Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Cao Hoàng Minh Nguyệt
17 tháng 3 2016 lúc 19:37

Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh vì lúc này quân Trịnh còn rất mạnh, còn nhà Nguyễn thì do vừa mới đánh với quân Trịnh nên đã suy yếu. Nếu quân ta đánh quân Nguyễn thì sẽ lợi thế hơn nên Nguyễn Huệ quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

chiến lê
29 tháng 3 2018 lúc 19:48
https://i.imgur.com/BEDchej.png
chiến lê
29 tháng 3 2018 lúc 19:53

batngophphphph................phac

Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
PHẠM MAI HUYỀN
11 tháng 4 2018 lúc 21:48

1)Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đén Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì địa hình ở đây hiểm trở thuận lợi cho việc phục kích

2)Diễn biến trận Rạch Gầm -Xoài Mút là:Sau khi bố trí xong trận địa Nguyễn Huệ cho người từ Rạch Gầm -Xoài Mút và cù lao Thới Sơn nhất loạt xông lên đánh thẳng vào đội hình của địch

3)Ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút là:

-Đây là trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm lớn nhất của dân tộc ta

-Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh

-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn

Trần Thị Hà Phương
18 tháng 3 2016 lúc 18:29

1. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến ?
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến vì: đoạn sông từ Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km có chỗ gần 2km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt.

2. Em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ?
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm – Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

3.Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
 

trần trịnh ngọc giàu
21 tháng 3 2018 lúc 17:10

hi

Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Phương
18 tháng 3 2016 lúc 18:30

 Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786).
- Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

nguyen thi thuy duong
22 tháng 3 2016 lúc 21:23

ban len google ma tra ban

Nguyễn Trần An Thanh
31 tháng 3 2016 lúc 19:56

mk làm câu 2

Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà nhờ : + Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ
                                                                + Lực lượng hùng mạnh 
                                                                + Chính quyền Phong kiến Lê-Trịnh quá thối nát.

Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Thu Hà
30 tháng 4 2016 lúc 22:11

C1: 

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

Ba lần tiến quân ra Bắc Mục tiêuThời gianThời gianKết quả
 Lần thứ ILật đổ chính quyền phong kiến chúa TrịnhGiữa 1786Nguyễn HuệLật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước
Lần thứ IITiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh1787

Vũ Văn Nhậm

Tiêu diệt được Nguyễn hữu Chỉnh
Lần thứ IIIDiệt Vũ Văn NhậmGiữa 1788Nguyễn HuệDiệt được Nhậm, tự tay xây dựng

 

Thu Hà
30 tháng 4 2016 lúc 22:12

C2:

-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch

Thu Hà
30 tháng 4 2016 lúc 22:13

C3:

Yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó. Cần dựa vào những biểu hiện về sự hăng hái hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong suốt tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn và sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ để trả lời câu hỏi này.

Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Trung Thuận
16 tháng 3 2016 lúc 19:53

a ) Nguyên nhân

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm

b) Diễn biến 

- Giữa năm 1784 ,5 vạn quân thủy , bộ Xiêm kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định

- 19/1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vao2 Gia Định, bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm - Xoài Mút ( Châu Thành - Tiền Giang ) để nhử địch

c) Kết quả 

- Bị đánh bất ngờ, quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, còn lại vài nghìn tên sống sót theo đường bộ tháo chạy về nước

- Nguyễn Ánh thoát chết lưu vong ở Xiêm

d) Ý nghĩa

- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta

- Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây phong trào Tây Sơn trở thành phong trào Quật Khởi của cả dân tộc

 

Cao Hoàng Minh Nguyệt
17 tháng 3 2016 lúc 19:30

a) Nguyên nhân:

- Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

b) Diễn biến:

- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta theo hai đường thủy, bộ.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ chọn sông Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc.

- Sáng ngày 19/1/1785, giặc lọt vào trận địa phục kích. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm-Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc.

- Địch bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh chạy thoát.

c) Ý nghĩa:

- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Vương Quốc Anh
19 tháng 3 2016 lúc 15:38

2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

a.  Nguyên nhân:

-  Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b.  Diễn biến:

- Giữa năm 1784,5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

          +  2 vạn quân thuỷ lên Rạch Giá (kiên Giang)

          +  3 vạn quân bộ qua Chân Lạp tiến vào cần thơ

-  1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn đoạn sông Tiền  từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến

-  19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Anh thoát chết,sang Xiêm lưu vong.

 c.  Kết quả:

 Quân Xiêm bị đánh tan.

d.  Ý nghĩa:

-  Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm.

