có phần đúng vì anh trai vẫn còn là trẻ con . Lúc trước, khinh thường em vì hay nghịch ngợm mà h lại phát hiện ra em có tài năng hội họa , cảm thấy mình thua kém nên ghen tị là điều khó tránh khỏi. Nhưng nó đã ảnh hưởng xấu đến người anh khiến người anh trở nên nhỏ nhen hành xử 1 cách vô trách nhiệm, thờ ơ trước tình cảm của người em dành cho mình

=> Thói xấu này cần phải loại bỏ bởi vì nó để lại những hậu quẩ khôn lường. Nó như những con virut vậy khi đã ngấm sâu vào rồi thì khó mà chữa được.
Có thể lấy dẫn chứng từ truyện Tấm Cám. Vì lòng ghen tị mà làm biết bao nhiêu việc, gây nên bao nhiêu tội ác.

Nhưng ko phải là ko có biện pháp nha. Người anh đã được cảm hóa từ chính vẻ đẹp đến tâm hồn của người em gái. Dẫu bị anh ghét bỏ đấy nhưng cô em gái ấy lại ko hề ghét lại anh của mình thậm chí bức tranh đạt giải của mình cũng vẽ về người anh đấy. Từ đó ta biết rằng , cần phải có tình cảm, sự kì công, thời giann lâu dài để xóa đi hết những vết nứt trong tâm hồn của mọi người không chỉ là những người có lòng ghen tị mà còn ở nhiều nhiều nhiều vấn đề khác

Đây là văn biểu cảm nên chú ý phải dàu chất bc nha :)
Có lẽ mình hơi xa đề 1 tí :D nhưng tự làm :D

Kim Hồng
Xem chi tiết
Võ Nhân Kiệt -9B
7 tháng 1 2022 lúc 8:57

ơ bạn:)))

LALISA MANOBAN
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh thảo
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết
Minh Thư
7 tháng 12 2016 lúc 12:26

Câu 1:

-Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

-Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ

- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Câu 2:

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi).v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …Câu 3:Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người.Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!