3. Hòa tan 32 gam oxit kim loại hóa trị III cần 600 ml dung dịch HCl 2M. Xác định CTHH của oxit.
5. Hòa tan 6 gam oxit kim loại hóa trị II cần 300 ml dung dịch HCl 1M. Xác định CTHH của oxit
Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam một oxit kim loại hóa trị (III) trong 150 ml dung dịch H2SO4 nồng độ 2M. Xác định công thức oxit kim loại trên.
Hòa tan hết 10,2 gam oxit bazo (của kim loại hóa trị III) cần dùng 300 ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định công thức của oxit bazo?
Ta có: \(n_{H_2SO_4}=0,3.1=0,3\left(mol\right)\)
Gọi CTHH của oxit bazo đó là A2O3.
PT: \(A_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow A_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)
Theo PT: \(n_{A_2O_3}=\dfrac{1}{3}n_{H_2SO_4}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{A_2O_3}=\dfrac{10,2}{0,1}=102\left(g/mol\right)\)
⇒ 2MA + 16.3 = 102 ⇒ MA = 27 (g/mol)
→ A là Al.
Vậy: CTHH cần tìm là Al2O3.
Hòa tan hoàn toàn 8g oxit bazơ của kim loại hóa trị III cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1,5 M xác định công thức oxit gọi tên
Gọi hóa trị của kim loại M là x
PTHH: M2Ox + 2xHCl ===> 2MClx + xH2
Số mol HCl: nHCl = 1,5 x 0,2 = 0,3 (mol)
Theo PTHH, nM2Ox = 0,3/2x=0,15/x(mol)
⇒ MM2Ox = 8÷0,15/x=160x/3(g/mol)
⇔2MM+16x=160x/3
⇔2MM=160x/3−16x=112x/3
⇔MM=56x/3(g/mol)
Vì M là kim loại nên x nhận các giá trị 1, 2,3
+) x = 1 ⇒ MM = 563(loại)
+) x = 2 ⇒ MM = 1123(loại)
+) x = 3 ⇒ MM = 56 (nhận)
⇒ M là Fe
⇒ Công thức oxit: Fe2O3
6. Hòa tan 20 gam oxit kim loại hóa trị II cần dung dịch có chứa 24,5 gam H2SO4. Xác định CTHH của oxit.
PTHH: \(RO+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2O\)
Ta có: \(n_{RO}=n_{H_2SO_4}\)
\(\Rightarrow\dfrac{20}{R+16}=\dfrac{24,5}{98}\) \(\Rightarrow R=64\) (Đồng)
Vậy CTHH của oxit là CuO
hòa tan hoàn toàn 0,8 gam một oxit kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl sau phản ứng thu đc 1,9 gam muối khan xác định CTHH của oxit kim loại gọi tên (cho Al=27,H=1,O=16,S=32,Cl=35,5)
Đặt kim loại hóa trị II là A.
=> Oxit: AO
\(AO+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2O\\ n_{AO}=n_A=\dfrac{1,9-0,8}{35,5.2-16}=0,02\left(mol\right)\\ M_{AO}=\dfrac{0,8}{0,02}=40\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ Mà:M_{AO}=M_A+16\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \Rightarrow M_A+16=40\\ \Leftrightarrow M_A=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \Rightarrow A:Magie\left(Mg=24\right)\\ \Rightarrow Oxit:MgO\)
Gọi tên oxit: Magie oxit.
: Để hòa tan hoàn toàn 4,8 gam oxit của một kim loại A, cần dùng 120 ml dung dịch HCl 2M. Xác định tên kim loại A.
Ta có: \(n_{HCl}=0,12.2=0,24\left(mol\right)\)
Gọi CTHH của oxit kim loại là A2On.
PT: \(A_2O_n+2nHCl\rightarrow2ACl_n+nH_2O\)
Theo PT: \(n_{A_2O_n}=\dfrac{1}{2n}n_{HCl}=\dfrac{0,24}{2n}=\dfrac{0,12}{n}\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{A_2O_n}=\dfrac{4,8}{\dfrac{0,12}{n}}=40n=2M_A+16n\Rightarrow M_A=12n\)
Với n = 2 thì MA = 24 (g/mol)
Vậy: A là Mg.
Hòa tan hoàn toàn 32 gam oxit của một kim loại hóa trị III trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 65 gam muối. Tìm công thức hóa học của oxit kim loại
Gọi CTHH của oxit là $R_2O_3$
$R_2O_3 + 6HCl \to 2RCl_3 + 3H_2O$
Theo PTHH :
$n_{RCl_3} = 2n_{R_2O_3}$
$\Rightarrow \dfrac{65}{R + 35,5.3} = \dfrac{32}{2R + 16.3}.2$
$\Rightarrow R = 56(Fe)$
Vậy oxit là $Fe_2O_3$
Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam một oxit kim loại M (hóa trị n) cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch H2SO4 1M. Xác định M và CTHH của oxit.
\(n_{H_2SO_4} = 0,1(mol)\\ M_2O_n + nH_2SO_4 \to M_2(SO_4)_n + nH_2O\\ n_{M_2O_n} = \dfrac{1}{n}n_{H_2SO_4} = \dfrac{0,1}{n}(mol)\\ \Rightarrow \dfrac{0,1}{n}(2M + 16n) = 9,4\\ \Rightarrow M = 39n\)
Với n = 1 thì M = 39(Kali)
CTHH của oxit : K2O