Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Trả lời:
Do chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ ngày càng sâu sắc. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy chống thực dân nhưng đều bị đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục nổ ra.
Chính sách "chia để trị" là gì?Chính sách ấy chia Ấn Độ như thế nào, tác dụng,tại sao,nguyện vọng?Cuộc biểu tình chống chính sách "chia để trị" do ai lãnh đạo?
- Chính sách "chia để trị" là: chia rẽ giữa các dân tộc, địa phương, tầng lớp, v.v. để dễ thống trị (một chính sách thường dùng của chủ nghĩa thực dân)
Kể tên những phong trào đấu tranh ở Ấn Độ cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 20?Phong trào nào là tiêu biểu nhất?Vì sao?
Nguyên nhân củ nạn đói ở Ấn Độ năm 1877
*Nguyên nhân:
-Do thực dân anh vơ vét,bóc lột về kinh tế.
-Thực dân Anh còn thực hiện chính sách "Chia để trị"
*Hậu quả:
-Gía trị lương thực xuất khẩu tăng và cũng tỉ lệ thuận với số người chết đói.
Gạo đem xuất khẩu, mặc dân chết đói
Điều người ta nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn này vẫn là Thế chiến II đang ở đỉnh điểm, phát xít Đức hoành hành châu Âu. Trùm phát xít Adolf Hitler và đồng bọn mất tới 12 năm để thảm sát 6 triệu người Do Thái. Còn dưới ách thống trị của thực dân Anh, gần 4 triệu người Ấn Độ chết đói chỉ trong vòng hơn một năm thì lại gần như không được biết đến?
Người dân Ấn Độ trong nạn đói năm 1876. |
Nhà hóa sinh Australia, tiến sĩ Gideon Polya, đã gọi nạn đói Bengal là "nạn diệt chủng do con người tạo ra" vì chính những chính sách của chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn đói này. Bengal có một vụ thu hoạch dồi dào năm 1942 nhưng người Anh lại đưa phần lớn lương thực từ Ấn Độ sang Anh, gây nên tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong các khu vực mà ngày nay gồm Tây Bengal, Odisha, Bihar và Bangladesh.
Theo lời kể của tác giả cuốn Churchill's Secret War (Chiến tranh bí mật của Churchill), bà Madhusree Mukerjee, bức tranh về nạn đói Bengal khiến người ta lạnh gáy: Bố mẹ bỏ xác con chết đói xuống giếng và sông. Nhiều người lao mình vào tàu hỏa tự tử. Người ta phải đi xin nước cơm để cầm hơi. Trẻ con thì ăn lá cây và cỏ. Mọi người còn không có đủ sức lực để hỏa thiêu người thân qua đời. Không ai còn sức để thực hiện các nghi lễ cho người chết nữa. Chó nhà và chó hoang tha hồ cắn xé đống xác người trong những ngôi làng ở Bengal…
Trong tình cảnh đói khát, những người sống sót là những người đàn ông tới Calcutta để tìm việc, là những người phụ nữ hành nghề mại dâm để có tiền nuôi gia đình. Năm 1943, hàng đàn người đói lả tràn vào Calcutta, phần lớn chết trên đường phố. Trái ngược lại với thảm họa này là hình ảnh binh sĩ Anh ăn uống no đủ trong các câu lạc bộ trên đất Ấn. Nhiều sử gia cho rằng chính quyền thuộc địa lẽ ra có thể ngăn chặn nạn đói một cách dễ dàng. Chỉ cần chuyển tới Ấn Độ vài chuyến lương thực là đủ. Nhưng họ lại không làm gì cả.
Nội các Chiến tranh của Chính phủ Anh đã liên tục nhận được cảnh báo rằng nạn đói có thể xảy ra ở Ấn Độ do chính sách vắt kiệt tài nguyên của Ấn Độ nhưng họ đều phớt lờ. Khi quân Nhật xâm chiếm Miến Điện tháng 3/1942, việc nhập khẩu gạo của Ấn Độ từ Miến Điện đã bị cắt đứt. Miến Điện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thời đó. Thay vì bảo vệ người Ấn Độ trước tình trạng thiếu lương thực, người Anh đã để Ấn Độ tự chịu và tiếp tục xuất khẩu gạo kiếm lời cho các nước không nhập khẩu gạo được từ Đông Nam Á do chiến tranh. Tài liệu cho hay Chính quyền thuộc địa Anh đã xuất 260.000 tấn gạo trong giai đoạn 1942-1943.
Trẻ em Ấn Độ trong nạn đói năm 1943. |
Trong khi đó, chi phí cho chiến tranh ở Ấn Độ tăng gấp 10, Chính phủ Anh in tiền giấy để bù cho khoản này. Tháng 8/1942, đại diện của Toàn quyền Anh tại Ấn Độ cảnh báo rằng, lạm phát có thể dẫn tới nạn đói và bạo động. Đến tháng 12, Toàn quyền Linlithgow cảnh báo, nguồn cung ngũ cốc của Ấn Độ thiếu trầm trọng và ông khẩn cấp cần 600.000 tấn lúa mỳ để nuôi binh sĩ và công nhân những ngành quan trọng. Nội các Chiến tranh cho biết không có tàu chở hàng?!
Tháng 1/1943, Anh chuyển phần lớn tàu buôn hoạt động ở Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương để chuẩn bị cho kho lương thực và nguyên liệu thô của Anh. Bộ Giao thông Chiến tranh đã lưu ý với cấp trên rằng việc di chuyển này có thể gây thảm họa trong thương mại trên Ấn Độ Dương.