-  Khẳng định sức mạnh của dân tộc.

-  Trận Rạch gầm-  Xoài Mút là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xam của dân tộc ta

nguyen thuy hien
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 3 2016 lúc 21:08

Nhà Tây Sơn là triều đại tồn tại từ 1788 đến 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Triều đại này tồn tại không lâu thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà Nguyễn, điều này đã gây một cuộc nội chiến toàn diện trong thời gian này. Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn.

Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 21:11

Kết hợp được sức mạnh đoàn kết

Là trận thủy chiến lớn nhất lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trở thành phong trào quật khởi của dân tộc

Việc tây Sơn tiêu diệt chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước đáp ừng nguyện vọng của nhân dân cả nứơc

Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Vương Quốc Anh
19 tháng 3 2016 lúc 15:46

Phạm Công Trị, cháu họ ngoại của vua Quang Trung

Mai Hoàng Thông
19 tháng 3 2016 lúc 15:51

là Phạm Công Trị

Hà Như Thuỷ
19 tháng 3 2016 lúc 17:52

Phạm Công Trị

Đặng Trúc Phúc
Xem chi tiết
Vương Quốc Anh
30 tháng 3 2016 lúc 20:43

 1. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi: phía bắc có quân Trịnh  và phía nam có quân Nguyễn nên Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn.

2. Quân Trịnh chấp nhận giảng hòa vì muốn lợi dụng quân Tây Sơn tiêu diệt quân Nguyễn. Chờ cả hai bên suy yếu sẽ cùng lúc tiêu diệt cả hai lực lượng này.

Đặng Trúc Phúc
22 tháng 3 2016 lúc 22:12

ngày mai kỉm 45' rùi giúp mik vs

 

Cao Hoàng Minh Nguyệt
25 tháng 3 2016 lúc 6:25

1. Vì quân Trịnh lúc bấy giờ đang còn rất mạnh, còn quân Nguyễn do vừa đánh với quân Trịnh ở Phú Xuân nên đã suy yếu. Nếu ta đánh Nguyễn thì sẽ lợi thế hơn nên Nguyễn Nhạc quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.

2. ( Câu này mk ko bít!!!!!!! Xin lỗi bạn nhìu nhé Đặng Trúc Phúc!!!!!!!!!!!)

Phan Nguyễn Trung Thuận
Xem chi tiết
doan thanh diem quynh
13 tháng 4 2016 lúc 21:03

DIỄN BIẾN :

từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo :

- đạo thứ 1 do quang trung chỉ huy thẳng tiến Thăng Long

-đạo thứ 2 và 3 tấn công phía Tây Thăng Long

- đạo thứ 4 đánh ra Hải Dương

-đạo thứ 5 tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.......

 

 

Hà Như Thuỷ
29 tháng 3 2016 lúc 19:43

*Quang Trung đại phá quân Thanh

Diễn biến: 

-  Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

-  Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

-  Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

-  Đêm mồng  3 tết bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín … Hà Tây)

-  Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi.

-  Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Kết quả:

Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn-  Trịnh Lê.

Xóa bỏ sự chia cắt đất nước,  thống nhất quốc gia.

Đánh tan quân xâm lược Xiêm-  Thanh bảo vệ nền độc lập.

*

Đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộcPhong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đẫ chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộ, .quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của toàn thể quốc gia dân tộc với những chiến thắng đó đứng đầu Bắc Bình Vương đã đưa lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn mới sau chiến thắng oanh liệt trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789 Hoàng đế Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Ông có hoàng loạt chính sách tiến bộ táo bạo tác động trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân như: quyết định tành lập Viện sùng chính giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các đồng sự biên soạn biên dịch sách chữ Nôm với khát vọng thay thế chữ Hán, chuẩn bị cho sự hưng thịnh của nền giáo dục khoa cử mới.

Ông cho rằng làm thẻ ghi tên các đinh để quản lí nhân khẩu ở làng xã và dễ dàng huy động lực lượng quân đội khi cần thiết khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đời sống của nhân dân có những thay đổi hết sức quan trọng. Đáng tiếc năm 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời cơ nghiệp nhà Tây Sơn vùa mới được xây dựng đã thiếu người chống đỡ. Quốc Toản nối ngôi cha nhưng không đủ tài năng nối nghiệp cha.* Nguyên nhân.

- Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

- Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

- Sự lãnh đạo tài tình, sang suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy

*Dụng phục binh đập tan 5 vạn quân Xiêm, như đập bể một chiếc bình trong trận “Rạch Ngầm - Xoài Mút”, điều binh thần tốc vượt Hoành Sơn đại phá 30 vạn quân Mãn Thanh, khiến đô đốc Tôn Sĩ Nghị “táng đởm, kinh hồn” chui ống đồng cùng bại quân tả tơi chạy trốn về Bắc, đánh đâu thắng đó, bất khả chiến bại… đó là những chiến tích tiêu biểu thể hiện tài năng quân sự của vua Quang Trung.

doan thanh diem quynh
13 tháng 4 2016 lúc 20:54

bn ấy làm dài mà còn thiếu nữa đó

 

Phan Nguyễn Trung Thuận
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
30 tháng 3 2016 lúc 18:00

Dụng phục binh đập tan 5 vạn quân Xiêm, như đập bể một chiếc bình trong trận “Rạch Ngầm - Xoài Mút”, điều binh thần tốc vượt Hoành Sơn đại phá 30 vạn quân Mãn Thanh, khiến đô đốc Tôn Sĩ Nghị “táng đởm, kinh hồn” chui ống đồng cùng bại quân tả tơi chạy trốn về Bắc, đánh đâu thắng đó, bất khả chiến bại… đó là những chiến tích tiêu biểu thể hiện tài năng quân sự của vua Quang Trung.

 

 

“Thần tốc, linh hoạt” - Bí pháp tổ chức chiến dịch

Không phải ai cũng biết, một trong những bí pháp của vua Quang Trung Nguyễn Huệ để phát huy hiệu quả bất ngờ, lợi dụng sơ hở của địch, khoét sâu vào chỗ yếu của chúng – là việc thực hành tiến công về ban đêm để tạo yếu tố bất ngờ.

Các trận chiến đấu chủ yếu thường được tiến hành vào nửa đêm và kết thúc trước khi trời sáng, dành thời gian ban ngày cho việc trú quân kín đáo và chuẩn bị đánh liên tục. Nếu như trước khi chiến dịch mở, thời gian dành cho chuẩn bị và tổ chức chiến dịch rất dài, thì trái lại, trong quá trình diễn biến của chiến dịch, thời gian chuẩn bị lại được rút ngắn hết sức. Điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở chuẩn bị chu đáo từ trước.

 

 

Bất ngờ, chắc thắng

Để tiến công nhanh mà ít bị tiêu hao, Nguyễn Huệ đã áp dụng nhiều kiểu cách khác nhau. Đối với các vị trí nhỏ, chủ yếu dùng tiền quân uy hiếp địch và tiêu diệt chúng, hoặc là chủ lực vượt qua, để lại một bộ phận nhỏ để tiêu diệt sau. Đối với những vị trí lớn, như Hà Hồi, dùng lực lượng quân sự mạnh bao vây rồi dùng tiến công binh vận để đánh chiếm.

Đối với các vị trí có lực lượng ngoan cố, thì nhanh chóng tập trung ưu thế để tiêu diệt. Còn đối với điểm then chốt của địch, thì việc chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo, kiên quyết tập trung chủ lực để đánh phá mãnh liệt, giải quyết thật nhanh.

Nguyễn Huệ còn là người giỏi tổ chức, hành động chiến dịch chặt chẽ, ăn khớp. Trong chiến dịch Hà Hồi, Nguyễn Huệ sử dụng tất cả các quân, binh chủng đã được tổ chức trong quân đội Tây Sơn thời đó, căn cứ vào tính năng của từng quân chủng, binh chủng, căn cứ vào ý định chiến dịch, để trao cho từng quân chủng, binh chủng những nhiệm vụ thích hợp, dứt khoát, rõ ràng.

