Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
dryfgjhkjz
Xem chi tiết
KWS
15 tháng 12 2018 lúc 17:28

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

KWS
15 tháng 12 2018 lúc 17:28

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

     + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

KWS
15 tháng 12 2018 lúc 17:29

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

dryfgjhkjz
Xem chi tiết

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Bố cục:

   + Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:

   +

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   +

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tham khảo thêm:

Phân tích một số câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ..."

W1 forever
24 tháng 12 2018 lúc 11:26

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (siêu ngắn)

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

oanh lê
Xem chi tiết
mai thịnh diệp cương
17 tháng 9 2020 lúc 21:04

có 25 câu

Khách vãng lai đã xóa
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Đức Kiên
12 tháng 4 2023 lúc 19:03

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 2 2023 lúc 20:32

Lời khuyên chân thành là em nên đọc kĩ bài, phần cô giáo phân tích trên lớp để làm, như vậy em vừa hiểu kĩ bài vừa là tự em sẽ rèn được kĩ năng làm bảng

Thuyết Dương
Xem chi tiết
Lê Chí Công
23 tháng 4 2016 lúc 20:59

mk se co gang

Nguyễn Lê Mai Thảo
23 tháng 4 2016 lúc 21:33

Cảm ơn bn khi nào mk không bít thì mk hỏi bạn nhayeu

Lê Chí Công
23 tháng 4 2016 lúc 21:34

cứ hỏi dj..nếu bt thj mk lm hộ cho

Nguyễn Thị ANh Thư
Xem chi tiết
Hoilamgi
1 tháng 3 2018 lúc 21:21

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các quy định về nghĩa vụ và học tập.

thanh
Xem chi tiết
Lan Anh (Min)
18 tháng 2 2020 lúc 14:06

Có dòng chữ màu đỏ thì e chịu nhưng dấu k chọn màu xanh lá cây là giáo viên trong OLM k nha.

HOK TỐT

Khách vãng lai đã xóa
thanh
18 tháng 2 2020 lúc 14:40

Ok bạn

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Phương Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Đức
27 tháng 7 2021 lúc 10:18

bạn phải trả lời trên 3 dòng

phải đc ng khác tích

và ng tích phải có số điểm từ 10 SP trở lên

HT

Khách vãng lai đã xóa
Leonor
27 tháng 7 2021 lúc 10:18

Cách để tăng điểm hỏi đáp SP:

- Phải trả lời các câu hỏi

- Khi trả lời các câu hỏi phải trả lời trên 4 dòng

- Được người trên 10SP hoặc 11SP k 'Đúng'

- Mỗi lần người đó k 'Đúng' thì bạn sẽ tăng lên 1SP

Khách vãng lai đã xóa
Leonor
29 tháng 7 2021 lúc 16:32
Ukm 🥰🥰🥰
Khách vãng lai đã xóa