Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AB = 20cm, AC = 15cm
a) Chứng minh tam giác ABC đồng dạng tam giác HBA
b) tính BC,AH
c) Gọi D là điểm đối xứng với B qua H. Vẽ hbh ADCE.Tứ giác ABCE là hình gì , vì sao
d) Tính AE
cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. a) Chứng minh tam giác HBA đồng dạng với tam giác ABC. b) Cho AB=15cm, AC=20cm. Tính BC, AH. c) Từ H kẻ HM vuông góc với AB, HN vuông góc với AC (M thuộc AB, N thuộc AC). Chứng minh: AB.AM=AC.AN
cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. a) Chứng minh tam giác HBA đồng dạng với tam giác ABC. b) Cho AB=15cm, AC=20cm. Tính BC, AH. c) Từ H kẻ HM vuông góc với AB, HN vuông góc với AC (M thuộc AB, N thuộc AC). Chứng minh: AB.AM=AC.AN
a: Xet ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
góc B chung
=>ΔHBA đồng dạng với ΔABC
b: \(BC=\sqrt{15^2+20^2}=25\left(cm\right)\)
AH=15*20/25=12(cm)
c: ΔAHB vuông tại H có HM vuông góc AB
nên AM*AB=AH^2
ΔAHC vuông tại H có HN vuông góc AC
nên AN*AC=AH^2=AM*AB
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=15cm,Ac=20cm, kẻ đường cao AH.
a)Chứng Minh: Tam giác HBA đồng dạng với tam giác ABC
b)Tính BC,AH
xét \(\Delta ABC\)và \(\Delta HBA\)có :
\(\widehat{BAH}=\widehat{AHB}\)
\(\widehat{ABH}\)chung
\(\Rightarrow\Delta ABCdongdang\Delta HBA\)
infinity
giúp mik câu d với
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC), AH đường cao ( H∈∈BC)
a. tam giác HBA đồng dạng tam giác ABC
b. AB=15cm, BC=25 cm. HB=?
c. BD//AC (D thuộc AH). chứng minh: HA.HB=HC.HB
d. M là trung điểm BD, N là trung điểm AC. Chứng minh M,H,N thẳng hàng
a/
Xét tg vuông HAB và tg vuông ABC có
\(\widehat{HAB}=\widehat{ACB}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABC}\) ) => tg HAB đồng dạng với tg ABC (g.g.g)
b/ Xét tg vuông ABC có
\(AB^2=HB.BC\) (Trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)
\(\Rightarrow HB=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{15^2}{25}=9cm\)
c/ Đề bài sai sửa thành HA.HB=HC.HD
Xét tg vuông HBD và tg vuông HAC có
BD//AC (gt) \(\Rightarrow\widehat{HBD}=\widehat{HCA}\) (góc so le trong)
=> tg HBD đồng dạng với tg HAC
\(\Rightarrow\dfrac{HD}{HA}=\dfrac{HB}{HC}\Rightarrow HA.HB=HC.HD\)
d/
Xét tg vuông HAC, nối HN có
AN=CN (gt) => \(HN=AN=CN=\dfrac{AC}{2}\) (Trong tg vuông trung tuyến thuộc cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)
=> tg NHC cân tại N \(\Rightarrow\widehat{NHC}=\widehat{NCH}\) (góc ở đáy tg cân) (1)
Xét tg vuông HBD, nối HM có
BM=DM (gt) => \(HM=BM=DM=\dfrac{BD}{2}\) (Trong tg vuông trung tuyến thuộc cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)
=> tg MBH cân tại M => \(\widehat{MBH}=\widehat{MHB}\) (góc ở đáy tg cân) (2)
Mà BD//AC (gt) \(\Rightarrow\widehat{NCH}=\widehat{MBH}\) (góc sole trong ) (3)
Từ (1) (2) (3) \(\Rightarrow\widehat{NHC}=\widehat{MHB}\)
Mà \(\widehat{NHC}+\widehat{BHN}=\widehat{BDC}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{MHB}+\widehat{BHN}=\widehat{MHN}=180^o\) => M; H; N thẳng hàng
Cho tam giác ABC vuông tại A ,AB=15cm ,AC=20cm đường cao AH
a, chứng minh tam giác HBA đồng dạng tam giác ABC
b, tính BC,AH
c, gọi D là điểm đối xứng với B qua H . Vẽ hình bình hành ADCE . Tứ giác ABCE là hình gì?
