Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Oanh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
16 tháng 10 2016 lúc 16:42

-Trung Quốc là 1 quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.

-Từ năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ 1 nước phong kiến độc lập trở thành nước nủa thuộc địa, nửa phong kiến.

+giải thích nước nửa thuộc địa nửa phong kiến: là nước mà nhân dân phải chịu một lúc 2 ách thống trị. nước đó vẫn còn có ngôi vua nhưng bị các nước khác xâm chiếm.

-Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc 

Nhok Cô Độc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 10 2016 lúc 23:03

Phải nói rằng Ấn Độ tuy lớn nhưng lại bao gồm rất nhiều dân tộc lớn sinh sống, nhiều tôn giáo lớn cùng chung trên 1 vùng lãnh thổ. Việc cai trị bằng cách phân rẽ dựa trên vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo là rất dễ dàng. Dẫn chứng cụ thể là nước Anh một mình độc chiếm một thời gian dài nhưng việc phản kháng chỉ diễn ra lẻ tẻ và riêng biệt, không có sự thống nhất đồng thuận trong cả nước.
Trung Quốc lại khác. Quốc gia rộng lớn nhưng phân bố chủ yếu về phía Đông, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa... Việc khống chế phía đông được xem như nắm được cả nước. Thêm vào đó, sự phản kháng của dân chúng là không nhỏ do lực lượng rất đông đảo và đồng lòng nhất trí, lại không bị phân rẽ về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Lực lượng chiếm đóng và khống chế cũng là một vấn đề khá lớn do nếu chiếm toàn bộ thì lực lượng của 1 quốc gia khó mà khống chế hết được. Thêm vào đó là các quốc gia tránh đấu tranh trực tiếp mà cùng bắt tay chia sẻ miếng bánh lớn trên tinh thần tất cả đều được lợi.
Sau này, khi lợi ích bị mâu thuẫn thì Nhật hất cẳng các nước khác nhằm chiếm trọn TQ nhưng gặp phải sự phản kháng quyết liệt.

Còn Nhật Bản thì hầu như không có tài nguyên thiên nhiên.

Vương Soái
23 tháng 9 2017 lúc 12:43

Vì trong hoàn cảnh đó ở Nhật Bản cuộc cải cách Minh trị duy tân đã đưa nước NB đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở thành nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa mà còn nhanh chóng trở thành đế quốc mạnh xâm chiếm nhiều khu vực lãnh thổ.

Còn Trung Quốc từ thế kỉ XVIII ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu trầm trọng trở thành miếng mồi ngon cho chủ nghĩa đế quốc.

Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 12:49

Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

Song, cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:

Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.

Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

nguyen
Xem chi tiết
BW_P&A
6 tháng 12 2016 lúc 22:20

Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học

Tôn Trung Sơn (1866–1925)

Tôn Trung Sơn sinh năm (1866 - 1925), Quê ở Huyện Hương Sơn, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn bắt đầu hoạt động chính trị từ những năm 90 thể kỷ XIX. Ông nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh.

Năm 1911 ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, đánh đổ sự thống trị 267 năm của nhà Mãn Thanh, kết thúc chỉnh thể phong kiến hơn hai nghìn năm, lập nên nước cộng hòa dân chủ tư sản.

Cuộc đời của Tôn Trung Sơn là một cuộc đời cách mạng. Trải qua gần 40 năm đấu tranh gian khổ, khó khăn, nhiều lần thất bại, ông đã từ chủ nghĩa cải lương chuyển sang chủ nghĩa tam dân cách mạng. Cuối cùng chịu ảnh hường của cách mạng Tháng mười và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã đề ra 3 chính sách lớn: liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông. Tư tưởng của ông hình thành và phát triển trong qúa trình cách mạng. Tuy vậy, ông vẫn dừng lại ở lập trường của người cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, không vượt lên được lập trường của người cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Tam dân hay Tam dân Chủ nghĩa là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh (hay học thuyết) chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự dodân sinh hạnh phúc.

nguyen phuong truc
Xem chi tiết
lê thiện thanh ngân
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
14 tháng 12 2016 lúc 11:01

Kết quả : Cuộc cách mạng tân hợi giành thắng lợi.

Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 12:48

-Kết quả của Cách mạng Tân Hợi :

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.


 

Tattoo mà ST vẽ lên thôi
8 tháng 10 2017 lúc 21:22

Giành thắng lợi, lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập cộng hoà. Tuy nhiên, lại không đánh bại quân đội nước ngoài, và lại để người của vua Mãn Thanh cũ.

Phạm Thị Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
5 tháng 10 2017 lúc 16:23

mik cũng đang cần câu này

phạm mỹ hạnh
5 tháng 10 2017 lúc 21:12

thành phần: giai cấp tư sản

-hình thức: đấu tranh giành độc lập

-kết quả:chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời, tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trung quốc

Tattoo mà ST vẽ lên thôi
6 tháng 10 2017 lúc 21:36

Thành phần: giải cấp tư sản, nông dân, điền chủ.

Hình thức đấu tranh: +đấu tranh chính trị: Duy tân.

+ đấu tranh vũ trang: Nghĩa Hoà đoàn, Tân Hợi.

Kết quả: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ cộng hoà ra đời, ảnh hưởng tới các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á.

Lăng Hàn Tử Nguyệt
Xem chi tiết
Lăng Hàn Tử Nguyệt
29 tháng 9 2017 lúc 8:33

.Thêm nữa nè:

Phong trào đấu tranh Người khởi xướng Hình thức đấu tranh Kết quả và ý nghĩa
Cuộc vận động Duy Tân
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Cách mạng Tân Hợi

Vương Soái
29 tháng 9 2017 lúc 12:28
Phong trào đấu tranh Người khởi xướng Hình thức đấu tranh kết quả, ý nghĩa
Thái bình thiên quốc Hồng Tú Toàn Phong phú: đấu tranh vũ trang, đấu tranh bằng cải cách.. Tuy thất bại nhưng đây Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh
Cuộc vận động duy tân Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu Cải cách, duy tân Tuy thất bại nhưng Cuộc vận động Duy tân có ý nghĩa tiến bộ rất lớn nhằm thay đổi chế độ phong kiến, đưa Trung Hoa phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Phong trào nghĩa Hòa Đoàn Phong trào nông dân Cuộc khởi nghĩa vũ trang Tuy thất bại nhưng đây là Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
Cách mạng Tân Hợi Tôn Trung Sơn Đa dạng, Phong phú: đấu tranh vũ trang kết hợp với duy tân cải cách đất nước

Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại lâu đời ở tq, thiết lập một nước cộng hòa- Trung hoa dân quốc.

-Lần đầu tiên trong lịch sử TQ chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời

-Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cntb ở TQ và có ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở 1 số nước châu Á

Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
4 tháng 10 2017 lúc 21:33

Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Trung Quốc là một nước lớn, đông dân nhất châu Á, cũng đứng trước ngu cơ trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện-món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho giới tư bản.

Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, được gọi là Chiến tranh thuốc phiện, bắt đầu từ tháng 6-1940 và kết thúc vào tháng 8-1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh như: bồi thường chiến phí, nhượng lại Hồng Công và mở cửa 5 cửa biển cho tàu Anh được ra vào buôn bán. Đây là mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc….


Tattoo mà ST vẽ lên thôi
8 tháng 10 2017 lúc 21:04

Vì:

+ Chế độ pk Trung Quốc suy yếu.

+ Đất rộng người đông, tài nguyên phong phú

+ Có thị trường tiêu thụ lớn.

Võ Thu Uyên
8 tháng 10 2017 lúc 21:08

Do Trung Quốc là một nước có diện tích lớn; đông dân; giàu có; cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến suy yếu

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Giang
5 tháng 10 2017 lúc 16:21

Hình ảnh:

Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt TQ

Trả lời:

Nội dụng:

Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc phương Tây tăng cường xâm lược lãnh thổ thuộc địa để thoả mãn nhu cầu thị trường, tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Tất cả các nước đế quốc đều hướng mắt thèm thuồng vào vùng đất rộng lớn Trung Quốc.

Đất nước Trung Quốc với diện tích rộng lớn, đứng thứ ba trên thế giới và số dân đông nhất thế giới. Với những điều kiện vô cùng thuận lợi về nhân công, tài nguyên… để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành “cái bánh ngọt ” mà tất cả các nước để quốc đều thèm muốn. Vậy vì sao các nước để quốc không tìm cách độc chiếm “cái bánh ngọt” này mà lại phải chia ra? Về vấn đề này, trong tác phẩm “Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mặc dù Trung Quốc rất suy nhược, mặc dù nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ, nhưng dù sao, con số 11139000km2 của nó vẫn là một miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một lúc được. Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489500000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt Trung Quốc ra. Cách này chậm hơn nhưng khôn hơn”.

Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năm 1840-1842. Với hiệp ước Nam Kinh tháng 8 – 1842, Trung Quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh.

Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh xâm chiếm xong vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nga và Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc…

Sự phân chia lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong bức tranh đồng thời thái độ các nước đế quốc cũng được bộc lộ rõ. Cái bánh ngọt mang tên “China” được chia thành nhiều miếng. Hình ảnh sáu vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bánh với sáu chiếc dĩa nhọn hoắc trong tay. Kể từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời.

Chúc bạn học tốt!