Em hãy viết một trang nhật ký thật hay để cho bạn bè cùng đọc
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Cuộc sống mến yêu
a. Tìm đọc một bản tin viết về:
b. Ghi chép tóm tắt nội dung bản tin vào Nhật ký đọc sách bằng một đoạn văn ngắn hoặc bằng sơ đồ đơn giản.
c. Cùng bạn chia sẻ
- Bản tin đã đọc
- Nhật ký đọc sách
d. Thi Phát thanh viên nhí: Đọc và chia sẻ những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.
a. Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên bàn chân kỳ diệu.
b. Tên: Nguyễn Ngọc Ký.
Tình huống: Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay.
c. Học sinh chia sẻ với bạn.
d. Bài học: Luôn luôn phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn.
Tên nhân vật: Nguyễn Ngọc Ký.
Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên bàn chân kỳ diệu.
Cảm nghĩ của em:Em rất khâm phục ông vì ông không ngừng lạc quan,yêu cuộc sống và rèn luyện bản thân
viết một tấm bưu thiếp: Hãy tưởng tượng bạn đang đi nghỉ ở Nha Trang. Bạn đã ở đó 3 ngày. Bây giờ bạn sử dụng mẫu được đưa ra dưới đây để viết bưu thiếp cho bạn bè của bạn
bằng tiếng anh
last week
Dear An,
Nha Trang is beautiful !
The weather há been perfuct
It's sunny! The hotel and the food are okay eat a lot of seafood in a beach .Beach is too beautiful .i'm went to binh ba island
tomorrow is on foot in a beach
wish you were here!
love,
Han
to An ,thanh xuan village kim đong ,hung yen ,vietnam
tớ sai tư vựng thì thông cảm nhớ
1; sách là thứ vô cùng quý giá đối vs con người em hãy viết bài nghị luận khuyên bạn bè đọc sách
I. Mở bài
- Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức của con người.
- Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú. Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống...
- Sách được phân loại theo thể loại, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.
2. Bình luận và chứng minh
a. Vai trò của sách
- Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian. Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại, tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương...
- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.
- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.
- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ...
- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.
b. Cách đọc sách hiệu quả
- Cầm biết chọn sách và đọc sách:
Chọn sách theo mục đích sử dụng, tuy nhiên sách phải có nội dung lành mạnh, tích cực.Đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lý thuyết suông.c. Mở rộng
- Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng... Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng... Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.
- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu khó đọc sách, con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết.
3. Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức được vai trò của sách, bản thân đã rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích lũy kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống.
III. Kết bài
Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.
Bạn dựa vào cái này làm bài nhé
tham khảo nhé!
Barbara Tuchman đã từng nói: “Sách là nơi lưu giữ nền văn minh. Không có sách, lịch sử trầm lặng, văn chương buồn chán, khoa học khập khiễng, suy nghĩ và phán đoán đứng yên”. Nhân loại không thể có tiến bộ mà không có sách. Có thể nói rằng sách chính là linh hồn bất tử mà nhân loại đã gửi lại hậu thế. Làm sao có thể nói hết vai trò của sách đối với sự tiến bộ của con người.
Sách là một vật dụng để con người ghi chép, lưu trữ và lưu truyền tri thức từ thời đại này sang thời đại khác. Hình thức của sách, cách đọc sách qua mỗi thời đại có nhiều thay đổi, nhưng vai trò chức năng của sách đối với con người không có gì đổi khác.
Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ đời sống tinh thần phong phú của con người như âm nhạc, hội họa, nghệ thuật văn chương,… trong đó, sách là một sản phẩm đặc biệt, kết tinh toàn bộ trí tuệ và sức sáng tạo của nhân loại.
Sách là sản phẩm tinh thần của con người. Trong quá trình lao động và sáng tạo, con người luôn tạo ra những cái mới. Con người muốn lưu giữ điều ấy cho chính mình hoặc cho cộng đồng. Từ mục đích ấy, sách đã ra đời. Dù ở bất cứ hình thức nào, sách cũng được xem là sáng tạo tạo vĩ đại của loài người trong tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ, chứa đựng tất cả trí tuệ, sự hiểu biết của con người về đời sống của chính mình và thế giới xung quanh. Trước khi có sách, con người lưu giữ tri thức bằng phương thức ghi nhớ và truyền miệng. Khi có sách, con người bắt đầu ghi chép tất cả tri thức ấy vào trong sách. Có thể nói mọi hiểu biết của con người về thiên nhiên, vũ trụ và đời sống đều được ghi lại thành những quyển sách. Từ những câu chuyện đơn sơ đến những phát kiến vĩ đại, sự kì bí của tự nhiên, đời sống tinh phần phức tạp của con người đều có ở trong sách. Nội dung của sách có thể được ghi nhận chân thực như hiện thực vốn có (sách khoa học, lịch sử, địa lí,…) hay được phản ánh qua lăng kính tâm hồn của con người (tác phẩm văn chương, bức tranh, bản nhạc,..). Không có gì con người có thể hiểu biết mà không có trong sách.
Sách giúp ta vượt qua thời gian và không gian. Không phải đọc sách sẽ giúp ta có sức mạnh xuyên không mà là nhờ những trang sách, con người có thể vượt qua không gian, thời gian, trở về hay tìm đến với thế giới xa xưa hay của tương lai. Sách lịch sử, sách khoa học về tự nhiên và xã hội giúp ta trở về với lịch sử của tự nhiên, lịch sử loài người hằng trăm nghìn năm trước. Sách địa lí, sách khoa học vũ trụ có thể đưa ta đến với những nơi mà ta chưa từng đến hoặc không bao giờ có đủ điều điều kiện để đến đó được. Thực đơn giản, chỉ bằng một quyển sách mỏng, ta có thể thực hiện một cuộc du hành vào vũ trụ, thực hiện một chuyến xuyên không trở về với những thời đại xa xưa, được đắm mình ở trong đó, trải nghiệm cuộc sống của loài người cổ xưa. Sách là thực sự là phi thuyền kì diệu có thể đưa ta đến bất kì nơi đâu, của thời địa nào mà ta cần khám phá.
Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới. Không phải là kiểu viễn tưởng như cánh cửa kì diệu của Doraemon, tri thức có ở trong sách thực sự à một chân trời mới. Mở ra một trang sách là mở ra một thế giới.
Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Và tất nhiên chúng ta phải đọc mới có thể hiểu biết hoặc chiếm lĩnh những tri thức quý báu ấy. Mọi lĩnh vực trong đời sống được ghi chép tỉ mỉ ở trong sách và càng ngày nó càng nhiều hơn. Càng đọc nhiều ta càng hiểu nhiều. Càng hiểu nhiều ta càng cảm thấy được tự do ngay chính trong cuộc sống vốn có nhiều khó khăn và ràng buộc này.
Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. Không ở đâu hơn trên sách, ta tìm thấy chính mình nguyên vẹn và chân thực nhất. Mỗi bài học hay, mỗi câu chuyện cảm động, mỗi cuộc đời đi qua, mỗi thời địa diễn tiến đều giúp ta nhìn nhận lại chính mình và hoàn thiện mình theo cách mình muốn và cách xã hội cần. Sách là người bạn chân tình không bao giờ phản bội ta, cũng không bao giờ hờn giận hay gắt gỏng ta. Bởi thế, tiếp nhận và thay đổi mình theo những gì sách dạy bảo là cách thay đổi thường thấy nhất.
Càng đọc sách nhiều, con người càng hạnh phúc. Những câu chuyện cảm động, những bài học về nghị lực, ước mơ, đức hi sinh mà sách kể đến giúp con người biết quý trọng sự sống, quý trọng tình cảm, sống gắn kết, yêu thương nhau hơn.
Sách gắn kết loài người trong tình yêu thương. Qua những trang sách, con người khắp mọi nơi trên thế giới thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, giàu lòng nhân ái.
Sách luôn cần thiết và hữu ích đối với bất kì ai. Hãy đọc sách và làm theo sách tốt. Hãy phê phán, loại bỏ những quyển sách có hại.
Tạo thói quen đọc sách mỗi ngày. Đọc sách không nên vội vàng mà phải hết sức chậm rãi. Đọc ít mà thấu hiểu chắc chắn còn hơn đọc nhiều mà chẳng hiểu gì. Đọc như thế chỉ mất thời gian một cách vô ích mà thôi.
Đọc sách không thể đọc hời hợt mà vừa đọc vừa suy ngẫm. Chính vì suy ngẫm sâu sắc những điều hay khiến ta đắc ý làm cho tri thức được khắc sâu, kiện toàn năng lực và phẩm chất con người.
Hãy đọc sách đúng cách. Sách thì luôn hữu ích nhưng nếu không có cách đọc đúng thì đọc nhiều cũng vô dụng. Đọc sách căn bản trước, rồi mới đọc sách nâng cao, sách chuyên sâu. Biết tạo nền gốc cho tri thức khó có căn gốc mà phát triển lên.
Đọc sách không nên là chuyện tiện đâu đọc đó mà nên đọc có kế hoạch rõ ràng và kiên trì với kế hoạch ấy. Cuộc sống luôn bận rộn, không phải lúc nào ta cũng thấy cái hữu ích của sách. Thế nên phải kiên trì, phải vững chí, phải toàn tâm đọc sách.
