* Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân bài:
- Nêu khái niệm lòng ghen tị: là sự ghen ghét, đố kị với người khác khi thấy họ hơn mình, họ có cái mà mình muốn. Ghen tị là sự kết hợp của nỗi sợ và giận dữ ở trong lòng. Nó có thể giày vò con người với những giận dữ, thù ghét
- Nêu biểu hiện người có lòng ghen tị
+ Ghen ghét với tất cả những ai hơn mình (về ngoại hình: trí tuệ, tài năng, sự may mắn…) nên họ luôn khổ sở, dằn vặt vì chung quanh luôn có vô số người hơn họ ở các phương diện
+ Luôn muốn hơn người khác bằng cách kéo họ xuống cho thấp hơn mình nên sẽ nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực, ý đồ đen tối, tìm cách ngăn cản hoặc hãm hại người khác.
- Tác hại của lòng ghen tị: Như tác giả Ét – môn - đô đơ A đô a – mi – xi đã nói “Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim”.
+ Tự hành hạ làm khổ mình, làm khổ những người xung quanh tự dằn vặt mình, trách móc số phận, hiền khích người khác, không thể sống hạnh phúc thanh thản nên không thể có niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.
+ Làm tâm hồn con người trở lên tối tăm, từ đó không làm chủ được thái độ, hành vi cảm xúc của mình….dễ bị mọi người cô lập, ghét bỏ
- Làm thế nào để hạn chế lòng ghen tị?
+ Hãy tự ý thức được giá trị của mình, nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng, khách quan
+ Luôn bằng lòng, hạnh phúc với những gì mình có. Hãy tôn trọng người khác để người khác tôn trọng chính mình
+ Tự nỗ lực phấn đấu, cố gắng vươn lên bằng thực lực của mình, luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
Tham khảo nhé: Câu hỏi của Phan Ngọc Anh - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
- Đặt vấn đề: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng ghen tị
- Giải quyết vấn đề:
+ Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị.
+ Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua."Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh."
+ Tác hại của lòng ghen tị. “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim.”
- Kết thúc vấn đề:
+ Khẳng định giữa “lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách” và giá trị lời khuyên của A-mi-xi.
+ Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.