d, tính AE
e, tính diện tích tứ giác ABCE
BÀI 1 CHO TAM GIÁC ABC VUÔNG TẠI A ĐƯỜNG CAO AH CẮT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC BD TẠI I CHỨNG MINH RẰNG
a) AI.BH=IH.BA
b) TAM GIÁC ABC ĐỒNG DẠNG VỚI TAM GIÁC HBA
c) \(\frac{HI}{IA}=\frac{AD}{DC}\)
BÀI 2 CHO TAM GIÁC ABC VUÔNG TẠI A AB=15CM AC=20CM KẺ ĐƯỜNG CAO AH a) CHỨNG MINH TAM GIÁC ABC ĐỒNG DẠNG VỚI TAM GIÁC HBA TỪ ĐÓ SUY RA \(AB^2\)= BC. BH b) TÍNH BH VÀ CH
cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AC=15cm; AC=20cm
a)cm tam giác HBA đòng dạng tam giác ABC
b) tính BC, AH
c)gọi D là điểm đối xứng của B qua H. vẽ hbh ADCE. tứ giác ABCE là hình gì ? vì sao
d) tính AE
e) tính SABCE
a: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
\(\widehat{HBA}\) chung
Do đó: ΔHBA\(\sim\)ΔABC
b: \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=25\left(cm\right)\)
\(AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=\dfrac{15\cdot20}{25}=12\left(cm\right)\)
cho tam giác abc vuông tại a đường cao ah , biết ab=15cm , ac=20cm a) cm tam giác hba đồng dạng tam giác abc . tam giác hac đồng dạng tam giác abc . b)tính ah,bh,ch . c) gọi bd là tia phân giác của góc abc . tính ad,dc . d)gọi e,f là chân đường vuông góc kẻ từ h xuống ad và ac . tứ giác aehf là hình gì . e)chứng minh ae.ab=af.ac
Vẽ dùm mình cái hình và phần e
a) Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
\(\widehat{HBA}\) chung
Do đó: ΔHBA\(\sim\)ΔABC(g-g)
b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AC^2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{15^2}+\dfrac{1}{20^2}=\dfrac{625}{90000}\)
\(\Leftrightarrow AH=12\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được:
\(AB^2=AH^2+BH^2\)
\(\Leftrightarrow BH^2=15^2-12^2=81\)
hay BH=9(cm)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔAHC vuông tại H, ta được:
\(AC^2=AH^2+CH^2\)
\(\Leftrightarrow CH^2=AC^2-AH^2=20^2-12^2=256\)
hay CH=16(cm)
c) Xét ΔABC có BD là đường phân giác ứng với cạnh AC(gt)
nên \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{CD}{BC}\)(Tính chất đường phân giác của tam giác)
hay \(\dfrac{AD}{15}=\dfrac{CD}{25}=\dfrac{AD+CD}{15+25}=\dfrac{20}{40}=\dfrac{1}{2}\)
Do đó: AD=7,5cm; CD=12,5cm
Cho tam giác ABC biết A=90˚, AH là đường cao .gọi D là điểm đối xứng với H qua AB, E là điểm đối xứng xvới H qua AC .gọi I là giao điểm của AB và DH. K là giao điểm của AC và HE
a .tứ giác AIHK là hình j ? vì sao
b . Chứng minh D và E đối xứng nhau qua A
c . Biết diện tích tứ giác AIHK là s (đvdt ) .tính diện tích tam giác DHE theo s
Bạn tự vẽ hình nha:
a)Xét tứ giác AIHK, có:
góc A=90 độ(gt)
góc AIH =90 độ( D,H đx qua AB)
góc AKH=90 độ(H,E đx qua AC)
=> AIHK là hình chữ nhật
b)Vì D,H đx qua AB nên AB là đường trung trực của DH
=> AD=AH (1)
Vì H,E đx qua AC nên AC là đường trung trực của HE
=> AH=AE(2)
Từ (1) và (2) => AD=AE(*)
Tam giác ADH cân tại A (AH=AD) có AB là đtt nên AB cũng là đường phân giác, đường cao, đường trung tuyến
=> góc DAH=\(2.A_2\)
Tam giác AHE cân tại A (AH=AE) có AC là đtt nên AC cũng là đường phân giác, đường cao, đường trung tuyến
=> góc HAE=\(2.A_3\)
Ta có: góc DAH +góc HAE=\(2.A_2+2.A_3=2\left(A_2+A_3\right)=2.90\text{đ}\text{ộ}=180\text{đ}\text{ộ}\)
hay góc DAE=180 độ => 3 điểm D,A,E thẳng hàng (**)
Từ (*) và (**) => D,E đx qua A (đpcm)
c) Xét tam giác AIH và tam giác AKH, có:
góc AIH= góc AKH=90 độ
AH chung
AI=HK(AIHK là hcn)
=> tam giác AIH=tam giác AKH(ch_cgv)(3)
Xét tam giác ADI và tam giác AHI, có:
\(A_1=A_2\)(AB là p/g của góc DAH)
AI là cạnh chung
góc DIA= góc HIA=90 độ
=> tam giác ADI = tam giác AHI(cgv-gnk)(4)
Chứng minh tương tự, ta được : tam giác AEK= tam giác AHK(cgv-gnk)(5)
Từ (3), (4) và (5) => tam giác AIH=AKH=AKE=AID
Ta có :
\(S_{AIHK}=AI.AH=s\)
=> \(\frac{S_{AIHK}}{2}=S_{AIH}=\frac{s}{2}\)
=> \(S_{DHE}=S_{AIH}+S_{AKH}+S_{AKE}+S_{AID}=4.S_{AIH}\)
\(=4.\frac{s}{2}=2.s\)
Vậy: diện tích \(S_{DHE}=2.s\)
Mình đã làm hưng câu c) khá dài dòng, mình nghĩ rằng nên chứng minh theo cách khác ngắn gọn hơn, bài giải câu c) là dành cho trường hợp không biết làm sao chứng minh tam giác theo cách dài dòng nên bạn nào có cách giải câu c) hay hơn không? mình nghĩ là có các bạn cùng thảo luận nha!
Chúc bạn học thật giỏi nha!!!!!!!!