Lục quân giữ vai trò tiến công trên mặt chính, thuỷ quân được trao nhiệm vụ vụ hồi chiến dịch để đánh sau lưng và chặn đường rút lui của địch, tùy theo nhiệm vụ và điều kiện vận động, giúp tập trung sự nỗ lực của tướng lĩnh, quân đội, trên tất cả các hướng tiến công, nhằm giành thắng lợi chung.

Không phải ngẫu nhiên mà cùng một ngày mồng 5 Tết, ở hướng tiến công chủ yếu, Nguyễn Huệ hoàn thành đánh phá đồn phòng thủ then chốt: đô đốc Bảo tiến đến Đại áng cạnh sườn Ngọc Hồi, đô đốc Long thọc sâu vào Khương Thượng, đô đốc Lộc đã chiếm tuyến sông Cầu và các địa điểm xung yếu khác. Đây là một loạt hành động của tất cả các đạo quân, theo kế hoạch hiệp đồng thống nhất, xảy ra trong tình huống cơ bản có tính chất quyết định. Nguyễn Huệ đã tính toán đường hành quân, tốc độ hành quân, tốc độ tiến công cho từng quân, binh chủng cho từng hướng thật là tỉ mỉ, chu đáo, tập trung được tinh thần hiệp đồng tác chiến của các tướng lĩnh, binh sĩ, tinh thần nỗ lực cao độ để giành thắng lợi chung. Đây là những điều kiện quyết định để chiến dịch thành công rực rỡ.

 

 

Tiến công thần tốc

Một yếu tố quan trọng nữa đã góp phần quyết định thắng lợi của chiến dịch là tốc độ tiến công cao của quân đội Tây Sơn. Chỉ có tiến công với tốc độ cao và bảo đảm tốc độ cao đó trong suốt quá trình chiến dịch mới có thể giành thời cơ trước địch, phát huy nhân tố bất ngờ, đánh cho địch những đòn mãnh liệt, khiến chúng không kịp trở tay.

Góp phần vào huyền thoại tiến công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, trước tiên phải kể đến phương tiện kỹ thuật, các khí tài chiến đấu.

Người lính bộ binh thời đó chỉ có thể dùng hai chân để vận động, nên tốc độ tiến công trước hết phụ thuộc vào sức khỏe và đôi chân của người lính bộ binh.

Voi có sức đột kích mạnh, nhưng hành quân chậm. Pháo binh dã chiến của quân đội Tây Sơn được đặt trên voi giúp cải thiện tốc độ hành quân. Trong khi kỵ binh, có thể xem là lực lượng có tốc độ nhanh nhất thời đó, nhưng nếu kỵ binh vượt lên trước, cách xa bộ binh, pháo binh thì sức tiến công bị hạn chế.

Để khắc phục điều đó, nâng cao tốc độ tiến công, nghệ thuật chỉ huy phải biết hiệp đồng chặt chẽ các quân, binh chủng, đồng thời biết sử dụng binh chủng nào là chủ yếu trong từng tình huống, giai đoạn nào của chiến dịch.

Nguyễn Huệ đã trao nhiệm vụ đó cho kỵ binh. Khi đánh phá các đồn kiên cố, thì nhiệm vụ được trao cho bộ binh, pháo binh, tượng binh. Vu hồi chiến dịch thì dùng thủy quân. Khi mở rộng chiến quả, vu hồi chiến thuật vào sườn hoặc sau lưng quân địch trong chiến đấu, thì thường dùng kỵ binh. Khi truy kích thì dùng kỵ binh. Tính linh hoạt cao trong việc chỉ huy của Nguyễn Huệ đã nâng cao tốc độ tiến công của quân đội.

Điểm thứ hai là năng lực áp đảo nhanh chóng sức chống cự của quân địch. Khi bị tiến công, địch sẽ tiến hành phản kích, làm giảm tốc độ tiến công.

Làm thế nào để đánh phá nhanh chóng, làm mất thời cơ phản kích của địch, làm thế nào đề nâng cao tốc độ tiến công theo với trình độ phát triển chiều sâu của thế trận chiến dịch của địch?

Nguyễn Huệ đã áp dụng hàng loạt biện pháp có hiệu quả: kiên quyết và kín đáo tập trung binh lực, binh khí trong các trận tiến công, phát huy yếu tố bất ngờ để đánh địch. Tiến công mặt chính bao giờ cũng kết hợp với bao vây vu hồi: Tính cơ động linh hoạt của quân đội Tây Sơn đã tạo điều kiện nhanh chóng khắc phục sự chống cự của địch. Cho nên, suốt trong năm ngày chiến đấu, Tôn Sĩ Nghị không thể tiến hành tăng viện có hiệu quả cho nơi bị uy hiếp, không thể tổ chức được một cuộc phản kích nào.

Đêm 30 Tết (tức ngày 25.1.1789), quân đội Tây Sơn vượt sông Gián Thủy và vượt qua gần 80km, chiều mồng 5 Tết đã vào đến Thăng Long. Từ Gián Khâu đến Phú Xuyên, quân Tây Sơn tập trung truy kích địch, với tốc độ cao, trung bình 15km/ngày. Từ Hà Hồi đến Thăng Long mới thực sự tác chiến quy mô lớn, với tốc độ hành quân trung bình 12km/ngày.

Tốc độ tiến công cao của quân đội Tây Sơn là một trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của chiến dịch. Quân đội của Nguyễn Huệ về số lượng ít so với quân Thanh, nhưng yếu tố tiến công thần tốc, bất ngờ, tài chỉ huy quân sự xuất chúng của Nguyễn Huệ đã góp phần làm nên thắng lợi.

 

 

“Đao sắc phải tuốt đúng lúc”

Trong các đạo quân của Nguyễn Huệ, đạo quân của đô đốc Bảo là đội dự bị chiến dịch nhưng lại là lực lượng cốt cán. Tuy quân số có hạn, nhưng đạo quân này có sức đột kích lớn và hỏa lực mạnh. Voi chiến, pháo dã chiến, cộng với hộ binh, kỵ binh hợp thành đội dự bị, là những phương tiện quan trọng để Nguyễn Huệ giành và giữ quyền chủ động trong quá trình tiến triển của chiến dịch.

Muốn sử dụng đội dự bị kịp thời, vào những thời cơ cần thiết, Nguyễn Huệ đã sử dụng chiến thuật “đao sắc phải tuốt đúng lúc”. Thành công của Nguyễn Huệ là biết sử dụng đội dự bị lớn mạnh đó vào thời cơ có ý nghĩa quyết định nhất của chiến dịch.

Tạo mọi điều kiện có lợi để sử dụng đội dự bị, tung ra đúng thời cơ, sử dụng binh chủng quyết định, đánh vào mục tiêu trọng yếu, đã là những bài học quan trọng về nghệ thuật quân sự của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

le tran nhat linh
22 tháng 3 2017 lúc 18:43
Tài dụng binh của vua Quang Trung

Dụng phục binh đập tan 5 vạn quân Xiêm, như đập bể một chiếc bình trong trận “Rạch Ngầm - Xoài Mút”, điều binh thần tốc vượt Hoành Sơn đại phá 30 vạn quân Mãn Thanh, khiến đô đốc Tôn Sĩ Nghị “táng đởm, kinh hồn” chui ống đồng cùng bại quân tả tơi chạy trốn về Bắc, đánh đâu thắng đó, bất khả chiến bại… đó là những chiến tích tiêu biểu thể hiện tài năng quân sự của vua Quang Trung.

“Thần tốc, linh hoạt” - Bí pháp tổ chức chiến dịch

Không phải ai cũng biết, một trong những bí pháp của vua Quang Trung Nguyễn Huệ để phát huy hiệu quả bất ngờ, lợi dụng sơ hở của địch, khoét sâu vào chỗ yếu của chúng – là việc thực hành tiến công về ban đêm để tạo yếu tố bất ngờ.

Các trận chiến đấu chủ yếu thường được tiến hành vào nửa đêm và kết thúc trước khi trời sáng, dành thời gian ban ngày cho việc trú quân kín đáo và chuẩn bị đánh liên tục. Nếu như trước khi chiến dịch mở, thời gian dành cho chuẩn bị và tổ chức chiến dịch rất dài, thì trái lại, trong quá trình diễn biến của chiến dịch, thời gian chuẩn bị lại được rút ngắn hết sức. Điều đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở chuẩn bị chu đáo từ trước.

