Nêu khái quát về nền kinh tế ấn Độ.
Giúp với, đề cương địa , thứ 2 thi rồi!!!!
Trình bày khái quát nền kinh tế Ấn Độ dưới hai triều đại phong kiến là vương tri Trình bày khái quát nền kinh tế Ấn Độ dưới hai triều đại phong kiến là vương triều Gúp ta và vương triều Hồi giáo Đê-li
Mong các bn trả lời dùm mình ak mốt mình thi rồi!!
Vương triều Hồi giáo Đê-li :
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
Vương triều Gúp ta :
- Kinh tế:
+ Có những tiến bộ vượt bậc.
+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.
Câu 1; Khái quát về các triều đại phong kiến ở Ấn Độ? Trình bày thành tựu văn hóa Ấn Độ
Câu 2 Khái Quát về Liên minh châu âu. Tại sao nói Liên minh châu âu là 1 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới
Câu 1:
-Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: Gúp ta, Hồi giáo Đê - li, Mô-gôn
*Vương triều Gúp-ta
-Người sáng lập: San đra Gúp ta
-Ra đời năm 319 vua Gúp ta I tổ chức chống lại sự xâm lấn của tộc người Trung Á
*Vương triều Hồi giáo Đê-li
-Do người Tuốc theo Hồi giáo sáng lập năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc và miền Bắc
-Năm 1206, vương triều kết thúc
*Vương triều Mô-gôn
-Do người Mông Cổ (theo Hồi giáo) sáng lập năm 1526 gắn liền với cuộc xâm lược của người Mông Cổ chiếm Đê-li
-Giữa thế kỉ 19, bị đế quốc Anh xâm lược và lật đổ
Thành tựu văn hóa Ấn Độ:
-Tôn giáo:Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Hindu Giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ
-Chứ viết và văn học: Chữ Phạn được hoàn thiện trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ khác như Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri,... Văn học chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo gồm nhiều thể loại như thơ, ca, kịch, truyện thần thoại
-Kiến trúc, điêu khắc: Ấn Độ có nhiều công trình, kiến trúc đặc sắc. Nổi bật là kiến trúc Phật Giáo và Hồi Giáo
Câu 2:
-Khái quát về Liên minh Châu Âu (EU):
-EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên (Vương Quốc Anh rời khỏi EU từ ngày 31/1/2020)
-EU đã thiết lập được một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung đó là đồng Ơ-rô
-Nói Liên minh Châu Âu là 1 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới vì GDP của EU chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cao hơn Trung Quốc và Nhật Bản.
1)Nêu khái quát về tình hình văn hoá Ấn Độ ?
2)Triều đại nào ở Trung Quốc cương thịnh nhất ? VÌ SAO?
3)Nêu sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc ?
4)Lịch sử trung đại Ấn Độ:Vương triều nào coi là giai đoạn thống nhất ? VÌ SAO ?
5)Nêu đặc điểm chung về kiện tự nhiên của Đông Nam Á,từ đó trình bày sự ảnh hưởng đến nông nghiệp ?
6)Ý nghĩ cuộc chống tống của Lê Hoàn ?
giúp mik vs😊😊
Câu 1
- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.
- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.
- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,...
+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà-la-môn và Hin-đu giáo.
+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.
- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Câu 2
-Triều đại thời Đường là thịnh vượng nhất. Bởi vì:
Trong thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện, các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế. Lấy ruộng công và bỏ ruộng hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điềnNông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
=> Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Câu 1
- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.
- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.
- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,...
+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà-la-môn và Hin-đu giáo.
+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.
- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Câu 2
-Triều đại thời Đường là thịnh vượng nhất. Bởi vì:
Trong thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện, các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế. Lấy ruộng công và bỏ ruộng hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điềnNông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
=> Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Viết báo cáo ngắn gọn về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
Gợi ý:
- Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức.
- Các đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
- Các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC
1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)...
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.
Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...
3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:
Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.
Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.
Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.
Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.
Lựa chọn và tìm hiểu một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,...
Gợi ý:
1. Tìm hiểu khái quát chung: vị trí địa lí, diện tích, tên thủ đô, tổng số dân,...
2. Tìm hiểu các đặc điểm về kinh tế
- Một số chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP/người.
- Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng.
Tham khảo:
1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia
- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.
- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).
- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.
2. Đặc điểm nền kinh tế
a. Lịch sử phát triển nền kinh tế
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.
- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).
- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).
- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).
- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.
c. Một số ngành kinh tế
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...
- Dịch vụ:
+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.
+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.
+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.
Trình bày về một trong các nền kinh tế lớn về nền kinh tế mói nổi của châu á (Khái quát, quá trình phát triển, hiện trạng phát triển, xếp hạng trong khu vực, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế)
Mn giúp em vs ạ , em đang cần gấp , em cảm ơn trc ạ)
Nhật Bản
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...
- Dịch vụ:
+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.
+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.
+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.
Câu 1
- Mang vẽ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, long tự hào, tự tôn của dân tộc.
- Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.
- Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.
Câu 2 ko bt nhg có hình
Nêu hoạt động của thành thị trung đại
Nền kinh tế lãnh địa có điểm j khác so với nền kinh tế thành thị
Ai đó giúp mik vs mai mik thi r
Tham khảo :
Nêu hoạt động của thành thị trung đại :
- Sản xuất ngày càng phát triển nên họ có nhu cầu buôn bán - thành thị trung đại (sự xuất hiện của thành thị trung đại )
- Cư dân chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nhân
Nền kinh tế lãnh địa có điểm j khác so với nền kinh tế thành thị :
- Kinh tế trong lãnh địa : nền kinh tế độc lập , khép kín , tự cung , tự cấp và chủ yếu là nông nghiệp
- Kinh tế trong thành thị : có sự trao đổi buôn bán tự do , kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp .
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SỬ 7
Câu 1: Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
Nền kinh tế của thành thị có điểm gì khác với kinh tế lãnh địa?
Câu 2: Hãy cho biết tình hình kinh tế nước ta thời Đinh – Tiền Lê
(Về nông nghiệp , thủ công nghiệp, thương nghiệp ) ?
Câu 3: Vì sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La ?
Câu 4:Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Câu 5:Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa ,khoa học kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 6:Em hãy trình bày cơ sở kinh tế- xã hội của xã hội phong kiến?
Tham khảo
Câu 1
Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
- Nền kinh tế trong các thành thị có điểm khác với nền kinh tế lãnh địa:
Nội dung | Kinh tế lãnh địa | Kinh tế thành thị |
Sản xuất chủ yếu | Nông nghiệp | Thủ công nghiệp |
Tính chất | Tự nhiên, tự cấp, tự túc. Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. | Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng. |
Vai trò | Kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến | Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển |
câu 2
a)Nông nghiệp:
-Quyền sở hữu ruộng đất nói hung thuộc về làng xã.hia nhau cày cấy phải nộp thuế,đi lính,làm lao dịch cho nhà vua.Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
-Nghề trồng dâu,nuôi tằm cũng được khuyến khích.
b)tHỦ CÔNG NGHIỆP
-Xây dựng một số xưởng thủ công,đúc tiền,rèn vũ khí,may mũ áo,xây dựng cung điện,chùa chieefn.
-Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt lụa
Câu 3
Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua
Câu 4
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 5
* Về tư tưởng:
- Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia, v.v...
* Văn học:
Có tứ đại danh tác: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
* Lịch sử:
- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.
- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…
* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, cố cung Bắc Kinh, v.v....
Câu 6
* Cơ sở kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
+ Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
+ Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
* Cơ sở xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:
+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.