Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Những điểm chung nổi bật trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á:

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:

Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính. Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại. Ở Miến Điện: Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.

- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.

Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.

- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.