Bất ngờ, chắc thắng

Để tiến công nhanh mà ít bị tiêu hao, Nguyễn Huệ đã áp dụng nhiều kiểu cách khác nhau. Đối với các vị trí nhỏ, chủ yếu dùng tiền quân uy hiếp địch và tiêu diệt chúng, hoặc là chủ lực vượt qua, để lại một bộ phận nhỏ để tiêu diệt sau. Đối với những vị trí lớn, như Hà Hồi, dùng lực lượng quân sự mạnh bao vây rồi dùng tiến công binh vận để đánh chiếm.

Đối với các vị trí có lực lượng ngoan cố, thì nhanh chóng tập trung ưu thế để tiêu diệt. Còn đối với điểm then chốt của địch, thì việc chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo, kiên quyết tập trung chủ lực để đánh phá mãnh liệt, giải quyết thật nhanh.

Nguyễn Huệ còn là người giỏi tổ chức, hành động chiến dịch chặt chẽ, ăn khớp. Trong chiến dịch Hà Hồi, Nguyễn Huệ sử dụng tất cả các quân, binh chủng đã được tổ chức trong quân đội Tây Sơn thời đó, căn cứ vào tính năng của từng quân chủng, binh chủng, căn cứ vào ý định chiến dịch, để trao cho từng quân chủng, binh chủng những nhiệm vụ thích hợp, dứt khoát, rõ ràng.

Lục quân giữ vai trò tiến công trên mặt chính, thuỷ quân được trao nhiệm vụ vụ hồi chiến dịch để đánh sau lưng và chặn đường rút lui của địch, tùy theo nhiệm vụ và điều kiện vận động, giúp tập trung sự nỗ lực của tướng lĩnh, quân đội, trên tất cả các hướng tiến công, nhằm giành thắng lợi chung.

Không phải ngẫu nhiên mà cùng một ngày mồng 5 Tết, ở hướng tiến công chủ yếu, Nguyễn Huệ hoàn thành đánh phá đồn phòng thủ then chốt: đô đốc Bảo tiến đến Đại áng cạnh sườn Ngọc Hồi, đô đốc Long thọc sâu vào Khương Thượng, đô đốc Lộc đã chiếm tuyến sông Cầu và các địa điểm xung yếu khác. Đây là một loạt hành động của tất cả các đạo quân, theo kế hoạch hiệp đồng thống nhất, xảy ra trong tình huống cơ bản có tính chất quyết định. Nguyễn Huệ đã tính toán đường hành quân, tốc độ hành quân, tốc độ tiến công cho từng quân, binh chủng cho từng hướng thật là tỉ mỉ, chu đáo, tập trung được tinh thần hiệp đồng tác chiến của các tướng lĩnh, binh sĩ, tinh thần nỗ lực cao độ để giành thắng lợi chung. Đây là những điều kiện quyết định để chiến dịch thành công rực rỡ.

Tiến công thần tốc

Một yếu tố quan trọng nữa đã góp phần quyết định thắng lợi của chiến dịch là tốc độ tiến công cao của quân đội Tây Sơn. Chỉ có tiến công với tốc độ cao và bảo đảm tốc độ cao đó trong suốt quá trình chiến dịch mới có thể giành thời cơ trước địch, phát huy nhân tố bất ngờ, đánh cho địch những đòn mãnh liệt, khiến chúng không kịp trở tay.

Góp phần vào huyền thoại tiến công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, trước tiên phải kể đến phương tiện kỹ thuật, các khí tài chiến đấu.

Người lính bộ binh thời đó chỉ có thể dùng hai chân để vận động, nên tốc độ tiến công trước hết phụ thuộc vào sức khỏe và đôi chân của người lính bộ binh.

Voi có sức đột kích mạnh, nhưng hành quân chậm. Pháo binh dã chiến của quân đội Tây Sơn được đặt trên voi giúp cải thiện tốc độ hành quân. Trong khi kỵ binh, có thể xem là lực lượng có tốc độ nhanh nhất thời đó, nhưng nếu kỵ binh vượt lên trước, cách xa bộ binh, pháo binh thì sức tiến công bị hạn chế.

