Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết

ba chìm bảy nổi (chìm - nổi)

gạn đục khơi trong (đục - trong)

Đoàn Trần Quỳnh Hương
18 tháng 1 2023 lúc 10:03

Tham khảo:

Nghĩa của thành ngữ: 

- Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kỳ diệu, to lớn.

- Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

Các thành ngữ có cách đan xen như vậy: 

+ Chân cứng đá mềm ( cứng - mềm )

+ Cá chậu chim lồng ( cá - chim)

+ Chó treo mèo đậy ( chó - mèo )

 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 12 2023 lúc 21:20

- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: 

+ Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn. 

+ Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được. 

- Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, ăn gió nằm sương, dãi nắng dầm mưa, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm, ăn to nói lớn, … 

Vũ Hùng 6C
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyệt	Ánh
26 tháng 1 2022 lúc 21:10

Ăn gió nằm sương

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Châu
1 tháng 12 2022 lúc 20:16

1.Bèo dạt mây trôi

2.Hồn bay phách lạc

3.Chia ngọt sẻ bùi

4.Dãi nắng dầm mưa

5. Chín người mười ý

6. Một nắng hai sương

Đặng Thị Hải Chuyền
14 tháng 1 lúc 11:06

Ba chim bảy nổi

 

TN2k10
Xem chi tiết
★彡℘é✿ทợท彡★
30 tháng 10 2021 lúc 21:37

Thành ngữ Con ông cháu cha nhé bạn 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
30 tháng 10 2021 lúc 21:37

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Đoàn Minh
26 tháng 10 lúc 21:49

xin chào 26/10/2024

tạm biệt

 

nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Cô nàng giấu tên
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
2 tháng 12 2017 lúc 21:06

Con rồng cháu tiên: đây là một câu thành ngữ ý nói rằng người Việt Nam bắt đầu chung một nguồn, đều là con của rồng, cháu của tiên. Vì thế, chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau. 

Thầy bói xem voi: Đây là câu thành ngữ dựa trên câu chuyện cùng tên "Thầy bói xem voi", ý nói rằng Khi nhìn mọi vật phải nhìn từ chung -> cụ thể chứ không thể chỉ dựa vào những thứ đơn giản trước mắt để vội kết luận. (Phải biết nhìn chung)

Ếch ngồi đáy giếng: Câu thành ngữ cũng dựa trên cậu chuyện cùng tên "Ếch ngồi đáy giếng", ý chỉ chúng ta đừng nên tự cao, tự đại vì mọi thứ đều vô cùng bao la, nếu ta quá cho rằng mình là giỏi nhất, thì có ngày cũng nhận một hậu quả như chú ếch trong câu chuyện

Nguyễn Phương  Linh
2 tháng 12 2017 lúc 21:06
  1/- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc 
2/- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) ===> Truyền thống đoàn kết của dân tộc 
3/- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên ... 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng...Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.Ngụ ý muốn ám chỉ những người học hành không ra gì, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tỏ vẻ ta đây là người thông thái.
Nguyễn Thị Mỹ Tâm
2 tháng 12 2017 lúc 21:11

chúng ta là con rồng cháu tiên lớn lên như thầy bói xem voi kết quả thành êch ngồi đáy giếng

Bé TaeTae
Xem chi tiết
Lê Minh Lộc
11 tháng 9 2019 lúc 20:22

Người Việt Nam t thừơng tự  xưng là Con rồng Cháu tiên vì:

ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường 1 dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - nhừng loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở, Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ; khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bè tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nỏ ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tinh, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biến, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên  đường.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đồ ở đất Phong Châu đặt tên nước là Văn Lang; triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái gọi là Mị Nương  khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng. Mười mấy đời truyền nôi ngôi vua đều lây hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Nghe xong câu chuyện, em càng hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyền thuyết này là nói lên nguồn gốc của dân tộc Việt Nam chúng ta. Càng hiểu bao nhiêu, em lại càng tự hào về tổ tiên của mình bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ cố gắng sống, học tập, lao động sao cho xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên.

Bé TaeTae
11 tháng 9 2019 lúc 20:28

ngắn gọn thui nhé

tranbaongoc
12 tháng 9 2019 lúc 15:50

Vì người Việt là con cháu của hai vị thần thuộc dõng dõi tiên rồng cao quý

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 9 2023 lúc 12:07

Cách giải thích nguồn gốc của người Việt là con Rồng cháu Tiên tức nói lên dòng dõi của chúng ta là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, của những vị thần tiên cao quý. Nguồn gốc ấy gắn kết dòng máu chảy trong mỗi con người Việt, những con người cùng giống nòi, cùng đất nước. Điều đó đã tạo nên sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Phương Trâm
18 tháng 11 2016 lúc 11:17

1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.

Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.

 

Phương Trâm
18 tháng 11 2016 lúc 11:17

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.

 

Phương Trâm
18 tháng 11 2016 lúc 11:17

Thành ngữ “thầy bói xem voi”

Một hôm có năm ông thầy bói mù, nhân buổi ế hàng rủ nhau đi xem voi. Thầy sờ vòi bảo: con voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: nó chần chần như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: nó sừng sững như cái cột đình. Không ai chịu ai, cuối cùng năm thầy xô xát đánh nhau toác đầu, chảy máu. Thành ngữ thầy bói xem voi ra đời từ tích đó và khuyên chúng ta phải biết xem xét sự vật một cách toàn diện.