Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ái Kiều
Xem chi tiết
Phạm thái bình
8 tháng 5 2019 lúc 19:47

Chiếc xe đạp của tôi có hình .........Cao hay thấp dài hay ngắn mấy bánh ........còn lại tự viết nha

Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
15 tháng 9 2016 lúc 20:23

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Di Lam
15 tháng 9 2016 lúc 21:26

Mỗi quốc gia,mỗi dântộc đều có một nét văn hoá, độc đáo riêng.Với người  nhật, trang phục truyền thống là kimono, với xứ sở kim chi, nổi bật với bộ hanbok, đặc biệt nhất là Ấn Độ, thật ấn tượng với bộ sari rực rỡ màu sắc.Và đối với người VN từ bao đời nay vẫn song hành với chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại.Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng sự sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộnCũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng. Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài? Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang. 

Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

  
Bạch Vũ
17 tháng 9 2016 lúc 0:03

có thể cho các nghệ thuật:nhân hóa,liệt kê,liên tưởng ,...blap blap...Nhưng 3 cái vứ ns là dơn giản nhất cần phải có,Hơn nữa Kết hợp MT,BC cũng làm bài văn hay hơn(nhưng thuyết minh vẫn là chính nhé!!!

 

Hasune Miku
Xem chi tiết
Lưu Chi
15 tháng 4 2019 lúc 21:35

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’

Nguyen Manh Tien
15 tháng 4 2019 lúc 21:37

ki niem ngoi duoi goc cay o truong

diễm thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Gia Bảo
19 tháng 5 2022 lúc 16:32

I have a best friend. She went to the same high school as me. We sit at the same table together. Her name is Thuy. She is tall and beautiful. Thuy has a lot of pursuers, but she doesn’t love anyone. She has a very good academic record. At the same time, she also has a very good voice. When my school has a program, she will join. I was impressed by her confidence and friendliness. She often tells me funny stories. Every time I have a sad story I will tell her. She knows how to comfort others. I always feel better after talking to her. She is a kind girl who helps out with friends. She sings well, but her hobby is drawing. Although she is not good at drawing, she is constantly trying. I joined her in a painting class near the school. I hope we can keep this friendship forever.

Bản dịch nghĩa

Tôi có một người bạn thân. Cô ấy học cùng trường cấp 3 với tôi. Chúng tôi ngồi cùng bàn với nhau. Cô ấy tên là Thùy. Cô ấy cao và xinh đẹp. Thùy có rất nhiều người theo đuổi nhưng cô ấy không yêu ai cả. Cô ấy có thành tích học tập rất tốt. Đồng thời, cô ấy cũng có giọng hát rất hay. Khi trường tôi tổ chức chương trình gì đó cô ấy sẽ tham ra. Tôi bị ấn tượng bởi sự tự tin và thân thiện của cô ấy. Cô ấy thường kể cho tôi những câu chuyện hài hước. Mỗi lần có chuyện buồn tôi sẽ kể với cô ấy. Cô ấy rất biết cách an ủi người khác. Tôi luôn cảm thấy ổn hơn sau khi tâm sự với cô ấy. Cô ấy là một cô gái tốt bụng hay giúp đỡ bạn bè. Cô ấy hát hay nhưng sở thích của cô ấy lại là vẽ. Mặc dù vẽ chưa giỏi nhưng cô ấy không ngừng cố gắng. Tôi đã cùng cô ấy tham gia lớp học vẽ gần trường. Tôi hy vọng chúng tôi có thể giữ mãi tình bạn này. 

Hana Huyền Ngọc
Xem chi tiết
nguyen thi diem phuong
4 tháng 5 2019 lúc 11:04

Enghlish;

Last week was my birthday, I received many presents, but my favorite gift was the bike given by my uncle. It is a sport bike that I always dream of with a solid design. The not so big frame helps me to climb up easily, but it is also very stable. Two large wheels with aluminum rims in combination with thick tires help reduce the possibility of flat - tire when it runs over sharp things. The tires are made up with more grooves on the surface to increase friction, so I can safely ride without the fear of falling due to slippery roads on rainy days. The interesting thing about the bike is that the speed can be changed quickly between light and heavy pedals. The strong steering wheel with the black frame makes my bike looks so cool, and that is what I like most about it. In addition, the bike also has a safety brake assembled on the steering wheel to help me run at my favorite speed and stop as soon as needed. The saddle has an intelligent design which allows it to be easily adjusted without the need for any additional tool. It is also equipped with a saddle in the back for me to carry my friend. This is a great bike for, and it will be my best friend which will accompany me all the ways.

