Trong một bình cách nhiệt có 1kg nước đá và 1kg chất rắn A dễ nóng chảy, không tan được trong nước. Bình được gắn với bếp điện có công suất không đổi, nhiệt dung không đáng kể. Nhiệt độ ban đầu các chất trong bình là - 40oC. Sau khi cho bếp điện hoạt động, nhiệt độ trong bình biến đổi theo thời gian τ (phút) như đồ thị bên. Cho biết nước đá có c0 = 2000J/kg.K, chất rắn A có cA = 1000J/kg.K.
1. Hãy tính nhiệt nóng chảy của chất A.
2. Tính nhiệt dung riêng của chất A sau khi đã nóng chảy hoàn toàn.
3. Tính nhiệt lượng mà hỗn hợp hấp thụ để tăng nhiệt độ từ - 40oC đế khi nước đá nóng chảy hoàn toàn. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Một quả cầu có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1=100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3.
a, Tính thể tích phần quả cầu ngập ngập trong nước khi đã đổ dầu.
b, Nếu tiếp tục đổ dầu vào thì thể tích cầu ngập trong nước của quả cầu thay đổi ntn.
Trên một đường thẳng, có 3 xe xuất phát từ A đến B. Xe thứ nhất chuyển động với vận tốc V1=12km/h, xe thứ hai xuất phát muộn hơn xe thứ nhất 20' chuyển động với vận tốc V2=15km/h. Xe thứ ba xuất phát muộn hơn xe thứ hai 20' lần lượt gặp 2 xe kia tại các vị trí cách nhau ∆S=10/3 km. Tính V3.
Cho mạch gồm R nt Rx, Rx là một biến trở. Khi cường độ dòng điện chạy trong mạch là I1=2A thì công suất toả nhiệt trên biến trở là P1=48W, khi cường độ dòng điện chạy trong mạch là I2=5A thì công suất toả nhiệt trên biến trở là P2=30W.
a, Tìm U và R
b, Tìm công suất toả nhiệt lớn nhất có thể trên biến trở. Khi đó điện trở của biến trở là bao nhiêu?
Nguyễn Trần Quỳnh Đan copy! Lêu lêu