Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Kieu Diem
27 tháng 1 2021 lúc 20:54

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.

 

40. Thúy Vy 6/7
Xem chi tiết
kodo sinichi
20 tháng 3 2022 lúc 19:14

tham khảo 

Bài thơ Dậy trầu của Trần Đăng Khoa đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Những bức thư của bà nội như 1 nhịp cầu nối dĩ vãng và hiện nay. Đấy là quan niệm xưa của tục hái trầu – lúc bạn hái trầu vào đêm tối, bạn phải đánh thức người ăn trầu đi ngủ trước lúc đề nghị “hái 1 số lá”. Và những bức thư của nhỏ trình bày tình yêu đối với cây trầu bà. Cách bạn trực tiếp “tôi – tôi” rất gần gụi và hay. Từ ấy, đứa trẻ đã nêu quan điểm ​​muốn hái được miếng trầu là “Con đi hái mấy lá” và mong rằng miếng trầu sẽ sống mãi và phệ lên: “Con ơi trầu ko đi mất”. Bài thơ đem lại cho chúng ta 1 hình ảnh nông thôn xinh tươi nhưng mà cũng gửi tới người đọc tình cảm và sự trân trọng đối với những điều bé nhặt trong cuộc sống. Bài thơ ngắn gọn nhưng mà đầy ý nghĩa.

Vũ Quang Huy
20 tháng 3 2022 lúc 19:15

tham khảo

Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp. Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm, nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.

NGUYỄN♥️LINH.._.
20 tháng 3 2022 lúc 19:18
Dương Thanh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Phú
5 tháng 10 2023 lúc 17:04

1. 

Nhan đề “Tràng giang” là từ Hán Việt hay có nghĩa là một con sông dài vô tận. Từ Tràng giang còn gợi cho người đọc một cảm giác về chiều cảm nhận được mở rộng trong không gian và thời gian. Nhờ vậy, hình ảnh con sông trong bài thơ mới hiện lên một cách rộng lớn, mênh mông hơn. 

 Nhan đề và lời đề từ đã giúp người đọchiểu ngay được nội dung của tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên và nó giúp cho việc đọc, hiểu văn bản trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

2. Bài thơ Tràng Giang được cấu tứ trong một không gian sóng đôi. Không chỉ là dòng Tràng giang thực tế chảy dài trong tự nhiên mà còn là dòng sóng dập dìu trong tâm hồn tác giả. Với ý nghĩa là dòng sông thực tế trong tự nhiên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nước trong tất cả các khổ thơ cả trực tiếp lẫn gián tiếp

Nguyễn Phương Anh
5 tháng 10 2023 lúc 19:25

Câu 1: Cảm nhận về nhan đề của bài thơ: gợi ra hình ảnh một dòng sông chảy dài, mang lại nỗi buồnm, cảm gác man mác khó tả

Nhan đề và lời đề từ thể hiện rất rõ những dòng cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ, đồng thời hé mở những trăn trở và suy nghĩ miên man của tác giả về những kiếp người, kiếp đời nhỏ bé 

Câu 2: ài thơ được cấu tứ theo cấu trúc không gian sóng đôi. Bởi không gian được mô tả trong bài thơ không chỉ là những cảnh vật thực tế được tác giả quan sát mà còn ẩn dụ cho không gian trong tâm trí của nhà thơ, miên man trăn trở đầy những suy ngẫm 

Phạm Châu Giang
5 tháng 10 2023 lúc 20:16

Câu 1 : 

- Nhan đề " Tràng Giang " với âm từ Hán Việt có nghĩa là sông dài. Cách dùng vần gợi về cảnh sông nước bao la, đồng thời gợi âm hưởng chung của bài thơ đó là buồn 

- Nhan đề và lời đề đều gợi ra được cảm xúc chung của toàn bài thơ, đồng thời cũng cho người đọc mường tượng được không gian, cảm xúc, hình ảnh của bài thơ và còn là những trăn trở, những gửi ngắm của tác giả 

  Câu 2 

- Bài thơ được cấu tứ trên nên cảm hững không gian sóng đôi. " Tràng giang " không chỉ là hình ảnh thiên nhiên trong không gian hữu hình mà còn là ẩn dụ cho không gian vô hình là tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật.

phạm như khánh
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
21 tháng 7 2016 lúc 16:41

bài nào

phạm như khánh
21 tháng 7 2016 lúc 18:49

1,3

 

Nguyễn Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:16

Trăng xuất hiện trong bài thơ Đồng chí, Ánh trăng và Đoàn thuyền đánh cá

Bài tham khảo:

Ánh trăng là một trong những thi liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật và trở thành đối tượng để người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận), "Đồng chí" (Chính Hữu), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) là minh chứng thể hiện rõ điều này. Qua tác phẩm của mình, mỗi một nhà thơ đều có sự sáng tạo và cách miêu tả riêng khiến ánh trăng thiên nhiên trở thành hình tượng lấp lánh, lung linh những vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo.

Dù ánh trăng được miêu tả theo những phương diện và cách thức khác biệt nhưng ở ba bài thơ trên, các tác giả đều xem ánh trăng như người bạn tâm giao gần gũi để giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Trong bài thơ "Đồng chí", trăng là người bạn đồng hành cùng người chiến sĩ giữa đêm khuya "rừng hoang sương muối. Còn trong những vần thơ của Nguyễn Duy, ánh trăng là "tri âm tri kỷ" gắn bó trong những tháng năm tuổi thơ và trong kháng chiến. Ở bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận đã miêu tả ánh trăng như một người bạn gần gũi gắn liền với hành trình chinh phục biển khơi của ngư dân.