Dịch:
Tuần rồi là sinh nhật tôi, tôi đã được nhận rất nhiều quà, nhưng món quà tôi thích nhất là chiếc xe đạp do chú tôi tặng. Đó là xe đạp thể thao mà tôi hằng mong ước với thiết kế kiên cố. Sườn xe không quá lớn giúp tôi leo lên dễ dàng, nhưng nó cũng rất chắc chắn. Hai bánh xe lớn có vành bằng nhôm kết hợp với lốp xe dày để giảm khả năng bể lốp do cán vật sắc. Bề mặt lốp nhiều đường rãnh để tăng độ ma sát, vì thế vào những ngày mưa tôi có thể an tâm chạy xe mà không sợ ngã do đường trơn trượt. Điều thú vị của xe là tốc độ có thể được biến đổi nhanh chóng giữa bàn đạp nhẹ và đạp nặng. Tay lái cứng cáp kết hợp với màu đen của sườn xe khiến chiếc xe của tôi trông thật ngầu, và đó chính là điều tôi thích nhất về nó. Bên cạnh đó, xe còn có thắng an toàn được gắn trên tay lái giúp tôi chạy với vận tốc yêu thích và dừng xe lại ngay khi cần. Yên xe có thiết kế thông minh cho phép tôi điều chỉnh nó dễ dàng mà không cần thêm bất kỳ dụng cụ nào. Xe còn được trang bị thêm yên sau để tôi có thể chở thêm bạn bè. Đối với tôi đây là chiếc xe đạp tuyệt vời, và nó sẽ trở

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:04

     Ngày 12/05/2022 vừa qua, Trường THPT A đã tổ chức một buổi ngoại khóa về chủ đề An toàn giao thông cho các học sinh trong trường. Tất cả các Cảnh sát giao thông quận, thầy cô trong Ban Giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn cùng toàn thể học sinh trong nhà trường. Đại diện của cơ quan Cảnh sát quận đã có lời phát biểu và hướng dẫn cho tất cả học sinh về luật an toàn giao thông đường bộ, những tác hại nếu như không tuân thủ đúng theo luật giao thông,... Thông qua các hình thức ngoại khóa kết hợp như: Tuyên truyền, trò chơi vận động, Giải đáp thắc mắc, tiểu phẩm, xây dựng tình huống, thực hành kỹ năng,... hoạt động ngoại khóa dưới cờ đang trở nên có sức hấp dẫn riêng, lôi cuốn học sinh tham gia. Đây là hoạt động có kế hoạch cụ thể, được triển khai đối với mỗi chi đoàn và được thực hiện nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo, công phu từ phía học sinh và nhà trường.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:38

Lễ hội Đền Hùng năm 2022:

Không tổ chức các hoạt động đông người để phòng Covid-19

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức phần lễ sẽ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính; phần hội sẽ gắn với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, hướng về nguồn cội.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, để bảo vệ sức khoẻ nhân dân và du khách, phần lễ sẽ gồm: Lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ tổ chức vào ngày 6/3 âm lịch. Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch.

Trong phần hội, tỉnh Phú Thọ không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người, mà chỉ tổ chức một số hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng, đâm đuống (giã gạo), diễn xướng hát Xoan tại các làng xoan cổ, múa rối nước, bơi chải truyền thống.

Đồng thời UBND tỉnh Phú Thọ cũng quyết định, không tổ chức một số hoạt động như: Hội chợ Hùng Vương, Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Lễ hội đường phố… Bên cạnh đó, các hoạt động trong khuôn khổ "Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổ chức tại Phú Thọ dịp này sẽ tạm dừng đến thời điểm phù hợp.

Sơn Vũ
Xem chi tiết