Tại sao Lý Thái Tổ cho dới đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010. nêu ý nghĩa của việc làm đó
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Vì sao vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? Ý nghĩa của việc đó là gì? Hãy trình bày việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần.
*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;
- Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.
+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương:
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.
+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.
-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.
Vì Nhà Lý dời đô về Thăng Long do đây là ở trung tâm của đất nước và đồng bằng rộng lớn màu mỡ khác với ở Hoa Lư vùng núi hiểm trở đi lại khó khăn và không ở trung tâm của đất nước. => Thuận lợi cho việc phát triển đất nước
Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Theo sử cũ: “Khi thuyền đến dưới chân thành, có đám mây hình rồng vàng hiện lên, do đó vua đổi tên là Thăng Long" - nghĩa là rồng bay lên. Sự kiện dời đô này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và phát triển đất nước? Hơn hai trăm năm nắm giữ vận mệnh dân tộc, nhà Lý đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước như thế nào?
* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà
* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước
- Về chính trị:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ
+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng
+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã
- Về luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam
+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan
- Về quân đội:
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Về đối nội:
+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc
+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
- Về đối ngoại:
+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước
- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà lý đã chủ động chuẩn bị đối phó
- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước
- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng
- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hóa, quân Tống rút về nước
Như vậy, dưới sựu lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) vào năm 1010. Hỏi đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm?
Đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được số năm là:
2 022 – 1 010 = 1 012 (năm)
Đáp số: 1 012 năm
Câu 1: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?
A. 1008
B. 1009
C. 1010
D. 1011
Câu 2: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 3: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:
A. Cấm thành
B. La thành
C. Hoàng thành
D. Vi thành
Câu 4: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?
A. Năm 1010.
B. Năm 1045.
C. Năm 1054.
D. Năm 1075.
Câu 5: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:
A. Hình thư
B. Gia Long
C. Hồng Đức
D. Cả 3 đều sai
Câu 6: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 7: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?
A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.
C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Câu 8: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
A. Hòa hảo thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Câu 9:Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 10 : Cấm quân là:
A. quân phòng vệ biên giới.
B. quân phòng vệ các lộ.
C. quân phòng vệ các phủ.
1.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Vào 1009, Lê Long Đĩnh băng hà (nhà Lê), triều thần nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên làm vua =>nhà Lý được thành lập.
2.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân nhà Lý dời đô về Thăng Long được Lý Thái Tổ nêu rõ trong Chiếu dời đô.
3.
Chọn đáp án: B tham khảo sgk/35
4.
Chọn đáp án: C tham khảo sgk/36
5.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư (nhà Lý), được ban hành năm 1042.
6.
Chọn đáp án: D
Giải thích: tham khảo (SGK – 37): Nhà Lý cấm giết hại trâu,vì cho rằng bò là công cụ sản xuất
7.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Đối với vùng biên viễn vua lý gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi để kết thân với các từ trưởng miền núi và củng cố khối đoàn kết dân tộc.
8.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Nhà Lý luôn ưu tiên cho việc giữ quan hệ hòa hào với các nước láng giềng. Tuy nhiên, nguyên tắc không thay đổi trong chính sách ngoại giao của nhà Lý là giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bên ta kì nước nào có ý định xâm phạm chủ quyền của Đại Việt nhà Lý đều kiên quyết chống trả.
9.
Chọn đáp án: D
Giải thích: thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông có tác dụng đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.
10.
Mik cảm giác nó thiếu đáp án.
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiều dời kinh đô Hoa Lư ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình ) về thành đại la và đổi tên Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội ) vào năm 1010.Hỏi đến năm nay ,Chiều dời đô vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm ?
Vua Lý Thái Tổ đã rời đô số năm là:
2023-1010=1013(năm)
Vậy vua Lý Thái Tổ đã rời đô được 1013 năm
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ....
Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt ....
Tên Đại Việt có từ thời Lý Thái Tổ. ....
Năm 2021 Thăng Long được 1010 năm.......
Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ..Đ..
Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt ..Đ..
Tên Đại Việt có từ thời Lý Thái Tổ. ..S..
Năm 2021 Thăng Long được 1010 năm ..Đ..
Điền từ thích hợp vào ông trống ( Đại La , 1010,Thăng Long , Hoa Lư )
Năm ......Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ .......... sang ........ và đổi tên là thành ............... .
Năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định rời dô từ Hoa Lư sang Đại La và đổi tên là thành Thăng Long
Năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư sang Thăng Long và đổi tên là thành Đại La .
(Hok tốt nhé) ~~~~
Bạn Nguyễn Thị Hà Vy ơi 1 1010 2 hoa lư 3 đại la 4 thăng Long nhé
Tại sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?
Vì vua thấy Thăng Long là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô, kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồ
1. Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là gì ? Giáo dục thời Lý phát triển hơn giáo dục thời Ngô, Đinh-Tiền Lê ở điểm nào ?
2. Tại sao nói cuộc tiến công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tiến công với mục đích tự vệ ? Theo em cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075-1077) có những độc đáo nào ?
3. Vì sao năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ? Ý nghĩa của việc làm đó ?
4. Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ?
MN GIÚP MK VỚI TvT. MAI MK KT RỒI :(
LÀ MÔN SỬ NHƯNG MK ĐÀNH ĐỂ THÀNH NGỮ VĂN VẬY MONG CC THÔNG CẢM :(
1.Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho, vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đô'i với giai câ'p thông trị lúc bấy giờ
. Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê ?
Những sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê là:
- Năm 1070, Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan.
- Năm 1076, Nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho các con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.
2.
Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .
+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội
+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về
Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
3.
Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
ý nghĩa :việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".
Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau
-Cảm ơn cậu nhé