Mặc dù được khai phá dựa trên những điểm tương đồng trên nhưng ở mỗi một bài thơ, các tác giả lại có những cách cảm nhận và góc nhìn khác biệt về vầng trăng. Trong bài thơ "Đồng chí", hình ảnh ánh trăng xuất hiện và trở thành biểu tượng kết tinh cao đẹp cho vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ cũng như vẻ đẹp của tình đồng chí. Trong những đêm phục kích "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", những người lính sát cánh bên nhau, giữa mặt đất và bầu trời lúc này được kết nối bởi hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Đầu súng trăng treo". Nếu "súng" là vũ khí thể hiện sự tàn khốc và hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp thì "trăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình. Sự liên kết giữa hai thi liệu tưởng chừng như trái ngược nhau thông qua động từ "treo" đã gợi mở rất nhiều ý niệm về chiến tranh và hòa bình, hiện thực và lãng mạn, đồng thời phác họa thành công vẻ đẹp chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn thi sĩ của những người nông dân áo lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là tác phẩm ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, bài thơ cũng đánh dấu sự chuyển biến về phong cách sáng tác trong hồn thơ của tác giả. Bởi vậy, hình ảnh ánh trăng luôn xuất hiện trong mối quan hệ với sự đổi thay của cuộc sống mới, cụ thể là công cuộc chinh phục biển cả bao la của những "đoàn thuyền đánh cá": "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" hay như "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Ánh trăng được miêu tả trong sự đồng hiện với cánh buồm qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tạo nên một hình tượng kỳ vĩ về hành trình ra khơi tràn đầy niềm vui phơi phới của con người lao động; đồng thời tái hiện tư thế làm chủ thiên nhiên của ngư dân. Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng trong bài thơ còn gợi lên vẻ đẹp của biển cả trong sự giàu có và trù phú về tài nguyên thiên nhiên qua những vần thơ: "Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Dưới bóng trăng lung linh huyền ảo phản chiếu dưới làn nước tạo nên sắc màu "vàng chóe", những chú cá đuôi quẫy nước mà như đang tinh nghịch nô đùa với ánh trăng. Như vậy, bằng việc sử dụng kết hợp những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, tác giả Huy Cận đã miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng để gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tư thế làm chủ, khúc ca lao động hùng tráng của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ánh trăng được nhắc đến nhiều lần hơn theo dòng suy tư và mạch cảm xúc từ hiện tại nhớ về quá khứ của tác giả. Trước hết, ánh trăng là người bạn thân thiết, gần gũi đối với con người:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"

Xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ cũng như qua các cuộc chiến đấu, vầng trăng trở thành người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ gắn bó với con người. Nhưng rồi khi cuộc chiến qua đi, con người bước vào cuộc sống mới thì mối tình đẹp đẽ giữa trăng và người cũng thay đổi:

"Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Ở thời điểm hiện tại với những tiện nghi hiện đại hơn và khi "ánh điện cửa gương" lên ngôi và được sử dụng phổ biến thì cũng là lúc nguồn sáng lung linh, huyền ảo của vầng trăng bị lãng quên. Chỉ đến khi ánh điện phụt tắt thì con người mới chợt nhận ra sự tồn tại của "vầng trăng tròn". Như vậy, sự thay đổi về vị thế và mối quan hệ vốn gắn bó giữa con người và thiên nhiên xuất phát từ sự đổi khác của lòng người, còn vầng trăng thì vẫn tròn đầy, vẹn nguyên nghĩa tình thủy chung, son sắt bằng thái độ "im phăng phắc". Ánh trăng dưới góc nhìn của tác giả Nguyễn Duy đã được khám phá dưới khía cạnh là biểu tượng kết tinh cho lối sống ân nghĩa thủy chung, gợi nhắc tấm lòng biết ơn, trân trọng đối với quá khứ - một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Như vậy, qua cách thức miêu tả ánh trăng trong ba bài thơ của các tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được mỗi một nhà văn, nhà thơ sẽ có con đường tìm hiểu, khám phá và tái hiện những hình tượng nghệ thuật một cách riêng biệt. Chính điều này đã dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ phong phú, đa dạng của thế giới văn học nghệ thuật.

Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyen Tien Hoc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Bảo Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Vy
15 tháng 1 2022 lúc 21:06

CHỊUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU BN ƠIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

Khách vãng lai đã xóa
Huyền Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
19 tháng 7 2021 lúc 23:39

Tham khảo:

Bài 1:

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Bài 2:

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó người con là 1 nhà thơ nổi tiếng. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài người về hoạt động tại Pắc Pó - Cao Bằng và cho ra bài thơ " Tức cảnh Pắc Pó". Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp con người của bác ."Sáng ra bờ suối tối vào hang- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng- Bàn đá chông chênh dịch sử đảng"Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!( Nghi vấn) Nơi làm việc tồi tàn , vất vả thế mà người lại nói" Cuộc đời CM thật là sang" Chữ “sang” không mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Bài thơ đã cho ta thấy được vẻ đẹp của con người bác- Một người hết lòng vì dân vì nước