Để khắc phục điều đó, nâng cao tốc độ tiến công, nghệ thuật chỉ huy phải biết hiệp đồng chặt chẽ các quân, binh chủng, đồng thời biết sử dụng binh chủng nào là chủ yếu trong từng tình huống, giai đoạn nào của chiến dịch.

Nguyễn Huệ đã trao nhiệm vụ đó cho kỵ binh. Khi đánh phá các đồn kiên cố, thì nhiệm vụ được trao cho bộ binh, pháo binh, tượng binh. Vu hồi chiến dịch thì dùng thủy quân. Khi mở rộng chiến quả, vu hồi chiến thuật vào sườn hoặc sau lưng quân địch trong chiến đấu, thì thường dùng kỵ binh. Khi truy kích thì dùng kỵ binh. Tính linh hoạt cao trong việc chỉ huy của Nguyễn Huệ đã nâng cao tốc độ tiến công của quân đội.

Điểm thứ hai là năng lực áp đảo nhanh chóng sức chống cự của quân địch. Khi bị tiến công, địch sẽ tiến hành phản kích, làm giảm tốc độ tiến công.

Làm thế nào để đánh phá nhanh chóng, làm mất thời cơ phản kích của địch, làm thế nào đề nâng cao tốc độ tiến công theo với trình độ phát triển chiều sâu của thế trận chiến dịch của địch?

Nguyễn Huệ đã áp dụng hàng loạt biện pháp có hiệu quả: kiên quyết và kín đáo tập trung binh lực, binh khí trong các trận tiến công, phát huy yếu tố bất ngờ để đánh địch. Tiến công mặt chính bao giờ cũng kết hợp với bao vây vu hồi: Tính cơ động linh hoạt của quân đội Tây Sơn đã tạo điều kiện nhanh chóng khắc phục sự chống cự của địch. Cho nên, suốt trong năm ngày chiến đấu, Tôn Sĩ Nghị không thể tiến hành tăng viện có hiệu quả cho nơi bị uy hiếp, không thể tổ chức được một cuộc phản kích nào.

Đêm 30 Tết (tức ngày 25.1.1789), quân đội Tây Sơn vượt sông Gián Thủy và vượt qua gần 80km, chiều mồng 5 Tết đã vào đến Thăng Long. Từ Gián Khâu đến Phú Xuyên, quân Tây Sơn tập trung truy kích địch, với tốc độ cao, trung bình 15km/ngày. Từ Hà Hồi đến Thăng Long mới thực sự tác chiến quy mô lớn, với tốc độ hành quân trung bình 12km/ngày.

Tốc độ tiến công cao của quân đội Tây Sơn là một trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của chiến dịch. Quân đội của Nguyễn Huệ về số lượng ít so với quân Thanh, nhưng yếu tố tiến công thần tốc, bất ngờ, tài chỉ huy quân sự xuất chúng của Nguyễn Huệ đã góp phần làm nên thắng lợi.

“Đao sắc phải tuốt đúng lúc”

Trong các đạo quân của Nguyễn Huệ, đạo quân của đô đốc Bảo là đội dự bị chiến dịch nhưng lại là lực lượng cốt cán. Tuy quân số có hạn, nhưng đạo quân này có sức đột kích lớn và hỏa lực mạnh. Voi chiến, pháo dã chiến, cộng với hộ binh, kỵ binh hợp thành đội dự bị, là những phương tiện quan trọng để Nguyễn Huệ giành và giữ quyền chủ động trong quá trình tiến triển của chiến dịch.

Muốn sử dụng đội dự bị kịp thời, vào những thời cơ cần thiết, Nguyễn Huệ đã sử dụng chiến thuật “đao sắc phải tuốt đúng lúc”. Thành công của Nguyễn Huệ là biết sử dụng đội dự bị lớn mạnh đó vào thời cơ có ý nghĩa quyết định nhất của chiến dịch.

Tạo mọi điều kiện có lợi để sử dụng đội dự bị, tung ra đúng thời cơ, sử dụng binh chủng quyết định, đánh vào mục tiêu trọng yếu, đã là những bài học quan trọng về nghệ thuật quân sự của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.