1.Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp tại Việt Nam? Nêu tác động tích cực và tiêu cực ?
2. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2? Nêu tác động tích cực và tiêu cực của thành tựu này ?
Môn lịch sử 9 Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp tại Việt Nam ? Nêu tác động tích cực và tiêu cực ?
Môn lịch sử 9
Chinh sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân pháp có gì khác so với lần thứ nhất?
trình bày tác động của cuộc cách mạng KH-KT đối với đời sống của con người ? Để góp phần khắc phục những hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng KH-KT bản thân em làm gì?
So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và cuộc khai thác thuộc địa lần 2
* Giống nhau:
- Về mục tiêu: khai thác tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt ở thuộc địa, biến nước ta thành thị trường rộng lớn, phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
- Biện pháp, cách thức tiến hành: bóc lột sức lao động của nhân dân, tăng các loại thuế khóa.
- Hệ quả: Làm cho nền kinh tế VN ngày càng kiệt quệ, lệ thuộc vào “chính quốc”, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Tác động:
+ Tạo ra những chuyển biến về kinh tế và xã hội.
+ Làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
* Khác nhau:
Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Tích cực:
+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.
- Tiêu cực:
+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.
+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.
Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó: Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc, kính cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại… bảo vệ những động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.
1, Tại sao cách mạng pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất
2, Ý nghĩa của cuộc cách mạng duy tân
3, Nêu những tác động tiêu cực và tích cực của sự phát triển về kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ xviii - xix (nêu ví dụ)
(vd: +tích cực: máy cày (tác dụng ntn)........phân hóa học (sd nhiều thì ntn)
tiêu cực: xây dựng nhà máy,vũ khí hiện đại,phân hóa học (ô nhiễm môi trường, chiến tranh )
1. vì:
- xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến
- Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân
- xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp
- thống nhất được thị trường dân tộc
2.Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị.
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa.
- Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của những thành tựu khoa học – kĩ thuật đối với địa phương mình đang sinh sống.( môi trường , cơ cấu dân cư lao động , giao thông).
tham khảo
-Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4:
- Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
- Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy giải thích.
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam
- Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
- Về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.
+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.
▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....
+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
♦ Yêu cầu số 2:
- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.
Tham Khảo:
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:
Về kinh tế:- Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về văn hóa, xã hội:- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh.
=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
Em có nhận xét gì về những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam?
Phân tích những tác động của các thành tựu khoa học kĩ thuật đối với cuộc sống của con người ? Liên hệ tác động tiêu cực đó ở địa phương em? Em phải làm gì trước tác động tiêu cực đó?
* Tác động tích cực
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay cuộc sống của con người. Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên.
+ Sản xuất thuốc trừ sâu bệnh, phân bón có chất lượng tốt nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao.
+ Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến.
- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng.
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đó là “văn minh trí tuệ”. Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa cao.
* Tác động tiêu cực
- Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra: Đã tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự sống.
- Môi trường, nguồn nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Sinh ra nhiều dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Như nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”, mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là con người cần biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, đừng để các tác động tiêu cực từ những phát minh khoa học làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người cũng như đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.
* Giải pháp:
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc CNH – HĐH đất nước hiên nay. Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống, học đi đôi với hành.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi như: chung tay bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Cùng nhau xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp ở mọi nơi mọi lúc.
- Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.
- Trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học theo đúng quy định
- Con người cần có ý thức sử dụng các phát minh khoa học, các thành tựu kĩ thuật vào những mục đích tốt đẹp, nhân đạo.
- Tích cực tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương.
trình bày những chuyển biến về xã hội việt nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp qua đó nêu những mâu thuẫn cơ bản của xã hội việt nam vì sao cách mạng mâu thấp đó
*Chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra, hình thành giai cấp và tầng lớp mới.
+ Tầng lớp tư sản: các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, chèn ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tiểu thương, tiểu thủ, học sinh, sinh viên,.. có tinh thần dân tộc, tích cực tham gia phong trào.
+ Giai cấp công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đời sống khổ cực nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
=> Tạo cơ sở để hình thành khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở VN.
Câu 1: nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó rút ra bài học cho bản thân trong việc xây dựng mối quan hệ hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 2: trình bày tác động tích cực và tiêu cực của sự phát triển khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ( giúp mình với ạ mai mình thi rồi🥹)