1 nguyên tử A có tổng 3 hạt bằng 50. Hạt mang điện tích âm ít hơn hạt không mang điện tích 2. Hãy xác định nguyên tử A?
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 188 hạt . Biết rằng số hạt mang điện tích âm ít hơn số hạt không mang điện là 23 hạt . Xác định số hạt proton, notron, electron của nguyên tử nguyên tố X
N+P+E=188=>N+2Z=188
N-E=23=>N-Z=23
N=78,Z=P=N=55
ta có : e + p + n = 188
mà : p = e ; n = e + 23
thay vào ta đc : e + e + e + 23 = 188
=> 3e + 23 = 188
=> 3e = 165
=> e = 55
=> p = e = 55
=> n = e + 23 = 55 + 23 = 78
Nguyên tử A có tổng số hạt bằng 48, trong đó hạt mang điện tích âm ít hơn hạt không mang điện là 3.
a) Tìm số hạt p, e, n.
b) A là nguyên tử nào?
Giải giúp mình nhaa <3
a. Ta có: p + e + n = 48
Mà p = e, nên: 2e + n = 48 (1)
Theo đề, ta có: n - e = 3 (2)
Từ (1) và (2), ta có HPT:
\(\left\{{}\begin{matrix}2e+n=48\\n-e=3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}e=15\\n=18\end{matrix}\right.\)
Vậy p = e = 15 hạt, n = 18 hạt
b. Dựa vào bảng nguyên tố hóa học, suy ra:
A là nguyên tố photpho (P)
1.Nguyên tử A có tổng số hạt là 46. Hạt không mang điện bằng 8/15 hạt mang điện. Hãy xác định số p,e,n trong nguyên tử A.
2.Nguyên tử Y có tổng số hạt là 39. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định các hạt trong nguyên tử Y.
Gọi :
Số hạt proton = Số hạt electron = p
Số hạt notron = n
Ta có :
- Hạt mang điện tích âm(electron) bé hơn số hạt không mang điện (notron) là 1:
n - p = 1(1)
- Hạ mang điện tích dương (proton) là 17 : p = 17(2)
Từ (1)(2) suy ra p = 17 ; n = 18
a)
Tên nguyên tố : Clo
Số khối : A = p + n = 17 + 18 = 35
Kí hiệu : \(^{35}_{17}Cl\)
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 60, khối lượng nguyên tử A không quá 40 đvc. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt ít hơn nguyên tử A là 20 hạt . Trong hạt nhân B số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt .
a) Xác định các nguyên tố A, B ?
b) Cho 9,4 g hỗn hợp X gồm A và B vào nước dư đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 6,272 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn . Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ?
a) \(2Z_A+N_A=60\Rightarrow N=60-2Z\)
Ta có : Z < N < 1,5Z
=> 3Z < 60 < 3,5Z
=> 17,14 < Z < 20
Mặt khác ta có : Z+N \(\le\) 40
TH1:ZA=18
=>NA=60−2.18=24
=> MA=18+24=42(Loại)
TH2:ZA=19
=>NA=60−2.19=22
=> MA=19+22=41(Loại)
TH3:ZA=20
=>NA=60−2.20=20
=> MA=20+20=40(Nhận)pA=20
⇒A:Canxi(Ca)
Trong nguyên tử B \(\left\{{}\begin{matrix}2Z_B+N_B=40\\N_B-Z_B=1\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}Z_B=13\\N_B=14\end{matrix}\right.\) => B là Al
b) Ca + 2H2O ⟶ Ca(OH)2 + H2
Al + Ca(OH)2 + H2O ⟶Ca(AlO2)2 + H2
Đặt x,y lần lượt là số mol Al, Ca(OH)2 phản ứng
=> \(\left\{{}\begin{matrix}40x+27y=9,4\\x+y=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\end{matrix}\right.\)
=> x= 0,1 ; y=0,2
=> \(m_{Ca}=0,1.40=4\left(g\right);m_{Al}=0,2.27=5,4\left(g\right)\)
Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X Bằng 58 hạt trong đó số hạt mang điện tích âm ít hơn số hạt mang điện là một hạt a) xác định số hạt mỗi loại ?(p,n,e) b) viết ký hiệu nguyên tử X Em đang cần gấp ạ
Sửa đề: "ít hơn số hạt mang điện" → "ít hơn số hạt không mang điện"
a, Ta có: P + N + E = 58
Mà: P = E (do nguyên tử trung hòa về điện)
⇒ 2P + N = 58 (1)
- Số hạt mang điện âm ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
⇒ N - E = 1 ⇒ N - P = 1 (2)
Từ (1) và (20 \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=19\\N=20\end{matrix}\right.\)
b, Ta có: A = 19 + 20 = 39
→ KH: \(^{39}_{19}X\)
1/ Nguyên tử của một nguyên tố X có tổ g số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 16. Xác định tên nguyên tử
2/ Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 18 trong đó số hạt mang điện tích gấp đôi số hạt không mang điện tichu. Xác định tên nguyên tố
Nếu tổng số hạt < 60 có thể áp dụng công thức tính nhanh như sau: Số hạt proton = số điện tích hạt nhân = số electron = Z = [tổng/3] (phần nguyên tổng số hạt chia cho 3).
