ở độ cao 76cmHg thì nó gây ra 1 áp suất là bao nhiêu? Biết TLR của thủy ngân 36000N/m^3
Nồi áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào ? Tính áp suất này ra N/m2.
Bài làm:
Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.
Áp suất khí quyển là : p = d.h = 136 000.0,76 = 103360
136000 là ở đâu ra mấy bạn
Tưởng có bạn đăng bài lí zui gần chết mà....;_;
136000N/m3 là trọng lượng riêng của thủy ngân á bạn
một cái bình hẹp có độ cao đủ lớn a) đổ thủy ngân vào bình sao cho thủy ngân cách mặt đáy 0,3m . Tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy bình và lên điểm A cách đáy bình 10cm. TLR của thủy ngân là 136000 N/m3 b) muốn tạo ra một áp suất của nước ở đáy bình như câu a, ta phải đổ nước vào bình đến mức nào?. Biết TLR của nước là 10000N/m3
Áp suất tác dụng lên đáy bình:
\(p=d\cdot h=136000\cdot0,3=40800Pa\)
Áp suất tác dụng lên điểm A:
\(p=d\cdot h'=136000\cdot\left(0,3-0,1\right)=27200Pa\)
Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân và nước lần lượt là 136000 N/m3 và 10000 N/m3. Biết áp suất khí quyển tại độ cao mực nước biển là 76cmHg. Hỏi cột nước cần phải cao bao nhiêu để tạo được một áp suất bằng áp suất khí quyển tại độ cao mực nước biển ?
Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao h=4cm
a) biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Hãy tính áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm
b) nếu thay thủy ngân bằng rượu thì cột rượu phải có chiều cao là bao nhiêu để tạo ra một áp suất như trên biết (dr=8000N/m3)
a. Áp suất của thủy ngân lên đáy ống nghiệm là:
\(p=d.h=136000.0.04=5440\) (Pa)
b. Chiều cao của cột rượu là:
\(h'=\dfrac{p}{d'}=\dfrac{5440}{8000}=0,68\) (m) = 68 (cm)
Như vậy để tạo ra một áp suất như câu a thì cột rượu phải có chiều cao là 68 cm.
Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A. 440m
B. 528m
C. 366m
D. Một đáp án khác
Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 750mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 672mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.
A. 740m
B. 528m
C. 866m
D. 936m
Người ta đổ vao ống chia độ một lượng thủy ngân và một lượng nước. Chiều cao tổng cộng của hai lớp chất lỏng là 29,2cm. Tính áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy ống với TLR của thủy ngân là 136000 N/m3, TLR nước là 10000 N/m3.
M.n giúp mk nha
Tại một nơi ngang với mực nước biển, áp suất khí quyển đo được là p0 = 758mmHg. Hỏi nếu đo áp suất ở đỉnh núi có độ cao 98 m so với mực nước biển thì áp kế chỉ bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3, trọng lượng riêng của không khí là 12,5 N/m3
Trên mặt một hồ nước,áp suất khí quyển bằng 75,8cmHg.
a, Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa.Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136\(\cdot10^3\) N/\(m^3\)
b, Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m.Lấy trọng lượng riêng của nước là 10\(\cdot10^3\) N/ \(m^3\) .Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg?
a) đổi 75,8cmHg=101033,4211Pa
b)p=d.h=10.10^3.5=50000Pa=3800000cmHg