Trong cuộc sống ngày nay, khi các thiết bị điện tử phát triển mạnh mẽ, nhiều người không còn biết quý trọng sách, không chú tâm đọc sách. Họ mải mê theo đuổi những hình thức giải trí dễ dãi, tầm thường, vô bổ, khiến tri thức ngày càng kém đi, tâm hồn trở nên cằn cỗi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Biết lựa sách mà đọc thì việc đọc mới có ý nghĩa. Không phải sách nào cũng đọc mà chỉ nên đọc những quyển sách có lợi nhất cho chính mình. Nếu nói về sách quý thì thế giới có đến hàng trăm nghìn quyển. Nếu nói về sách hay thì thế giới có đến hàng triệu quyển. Nếu nói về sách hữu ích thì không sao kể hết được. Không kể hết được thì làm sao đọc hết được. người đọc sách thông minh chỉ tìm đọc những quyển sách phù hợp với năng lực của mình và hữu ích trong đời sống của chính mình để tìm kiếm những thành công.
Cuộc đời ta sẽ thay đổi qua những người ta gặp và qua những quyển sách ta đọc. Những người chúng ta có thể gặp và thay đổi cuộc đời ta, hãy trông đợi vào sự may mắn còn những những quyển sách ta đọc có thể làm thay đổi ta thì tích cực đi tìm. Nó là quyển sách nào, nó ở đâu đó trong cuộc sống này chỉ chính bạn mới biết rõ.
Mình và bạn quen nhau vào một buổi chiều mùa hạ cách đây đã lâu lắm rồi . Lúc ấy, cả hai đứa vừa đỗ vào trường Cấp 2 , Trường chuyên của huyện .
Mình, một cô bé nhỏ nhắn, không thật xinh nhưng khá duyên bởi hai cái răng khểnh .
Mình giỏi văn nên thường hay mơ mộng. Còn bạn thì cao, gầy và dáng vẻ rất thư xinh. Qua bạn bè, mình được biết, bạn học toán rất giỏi.
Vì có duyên nên ngày đầu tới trường nộp hồ sơ, xe của mình đã dựng cạnh xe của bạn, vì có duyên nên hai đứa xếp hàng cạnh nhau chờ tới lượt gọi tên, và cũng vì có duyên, hai đứa được ghép vào chung một lớp và lại ngồi cùng bàn.
Và mình không biết hai đứa đã trở thành bạn thân với nhau từ lúc nào không hay .
Thời gian lặng lẽ trôi, những ngày cuối cùng của năm học lớp 6, mình đưa cho bạn cuốn sổ nhỏ để bạn ghi lưu bút. Bạn nhận lấy và giữ luôn, không trả lại, bạn nói, bạn sẽ viết hết cuốn này. Ghét quá, nhưng không lẽ đòi lại, mình đành phải mua cuốn sổ khác để các bạn trong lớp viết.
Kết thúc kỳ thi , bạn mới trả lại mình cuốn sổ. Thật không thể tin nổi, cuốn sổ đã được viết kín, không còn lấy một trang trống. Cuốn sổ như những trang nhật ký của bạn. Ngày nào bạn cũng viết. Giờ mình mới biết rằng bạn đã thân mình ngay từ ngày đầu tiên gặp gỡ, bạn nói lúc nào cũng muốn thấy mình cười và còn hứa hẹn với mình rất nhiều.
Trong đó, mình nhớ nhất lời hẹn của bạn trong mùa khai giảng tới. Mình bắt đầu thấy bâng khuâng. Mình sẽ cố gắng để không lỡ hẹn cùng bạn , cô bạn thân của mình .❤️
bài viết lưu bút của bạn ý nghĩa quá
Kể về một người thân của em ( ông bà , bố mẹ, bạn bè,..................................)
Giúp em viết bài tả mẹ cảm động, thật hay nha mọi người
Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. kể về người mẹ kính yêu của em Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!
KỂ VỀ BÀ
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Kể về một người thân trong gia đình - Ảnh minh họa
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Việt Nam quê hương em
(a) Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao viết về:
(b) Ghi chép từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ hoặc bài ca dao vào Nhật ký đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
Bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc.
Nhật ký đọc sách.
d. Thi nghệ sĩ nhí: Đọc và nói 1 - 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
a. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (vẻ đẹp của con người lao động)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
...
c. Bài thơ "Quê hương"
d. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Thật là một cảnh tượng đẹp lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa.
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.
tham Khảo
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có. Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt…. Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế. Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, sum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình. Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.
Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.
Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.
Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.
Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.
Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.
Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.
Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc "túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ "túc bất li địa", luật tiến đến "lấm lưng, trắng bụng", một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật "lấm lưng, trắng bụng". Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì "lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.