1/ Z = [52/3] = 17, 2Z - N = 16 suy ra N = 18, số khối A = Z + N = 35. Nguyên tố cần xác định là Clo.
2/ Z = [18/3] = 6, 2Z = 2N suy ra N = 6, số khối A = 12. Nguyên tố cần xác định là Cacbon.
Theo bài ra ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p=e\\\left(p+e\right)-n=16\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}16+n+n=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+16=52\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>\left[{}\begin{matrix}2n=36\\p=e\\2p=16+n\end{matrix}\right.=>n=18=>p=e=\dfrac{52-18}{2}=17\)Vậy X thuộc nguyên tố Clo (Cl)
Chúc bạn học tốt !!!
Ta có :\(\left[{}\begin{matrix}p+n+e=18\\p=e\\\left(p+e\right)=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2p+n=18\\p=e\\2p=2n\end{matrix}\right.< =>\left[{}\begin{matrix}2n+n=18\\p=e\\p=n\end{matrix}\right.=>3p=18=>p=n=e=6\)Vậy Y thuộc ngto Cacbon(C)
Chúc bạn học tốt
Câu 1: Hãy tính toán xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử của nguyên tố Y có số hạt mang điện tích dương là 11. Số hạt không mang điện tích nhiều hơn số hạt mang điện tích âm là 1 hạt
b) Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e là 24. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.
a, Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p=11\\p=e\\n-e=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=12\\p=e=11\end{matrix}\right.\)
Ta có: A = p + n = 11 + 12 = 23
=> Y là natri (Na)
b,Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=24\\p=e\\n=p\end{matrix}\right.\Leftrightarrow p=n=e=8\)
Ta có: A = p + n = 8+8 = 16
=> R là oxi (O)
a) Ta thấy \(p=11\) \(\Rightarrow e=11=Z\)
\(\Rightarrow n=12\) \(\Rightarrow A=p+n=23\) (Na)
b) Ta lập HPT: \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=24\\Z-N=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=8\\N=8\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=16\) (O)
Bài 1. Khí A có công thức hóa học XY2. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2.
a) Xác định công thức hóa học của A và gọi tên chất A.
b) Tính số hạt mang điện có trong 1,5 mol chất A.
a) Gọi số hạt proton, notron, electron của X lần lượt là \( {p_1},\,\,{n_1},\,\,{e_1}\)
Gọi số hạt proton, notron, electron của Y lần lượt là \({p_2},\,\,{n_2},\,\,{e_2}\)
Trong một phân tử \(XY_2\) có tổng số hạt là 69
\(2{p_1} + {n_1} + 2(2{p_2} + {n_2}) = 69\,\,(1)\)
Tổng số hạt mạng mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 23
\(2{p_1} + 4{p_2} - ({n_1} + 2{n_2}) = 23\,\,(2)\)
Số hạt mang điện trong X ít hơn số hạt mang điện trong Y là 2
\(2{p_1} - 2{p_2} = -2\,\,(3)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\left\{ \begin{gathered} {p_1} + 2{p_2} = 23 (*) \hfill \\ {n_1} + 2{n_2} = 23 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Từ (*) và (3) suy ra:\(\left\{ \begin{gathered} {p_1} = 7 \to N \hfill \\ {p_2} = 8 \to O \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Vậy công thức của chất khí A là NO2
b)Số phân tử trong 1,5 mol chất A là \(1,5.6.10^{23}=9.10^{23}\)
Trong 1 phân tử NO2 có số hạt mang điện là 7.2 + 8.2 =30 (hạt)
=> Trong 9.1023 phân tử NO2 có số hạt mang điện là\(\dfrac{9.10^{23}.30}{1}=2,7.10^{25}\) (hạt)