Trong khi đó, nhà cầm quyền Anh tiếp tục đòi Ấn Độ xuất khẩu gạo. Khi nạn đói nghiêm trọng nhất, tháng 7/1943, Toàn quyền Linlithgow đã ngừng xuất khẩu gạo và lại đề nghị Nội các Chiến tranh cho nhập khẩu 500.000 tấn lúa mỳ. Đây là con số tối thiểu để nuôi quân đội. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 4/8 sau đó, Nội các Chiến tranh lại không xếp được lịch cho một chuyến tàu lúa mỳ tới Ấn Độ. Thay vào đó, nội các đã ra lệnh tích trữ lúa mỳ để nuôi người dân châu Âu sau khi họ được giải phóng. 170.000 tấn lúa mỳ từ Australia đã được chuyển sang châu Âu. Người dân Ấn Độ đói lả không được lấy một hạt. Số lượng lương thực và nguyên liệu thô mà Anh tích trữ dành cho nền kinh tế thời hậu chiến đạt 18,5 triệu tấn. Đường và các loại hạt nhiều đến mức phải phủ bạt để ngoài trời.
Nhà cầm quyền Anh lúc bấy giờ thừa biết quyết định của mình sẽ khiến dân Ấn Độ chết đói hàng loạt. Không chịu ứng cứu lương thực, nhưng người Anh cũng không chấp nhận các nước ứng cứu cho dân Ấn Độ. Nội các Chiến tranh đã bỏ qua lời đề nghị hỗ trợ 100.000 tấn gạo Miến Điện từ Subhas Chandra Bose - một nhân vật lỗi lạc của Ấn Độ lúc đó đang về phe Trục (Đức-Italia-Nhật) ở Miến Điện. Họ cũng bác đề nghị gửi lúa mỳ của Canada, từ chối gạo và lúa mỳ mà Mỹ muốn gửi cho người Ấn Độ!?
Về sau, Nội các Chiến tranh Anh cuối cùng cũng ra lệnh gửi 80.000 tấn lúa mỳ và 130.000 tấn lúa mạch ít ỏi cho Ấn Độ vào tháng 11/1943. Quân đội Ấn Độ lúc đó vẫn dùng gạo và lúa mỳ trong nước sản xuất mà lẽ ra có thể dùng để cứu đói cho dân. Nạn đói kết thúc tháng 12/1943.
lập niên biểu về phong trào chống anh của nhân dân ấn độ
Thời gian | Sự kiện |
1857-1859 | Khởi nghĩa Xi-pay |
1875-1885 | Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ thúc đẩy giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh |
Năm 1905 | Nhân dân Ấn Độ biểu tình |
Tháng 7/1908 | Khởi nghĩa Bom-bay |
Vì sao nhân dân Ấn Độ phải đấu tranh chống thực dân Anh? Kể tên những sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở nước này?
Giúp mk với ạ
2. sự kiện tiêu biểu : khởi nghĩa Xipay , Đảng Quốc Đại ...
Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km2, dân số 1 tỉ 20 triệu người (năm 2000). Thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong đó có Ấn Độ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập của Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Tại sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại?
Cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại vì:
Rạng sáng ngày 10-5-1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xipay trái lệnh thì 3 trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt bọn chỉ huy Anh. Nông dân các vùng phụ cận cũng gia nhập nghĩa quân. Thừa thắng, nghĩa quân tiến về Đê-li. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác. Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Chúc bạn học tốt
Cho biết những thành phần nào trong xã hội Ấn Độ tham gia giải phóng dân tộc. Em có nhận xét gì trước hiện tượng đó?
Do bị bóc lột áp bức một cách tàn bạo, giai cấp tư bản cùng nông dân, công nhân, tầng lớp trí thức,... đã vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
=> Thể hiện sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trog xã hội Ấn Độ, đặt một mốc lịch sử quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc sau này.
Cuộc đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ do tư sản Ấn Độ lãnh đạo với một con đường hòa bình. Tuy nhiên đường lối bất bạo động của Gandhi khi thâm nhập vào quần chúng đã được họ sử dụng một cách linh hoạt, ra khỏi sự kiểm soát của chính Gandhi. Điều đó có nghĩa là các lực lượng khác trong xã hội Ấn Độ đã sử dụng các hình thức đấu tranh khác phong phú có cả bạo lực. Công nhân và nông dân là hai lực lượng cơ bản tạo thành động lực cuộc đấu tranh. Đảng Quốc Đại đã đoàn kết các lực lượng trong xã hội vào cuộc đấu tranh chung - đó là nhân tố đảm bảo để tư sản Ấn Độ có thể đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân tộc.
Hiện tượng này thể hiện sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội Ấn Độ, đặt một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc sau này.
nêu tình hình các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây
Tham khảo nhé bạn :
Tình hình các nước Châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây:Vào thế kỉ XIX các nước châu Á vẫn đang ở trong chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng suy vong.
châu á là một châu lục giàu tài nguyên, đông dân, lại là các nước phong kiến suy yếu đã trở thành miếng mồi ngon của các nước đế quốc phương tây
Trả lời:
Tình hình các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây:
- Là một lục địa giàu tài nguyên
- Đông dân
- Là các nước phong kiến suy yếu
=> Các nước châu Á trở thành miếng mồi ngon của các nước đế quốc phương Tây.
Nguyên nhân anh xâm lược ấn độ?
Mn giúp mk nhé , thanhs!
Nguyên nhân Anh xâm lược Ấn độ:
- Do Anh muốn mở rộng hệ thống thuộc địa của mình
- Do sự suy yếu của Ấn độ nửa sau thế kỉ XIX
- Do Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt.
Tích nếu bạn thấy đúng nha