Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 8 2017 lúc 7:01

Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc cải cách duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

potato
Xem chi tiết
Phú An Hồ Phạm
Xem chi tiết
Thúy Nga
10 tháng 5 2018 lúc 23:15

Các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Điều này đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

le duc minh vuong
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
12 tháng 5 2018 lúc 18:03

Các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Điều này đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

Thành Trương
12 tháng 5 2018 lúc 18:10

Các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật vì Nhật Bản lúc bấy giờ là một nước ở Châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

Hoàng Vũ Phương Uyên
Xem chi tiết
Đào Anh Linh
14 tháng 5 2016 lúc 22:38

3: Vì Ng Tất Thành sinh ra và lớn lên trong 1 gđ trí thức yêu nc ở  xã. . .Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nc nhà bị mất và tay thực dân pháp nhiều cuộc KN bùng nổ nhưng k đi đến thắng lợi. Đau sót trước cảnh nc mất nhà tan, sự thất bại của PT yêu nc đầu TK XX, sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân pháp đã thôi thúc người ra đi tìm đường cứu nc mới cho dân tộc.

4: Hướng đi của người khác hẳn so vs các nhà yêu nc trước đây. Người quyết định sang phương tây- nơi có tư tưởng tự do bình đẳng, có nền KT-kĩ thuật phát triển. Người đến pháp để tìm hiểu xem pháp và các nc khác làm tek nào để về giúp đồng bào mình.

Hoàng Vũ Phương Uyên
16 tháng 5 2016 lúc 22:22

Mặc dù đã thi xong rồi nhưng cũng cảm ơn nha

Shino Asada
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Khánh
30 tháng 4 2018 lúc 11:25

- Vì Nhật Bản được xem là nước có cùng màu da, có cùng văn hóa Hán học,cùng đi theo đường lối tư sản châu Âu và đã giàu mạnh lên để đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.

- Vì họ nhận thấy rằng NB đã làm cuộc cải cách và đã thành công. Không những thế nhờ có cuộc cải cách này mà NB còn thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa để trở thành một nước đế quốc lớn manh hùng cường.

- Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc cần thay đổi để thành công:

o Cần tìm hiểu tình hình, để nhận ra khi những thứ xung quanh đã trở nên lỗi thời thì nên tìm một con đường mới phù hợp hơn để đi theo.

Bí Mật
Xem chi tiết
nguyễn chí hữu
Xem chi tiết
Cao ngocduy Cao
14 tháng 5 2022 lúc 12:00

Tham Khảo:

Nhân dịp này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng có bài viết với chủ đề: “Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trình cách mạng Việt Nam”. Trân trọng giới thiệu bài viết trên:

Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Song đi đâu và đến nước nào, bản thân Nguyễn Tất Thành cũng không biết trước. Điều này thể hiện rõ khi Người trả lời nhà văn Mỹ, Anxa Lu-y Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920. Ảnh tư liệu/TTXVN. 

Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Hiện thực hóa con đường cách mạng vô sản vào tình hình thực tiễn Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập (1930 - 1945), Đảng và Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết và trên hết; đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên. “Chánh cương vắn tắt của Đảng” được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám (1939 - 1945), trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (5-1941), khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Khi đất nước giành được độc lập, trong “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Thực hiện quyết tâm ấy, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và tinh thần “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Cùng với thắng lợi về quân sự, với chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, chế độ dân chủ mới được xây dựng ở các vùng tự do, tạo ra động lực và nguồn lực đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, trải qua 21 năm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, quân và dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại miền Bắc, với tinh thần "Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này cũng là để đánh thắng Mỹ", đã khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên toàn dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh tinh thần, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước và sức mạnh vật chất to lớn phục vụ các yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng. Sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình phát huy cao độ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh của chế độ mới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó, trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện. Đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại nên đã khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc và mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vượt qua thách thức từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng vẫn chủ trương tiếp tục vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Bởi lẽ: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)” xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. 

Cùng với việc xác định 8 đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh đề ra 8 phương hướng xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa và 8 phương hướng lớn là định hướng để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Đảng chỉ rõ, phải nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…

Kiên định đường lối đổi mới và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định chân lý: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng chủ trương càng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, độc lập dân tộc là mục tiêu, tiền đề và là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có độc lập dân tộc thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội; còn xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm tăng cường nguồn lực vật chất - kỹ thuật ngày càng dồi dào hơn; xây dựng đất nước hùng cường, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc để giữ vững độc lập dân tộc.

Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đó là, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

đọc đến 2 năm nữa:)))

ONLINE SWORD ART
14 tháng 5 2022 lúc 15:59

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”

Vui lòng để tên hiển thị
14 tháng 5 2022 lúc 12:07

Các nhà yêu nước theo con đường:
`-` Bạo động, đông du: Phan Bội Châu

`-` Mở trường dạy học ( Đông kinh nghĩa thục ), vận động các chính sách đối nội, ngoại.: Phan Châu Trinh

Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
23 tháng 6 2017 lúc 18:18

Đáp án B