CÔNG NGHỆ 7
I. Trắc nghiệm: Đọc kĩ các câu hỏi sau, khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1. Đất trồng gồm mấy thành phần chính?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Phần rắn của đất có vai trò gì đối với cây?
A. Cung cấp oxygen. B. Cung cấp nước.
C. Cung cấp dinh dưỡng. D. Cung cấp oxygen và dinh dưỡng.
Câu 3. Phần lỏng của đất có vai trò gì đối với cây?
A. Cung cấp oxygen. B. Cung cấp nước.
C. Cung cấp dinh dưỡng. D. Cung cấp oxygen và dinh dưỡng.
Câu 4. Loại phân nào sau đây thường dùng để bón lót?
A. Phân hữu cơ B. Phân đạm C. Phân NPK D. Phân kali
Câu 5. Nhóm cây trồng nào sau đây cần lên luống khi trồng?
A. Nhãn, mít, xoài. B. Cải củ, cà rốt, khoai lang.
C. Mít, cải bắp, cà rốt. D. Ngô, lúa, đậu tương.
Câu 6. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng là mục đích của công việc
A. lên luống. B. tưới nước.
C. bừa và đập đất. D. bón phân.
Câu 7. Có mấy cách bón phân lót?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8. Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng?
A. Điều kiện kinh tế của địa phương B. Nhu cầu sử dụng của người dân
C. Loại đất trồng D. Yếu tố khí hậu, tình hình sâu bệnh
Câu 9. Vụ đông xuân diễn ra trong khoảng thời gian
A. từ tháng 1 đến tháng 3 B. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
C. từ tháng 4 đến tháng 7 D. từ tháng 7 đến tháng 11
Câu 10. “Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh”. Cách làm trên thuộc nhóm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
A. Biện pháp hóa học B. Biện pháp sinh học
C. Biện pháp thủ công D. Biện pháp canh tác
Câu 11. Một số loại cây thường được gieo trồng vào vụ đông là:
A. cải bắp, su hào, đậu tương. B. mồng tơi, mít, nhãn.
C. bưởi, mít, vải. D. ngô, mía, nhãn.
Câu 12. “Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, chim,...để diệt sâu hại”. Cách làm trên thuộc nhóm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
A. Biện pháp sinh học B. Biện pháp hóa học
C. Biện pháp kiểm dịch thực vật D. Biện pháp thủ công
Câu 13. “Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, gieo trồng đúng thời vụ”. Cách làm trên thuộc nhóm biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp sinh học
C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật
Câu 14. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
A. biện pháp canh tác. B. biện pháp thủ công.
C. biện pháp hóa học. D. biện pháp sinh học.
Câu 15. Trong mỗi gia đình, để bảo quản rau xanh thường sử dụng phương pháp nào?
A. Bảo quản lạnh B. Bảo quản thường trong kho
C. Bảo quản kín D. Bảo quản bằng hút chân không
Câu 16. Sản phẩm trồng trọt sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản sẽ
A. giữ được chất lượng tốt nhất. B. hao hụt về số lượng.
C. hao hụt về chất lượng. D. hao hụt về số lượng và chất lượng.
Câu 17. Lúa được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Cắt B. Nhổ
C. Đào D. Hái
Câu 18. Sắn được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Cắt B. Nhổ
C. Đào D. Hái
Câu 19. Khoai tây được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Cắt B. Nhổ
C. Đào D. Hái
Câu 20. Phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong các điều kiện nghiêm ngặt của phòng thí nghiệm là
A. giâm cành. B. nuôi cấy mô tế bào.
C. chiết cành. D. ghép.
Câu 21. Nhà Minh có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Mẹ Minh bảo rằng từ thời ông nội đã có rồi. Nội chăm sóc nó cẩn thận đến mức cây vải thiều mỗi khi vào mùa thường mọc trĩu quả, quả nào cũng to và căng mọng khiến cho những đứa trẻ như Minh luôn khao khát được thưởng thức ngay khi nhìn. Minh rất muốn nhân giống cây vải này để lưu giữ những kỉ niệm về nội. Theo em, bạn Minh nên chọn phương pháp nhân giống nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô tế bào B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành
Câu 22. Làm cho cành con ra rễ ngay trên cây mẹ là phương pháp nhân giống vô tính bằng
A. chiết cành. B. ghép mắt.
C. giâm cành. D. nuôi cấy mô tế bào.
Câu 23. Trong hệ sinh thái rừng thành phần nào là chính?
A. Hệ động vật rừng B. Hệ thực vật rừng
C. Vi sinh vật rừng D. Đất rừng
Câu 24. Dựa vào mục đích sử dụng rừng ở Việt Nam được chia thành mấy loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25. Thành phần sinh vật của rừng gồm có
A. đất, nước, thực vật. B. thực vật, động vật, đất.
C. động vật, đất, nước. D. thực vật, động vật.
Câu 26. Trong các sản phẩm sau sản phẩm nào có nguồn gốc từ rừng?
A. Ngô, khoai, đậu tương. B. nấm rừng, mộc nhĩ rừng, măng rừng. C. sâm Ngọc Linh, cải củ, cà rốt. D. Chậu nhựa, nồi gang, ấm nhôm.
Câu 27. Ở nước ta, thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là
A. mùa xuân và mùa thu. B. mùa hè và mùa đông.
C. mùa xuân và mùa hè D. mùa thu và mùa đông.
Câu 28. Trồng rừng đúng thời vụ giúp cây rừng
A. nhanh ra hoa. B. nhanh được lấy gỗ.
C. có tỉ lệ sống cao. D. đứng vững hơn.
Câu 29. Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước cơ bản?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 30. Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm mấy bước cơ bản?
A. 2 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 31. Trồng rừng bằng cây con rễ trần chỉ phù hợp với các loại cây
A. phục hồi chậm. B. có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh.
C. có bộ rễ kém phát triển. D. có bộ rễ kém phát triển, phục hồi chậm.
Câu 32. Ngoài trồng rừng bằng cây con còn có hình thức trồng rừng bằng
A. gieo hạt. B. củ.
C. lá. D. cành.
Câu 33. Cây rừng sau khi trồng cần được chăm sóc định kì
A. 1 -2 lần mỗi năm. B. 4 - 5 lần mỗi năm.
C. 4 - 6 lần mỗi năm. D. 5 - 6 lần mỗi năm.
Câu 34. Một trong những việc KHÔNG nên làm để bảo vệ rừng là
A. đốt rừng làm nương rẫy. B. phòng chống cháy rừng.
C. chăm sóc rừng thường xuyên. D. tuyên truyền bảo vệ rừng.
Câu 35. Có mấy công việc chăm sóc cây trồng?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 36. Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ hai là: