Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe ..
: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con ?
Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”
(Ngữ văn 8, tập một)
a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)
b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)
c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)
d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì của bé Hồng? (1.0đ )
e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời” Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )
a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.
b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.
d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.
e/ Tham khảo:
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.
đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe.Có một bà họ hàng xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hô đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.Mẹ tôi ăn vận rách rưới,mặt mày xanh bủng,người rạc đi,thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội vàng quay đi lấy nón che...
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc ko ra tiếng.Giá như những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
CÂU 1 chỉ ra phương thúc biểu đạt cảu đoạn trích trên
CÂU 2 phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn"Giá những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
CÂU 3 nêu suy nghĩ của em(khoảng 10 câu) nói về tình mẫu tử thiên liêng.
Câu 1: .Phương thức biểu đạt trong đoạn trích :tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 3:Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”
Cô tươi vẫn cứ tươi cười kể chuyện cho tôi có một bà họ nội xa vào
Trông ấy cân gạo về . Bà ta một hôm đi , thấy mẹ tôi ngồi cho con bên rổ bóng đén , ăn mặc rách , mặt mày xanh bửng , người gầy rạc đi
Tìm từ vựng trường
Tìm 1 phép tu từ và chỉ rõ tác dụng
Bài tập 5: Cho đoạn văn sau:
“Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong
ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bong
đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta
thương tình toan gọi hỏi xem xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8– tập 1)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Em hiểu thế nào về thể loại hồi ký? Nội dung hồi ký được trích trên là gì?
3. Đọc đoạn trích, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng?
4. “Cười rất kịch” là gì? Thông qua cách miêu tả của tác giả, nhân vật bà cô hiện lên là
người như thế nào?
5. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
6. Cho câu chủ đề: “Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh”.
Hãy viết tiếp 8 – 10 câu để hoàn thành đoạn văn ngắn triển khai chủ đề trên, trong do
có sử dụng một trường từ vựng diễn tả tâm trạng. (gạch chân –chú thích)
xác định các thành phần của câu văn sau:
thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe
Thấy vậy: trạng ngữ hoặc là từ để liên kết câu trước
Cô: chủ ngữ
liền kể một câu chuyện cho tôi nghe : vị ngữ
chủ ngữ : cô
vị ngữ : liền kể một câu chuyện cho tôi nghe
Thấy vậy là trạng ngữ nguyên nhân
Cô là chủ ngữ
liền kể một câu chuyện cho tôi nghe là vị ngữ
Đúng 100%
Đúng 100%
Đúng 100%
tìm và ghi lại đại từ trong câu:" Thấy vậy, cô giáo liền kể một câu chuyện cho tôi nghe
Đại từ trong câu này là:tôi
Cô giáo không phải là đại từ vì cô giáo là chủ ngữ nhé
tìm và ghi lại đại từ trong câu:" Thấy vậy, cô giáo liền kể một câu chuyện cho tôi nghe
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”...
(Vĩnh Nga)
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
Tham khảo
a. Điểm giống nhau của câu mở đầu với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 là:
Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.
b. Lí do người viết yêu thích câu chuyện:
- Ban đầu thích xứ sở thần tiên nơi có cây đào lấp lánh trái vàng, trái bạc và cô tiên phép nhiệm màu…
- Sau đó, rưng rưng xúc động về tình cảm của ba bà cháu.
c. Đoạn văn trình bày theo cách 1.
. a) Ghi dấu X trước số thứ tự đầu các câu ghép.(1) Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
(2) Vì tôi ngại không nhận chiếc kính nên cô đã kể cho tôi nghe một câu chuyện.
(3) Nhìn thấy tôi cầm sách không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
(4) Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô.
(5) Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt chiếc kính.
b) Gạch dưới các vế câu trong từng câu ghép ở phần a (chú ý gạch chéo giữa CN và VN của mỗi vế câu ghép)