Tiếp tục thắng ba người nữa mới vào chung kết. Sau này, tuỳ số đô lọt vào vòng hai mà quy định thể lệ, thông thường là loại trực tiếp. Với vật võ, ngoài sức khoẻ, các đô còn có kĩ thuật, có "miếng" và nhanh nhạy mới mong giành được thắng lợi.
Vật có nhiều miếng đẹp mắt, quyết liệt. Những miếng thường được các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng (thò tay vào háng rồi lựa thế tấn công) nâng đối thủ vật ngã bổng, miếng bành (xốc nách bế ngửa), miếng táng (nâng đối thủ lên)...
Một đô vật lí tưởng là người có tay chân cân đối. Chân mạnh để trụ vững, tay mạnh đề vật ngã đối phương. Nhưng to chưa hẳn đã mạnh, mạnh chưa hẳn đã thắng, cần phải nhanh, kiên trì để khai thác sơ hở của đối phương.
Hội Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, cấm chơi xấu, cấm dùng đòn độc, đòn hiểm, nguy đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, đòn đá, đòn đánh, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật (vật quỳ) để kết thúc nhanh trận đấu.
Hội vật sắm các giải thưởng để động viên. Đô vật thua cũng có quà lưu niệm. Giải thưởng là tặng phẩm do dân làng và các mạnh thường quân đóng góp. Giải thưởng vô địch thường trang trọng hơn (cau trầu, rượu, đầu heo...). Các đô vật chia theo hai hạng tuổi: thiếu niên và thanh niên, tầm vóc chênh lệch trên dưới 10kg.
Tinh thần đồng đội ở các địa phương rất quan trọng, một đô của làng nào bị thua tức khắc có đô khác lên tiếp sức. Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Thua một trận phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được.
Vì vậy các đô phải rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân được dự đua tài. Các xã có phong trào đô vật mạnh là Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương (Phú Vang); Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); Thủ Lễ (Quang Điền); Hương Sơ (TP. Huế).
Cùng với xới vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng, các quán hàng ăn: bủn bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè... các gian trò chơi thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng, hôm sau mọi việc trở lại nhịp đời thường. Một năm làm lụng mới lại bắt đầu.
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Thế giới quanh ta
(a) Tìm đọc một bản tin hoặc một quảng cáo viết về:
(b) Ghi chép những thông tin chính trong bản tin hoặc quảng cáo vào Nhật ký đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bảng tin hoặc quảng cáo đã đọc.
- Nhật ký đọc sách.
d. Thi nhà thuyết minh nhí: Giới thiệu và chia sẻ với bạn về giá trị, ý nghĩa của công trình kiến trúc hoặc danh lam, thắng cảnh đã đọc
a. Cầu Vàng (Khu du lịch Sun World Ba Na Hills) khánh thành vào tháng 6.2018, sau 1 năm thiết kế và 1 năm thi công. Đây là một hạng mục nối vườn hoa Le Jardin D’amour với ga trung chuyển vào làng Pháp, do Công ty TA Landscape Architecture là đơn vị tư vấn thiết kế tổng thể cảnh quan. Móng mố trụ cầu tạo hình đôi bàn tay có kết cấu bê tông cốt thép, đắp vữa, cao 23,8 m, rộng 12,8 m. Đường kính các ngón tay khoảng 2 m, các trụ cầu và chân nhện được làm bằng thép ống. Kết cấu nhịp bằng hệ thống dầm thép chữ I liên kết với nhau theo dạng khung chắc chắn. Bề mặt đôi tay hoàn thiện bằng những vết loang, mảng rêu bám màu thời gian, tạo ấn tượng như đã trường tồn hàng trăm năm trên đỉnh Bà Nà núi Chúa. Thân cầu là dải lụa trên đôi tay dài 150 m, rộng 5 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất 21,2 m. Vỏ cầu được ốp bằng thép tấm sơn nhũ vàng phối hợp với lan can bằng inox mạ titan vàng bóng tạo hiệu ứng sáng rực trước ánh sáng mặt trời. Lối đi được ốp bằng gỗ kiền kiền dày 5 cm, đây là gỗ địa phương không bị mối mọt, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Nhờ thiết kế độc nhất vô nhị giữa khung cảnh lẫn trong mây và sương mù, du khách dạo bước trên Cầu Vàng có cảm giác như lạc vào tiên cảnh.
b. Cầu Vàng – Đà Nẵng – cầu có hình đôi bàn tay có kết cấu bê tông cốt thép - thân cầu là dải lụa trên đôi tay dài 150 m, rộng 5 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất 21,2 m.
c. Học sinh chia sẻ với bạn
d. Học sinh tự giới thiệu với bạn