Vì sao Xiêm lại không bị xâm lược ?
vì sao xiêm là nước Đông Nam Á duy nhất không bị xâm lược ? Liên hệ với Việt Nam cùng thời kì ( cho mình xin lời giải của ý 2 thôi ạ )❤
Xiêm mở cửa cho phương Tây còn VN thì không, nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng, không cho Pháp vào nên TD Pháp nổ súng xâm lược VN.
Vì sao quân Tây Sơn lại nhanh chóng đánh quân xâm lược Xiêm, Thanh? 15p nữa mình nộp r, giúp với ạ
bạn thử tham khảo câu này xem có đúng ko nha:
-Đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê thống nhất đất nước.
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
chúc bạn học tốt nha
( nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
Vì sao xiêm thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương tây
vì sao trong các cuộc xâm lược đông nam á thái lan không bị xâm lược
Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…
+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":
+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 23 tháng 6 năm 1939 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm".Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là "nước Thái".
Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Camphuchia vào năm 1989.
Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả 2 nước tranh chấp chủ quyền tại vùng quanh đền Preah Vihear, ngôi đền được Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Juse) vào năm 1962 tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.
Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.
Vì sao quân Xiêm và quân Thanh xâm lược nước ta? Nhận xét về hành động của Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống?
Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm=>quân Xiêm sang xâm lược nước ta
Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt sang cầu cứu nhà Thanh=>quân Thanh đem 29 vạn binh sang xâm lược nước ta.
Hành động của Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống là: Cõng rắn cắn gà nhà, vì lợi ích riêng mà phản bội lại dân tộc.
Hoàn cảnh lịch sử trước cuộc cải cách ở nhật bản và xiêm có điểm gì giống nhau?
A.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Mĩ.
B.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của chủ nghĩa tư bản.
C.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Anh, Pháp.
D. Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Anh, Pháp và Mĩ.
Hoàn cảnh lịch sử trước cuộc cải cách ở nhật bản và xiêm có điểm gì giống nhau?
A.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Mĩ.
B.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của chủ nghĩa tư bản.
C.Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Anh, Pháp.
D. Đứng trc nguy cơ bị xâm lược của Anh, Pháp và Mĩ.
Trước khi tiến hành cải cách, Nhật Bản và Xiêm giống nhau về đối ngoại đó là: đất nước đều đang trong hoàn cảnh bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính sách xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.
Vậy quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành ra sao và vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập?
Tham khảo
- Quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.
+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
+ Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
VÌ :
-trung quốc là 1 nước lớn,một thị trường nông dân
- giàu có về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản
- có nền văn hóa rực rỡ
- chế độ phong kiến trung quốc đang ở trong thời kì khủng hoảng mục nát
\(\rightarrow\) vì vậy trung quốc bị xâm chiếm
Việt Nam bị xâm lược và mất nước vừa là tất yếu, vừa không tất yếu. Tất yếu vì sao? Vì khi đó, Đông Nam Á là một khu vực giàu nguồn tài nguyên, giàu nguồn nhân công nên các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước châu Á để chiếm nguồn tài nguyên. Nhưng không tất yếu là vì sao? Hãy liên hệ với hiện tại. Trong thời kì chống dịch Covid 19 hiện nay, Việt Nam đã xử lí rất tốt. Còn thời phong kiến, chúng ta đã từng đánh tan quân Mông Cổ đến 3 lần. Tất cả là do sự đồng lòng của nhân dân và chỉ huy tốt. Tại sao nhà Nguyễn lại làm mất nước? Vì có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên nhưng triều đình nhà Nguyễn lại nhu nhược, tự dập tắt các cuộc khởi nghĩa đồng nghĩa với việc bán nước cho thực dân Pháp. Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp có một phần lí do là của nhà Nguyễn: chủ trương "thương lượng
Vì sao quân Nam Hán lại xâm lược nc ta (lần thứ nhất)? Chúng bị Dương Đình Nghệ đánh bại như thế nào//?
Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đã đem quân tiến đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đaọ nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc. Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, phong kiến phương bắc lại đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường.
Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đã đem quân tiến đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đaọ nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc. Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, phong kiến phương bắc lại đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường.