Những câu hỏi liên quan
Thuần Đào
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 11:12

Em tham khảo:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà. Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt. Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

 

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.

Phạm Hà Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 11 2021 lúc 11:39

Em tham khảo:

Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế.

🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
6 tháng 11 2021 lúc 12:33

Tham khảo:

“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con”

Mỗi khi đọc những câu ca dao trên, em lại càng thêm thấm thía về tình yêu và sự hy sinh vô bờ của mẹ.

Mẹ - là tiếng nói vô cùng thiêng liêng mà mỗi người con luôn gọi lên bằng cả trái tim mình. Em cũng vậy. Mỗi ngày, từ lúc mở mắt ra, đến lúc trước khi đi ngủ, mẹ là tiếng mà em gọi nhiều nhất. Bởi em hiểu rằng, dù lúc nào, dù ra sao, mẹ cũng sẽ luôn ở bên, luôn quan tâm, chăm sóc cho mình.

Mẹ em là một công nhân ở nhà máy may. Cũng như bao người, mẹ làm lụng vất vả và chăm chỉ để kiếm tiền chăm sóc cho con cái, gia đình. Ở nhà, mẹ còn nuôi thêm đàn gà, trồng thêm luống rau để tiết kiệm cho cuộc sống. Trong ấn tượng của em, mẹ chẳng bao giwof biết mệt hay ốm đau cả. Dù nắng, mưa mẹ vẫn đi làm đều đặn. Mẹ chẳng thích váy đẹp, chẳng mê xem phim, cũng chẳng thích ăn thịt, ăn bánh. Nhưng đến bây giờ, khi đã lớn, em mới hiểu rằng, mẹ cũng như em cũng thích ăn ngon, thích mặc đẹp. Nhưng tình yêu thương con đã vượt lên những điều đó, khiến mẹ nhường hết tất cả những gì tốt đẹp cho con.

Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em đến từng chi tiết nhỏ. Đôi lúc chính em cũng không nhận ra được thay đổi của bản thân, nhưng mẹ thì nhận ra ngay. Dù em không xinh, học hành cũng bình thường, nhưng mẹ vẫn luôn ôm em vào lòng, dịu dàng mà thủ thỉ: Con gái của mẹ là tuyệt vời nhất. Chính mẹ tạo cho em niềm tin, tạo cho em động lực để cố gắng, để hoàn thiện hơn từng ngày.

Mỗi khi nhìn thấy những vết sơn trên vai áo, những vết chai trên đôi tay, những nếp nhăn trên khóe mắt mẹ. Em lại càng nhủ mình phải ngoan hơn nữa, phải lớn nhanh hơn nữa để mẹ đỡ vất vả. Hằng ngày, ngoài giờ học, em thường giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát… Dù mẹ bảo là hãy để mẹ làm cho, còn em thì đi học, nhưng em vẫn cương quyết xin được làm cùng mẹ. Để mẹ có thêm thời gian nằm xuống nghỉ ngơi, xem một bộ phim yêu thích.

Em yêu mẹ của em rất nhiều, và em biết rằng mẹ cũng như vậy. Em mong sao, thời gian trôi thật chậm, để em mãi luôn là đứa con bé nhỏ, được ở bên cạnh mẹ mỗi sớm chiều.

Nguyễn Long
Xem chi tiết
Puzzy_Cô nàng bí ẩn
10 tháng 7 2016 lúc 8:57

Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian

Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

       Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

      Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải.là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.

      Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.

 Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.

       Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

       Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thầv siêng năng thế nhưng cuộc sốhg vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậv mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy dến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

      Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơu nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn  một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

       Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúug giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

       Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.

      Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

       Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?


 

Kẹo dẻo
10 tháng 7 2016 lúc 9:12

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Hè về đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè đầy chia ly

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em.

Mùa hè đã đến! Hoa phượng màu đỏ thắm đã báo hiệu điều đó. Nhưng đối với những bạn học sinh lớp năm như chúng em, mùa hè này sẽ là mùa hè cuối cùng trên sân trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu.

Nhìn lên cây phượng, bao cảm xúc chợt ùa về. Thời gian sao trôi nhanh quá! Mới ngày nào, chúng em còn rụt rè nấp sau lưng bố mẹ vào lớp 1. Bước vào môi trường mới lạ ai cũng bỡ ngỡ, có bạn còn òa khóc. Nhưng nay chúng em đã là một học sinh lớp năm, anh chị của các em nhỏ trong trường.

Em nhớ mãi những tiết học sôi nổi, vui tươi mà các thầy cô đã tiếp thêm trí thông minh và sức mạnh cho chúng em. Những giờ ra chơi ồn ào, những khoảnh khắc vui vẻ, cùng nhau chơi đùa hay ngồi trên ghế đá nói chuyện… Tất cả những hình ảnh đó đều khắc sâu vào tâm hồn em như vừa mới xảy ra từ hôm qua.

Những ngày cuối hè, các bạn trai cầm nụ hoa phượng chơi “chọi gà”, còn các bạn gái thì túm tụm lại, nhặt những cánh hoa phượng rơi, ép khô làm con bướm… Vui lắm! Những kỉ niệm này sẽ đọng mãi trong tim và tiếp sức để chúng em vững vàng, tự tin lên cấp hai. Tạm biệt mái trường Nghĩa Tân thân yêu! Cảm ơn thầy cô đã cho chúng em kiến thức và những bài học làm người! Rồi một ngày nào đó, em sẽ trở lại nơi đây…

Kẹo dẻo
10 tháng 7 2016 lúc 9:13

Thời gian sao trôi nhanh quá! Bây giờ đã là giữa tháng năm rồi, chỉ còn mấy tuần nữa là tôi sẽ phải tạm biệt mái trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu.

Ôi những kỉ niệm khó quên sao cứ hiện hữ xung quanh tôi. Tôi còn nhớ những dãy nhà tôi đã từng học, những dãy hành lang, góc sân mà tôi thường nô đùa chạy nhảy. Trên sân khấu nơi mà tôi đã từng biểu diễn e – rô – bíc cùng bạn Dung, những dãy để xe của các thầy cô giáo mà nhóm tôi đã tập kịch… Tôi còn nhớ những tiết học sôi nổi ở trường, tôi được các thầy cô tiếp thêm trí thông minh lòng kiên nhẫn, cử chỉ dịu dàng, nuôi dưỡng tâm hồn và tuổi thơ tôi. Tôi còn nhớ như in ngày đầu cắp sách tới trường, tôi lo lắng, e dè thế nào. Bố dắt tôi vào lớp 1A, cô giáo chủ nhiệm đã đứng chờ ngay ở cửa lớp rồi. Thật thân thương làm sao khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của cô Thuận, người mẹ đã dạy dỗ tôi hồi học lớp 1. Ngày đó khi bước vào một môi trường đầy mới lạ, tôi không khỏi rụt rè e ngại, cô đã lại gần trò chuyện, động viên và giúp tôi hòa đồng cùng các bạn. Cô đã dạy chúng tôi từng câu chữ, từng phép tính cộng trừ, đưa chúng tôi đến chân trời trí thức. Và những kỉ niệm đó sẽ động viên tôi để tôi có thể tự tin bước vào một hành trình mới trong cuộc đời. Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ bước sang ngôi trường cấp hai. Những điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ tôi ở phía trước. Tạm biệt phấn trắng! Tạm biệt bảng đen! Tớ không thể ở với các cậu mãi nhưng tới một ngày nào đó tớ sẽ trở lại để thăm các cậu. Năm năm học là một thời gian dài để tôi nói lên hết tất cả những tình cảm, suy nghĩ lắng đọng trong tâm hồn tôi.Khi ra trường mà lòng vẫn còn tiết nuối một điều khó tả. Chao ôi! Ước gì tôi không phải rời xa mái trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu này!

Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 15:23

a. Mở bài

- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội.

- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy.

b. Thân bài

· Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả):

- Không gian, thời gian, địa điểm.

- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

· Kể chuyện

a/ Giới thiệu về người thầy hay người cô (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả).

- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc, trách nhiệm… của thầy, cô.

- Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với thầy cô.

b/ Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm):

- Sự phát triển của các tình tiết.

- Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện.

- Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa.

c/ Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận).

- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hay trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức…)

- Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn (độc thoại, lời nhắn gửi tới thầy – cô và bạn. Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận.

c. Kết bài

Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò.

Anh Phuong
17 tháng 9 2016 lúc 14:44

Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 6. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học.

Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước.  Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Bậc Tiểu học là bậc học chứa nhiều kỉ niệm khó quên và có lẽ buổi tổng kết này sẽ là kỉ niệm không thể nào phai trong tâm trí các bạn lớp 5B chúng tôi

Linh Phương
17 tháng 10 2016 lúc 16:39

Guồng quay của thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỉ niệm đã lãng quên vào quá khứ nhưng có những kỉ niệm sống mãi cùng thời gian. Với tôi, mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: Như dòng suối ra sông như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân từ bên kia mái trường đang tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là lòng tôi lại xao xuyến bùi ngùi nhớ lại những kỉ niệm ngày nào – còn là một cậu học sinh nghịch ngợm. Nhất là kỉ niệm về một lần bị ốm và cô Hạnh – chủ nhiệm năm lớp 5 đã đến chăm sóc tôi.

Cô Hạnh là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô có mái tóc dài đen bóng, khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm ngăm vì lửa đạn chiến trường. Chiếc nón lá, tấm áo bà ba và chiếc xe đạp thống nhất cũ là tất cả. Những gì dung dị nhất trong cô mà mỗi chúng tôi cảm nhận được. Nghe bố mẹ tôi kể lại, trước kia cô là thanh niên xung phong, do bị thương nên cô được về địa phương. Bắt đầu từ đó cô đi học lớp tại chức và trở thành giáo viên. Do hoàn cảnh nên cô không thể có con. Vì thế cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, chăm lo dạy dỗ chúng tôi tận tình chu đáo. Cô thường hay kể chuyện những ngày kháng chiến cho chúng tôi nghe. Cô là bạn của bố mẹ tôi nên cũng hay đến nhà tôi chơi. Tôi vốn là cậu học trò hiếu động, nghịch ngợm nhưng lại yếu. Chẳng vậy mà bạn bè gọi tôi với cái tên "sóc con" rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại đầy cá tính. Vì lần ấy bố mẹ tôi phải lên Lạng Sơn nên để anh em tôi ở nhà. Trước khi đi, bố mẹ tôi còn nhờ cô thỉnh thoảng đến chơi và trông nom giúp tôi. Mùa hè đã bắt đầu với cái nắng chói chang, nóng bức. Vốn là người thích bóng đá nên tôi chơi suốt cả buổi trưa cùng các bạn mà không đội mũ, nón. Chiều về tôi đã bị ốm. Nghe bạn tôi kể, buổi

chiều hôm đó thấy tôi không đi học, cô đã hỏi các bạn và biết tôi bị ốm. Sau buổi học cô đã đến nhà tôi, thấy tôi nằm trên giường, cô khẽ bước đến:

–    Nam, em có mệt lắm không? Cô đã bảo đi ra ngoài phải đội mũ, đội nón vào rồi mà lại không nghe…

Tôi hiểu rằng cô nói vậy thôi chứ cô thương tôi lắm. Đã từ lâu cô coi tôi như con của mình. Tôi ốm thế này chắc cô buồn lắm. Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Lúc bấy giờ, nhìn cô tôi củng thấy nghẹn ngào và khẽ cất tiếng:

–   Em xin lỗi cô, em không sao ạ, một lát là khỏi thôi.

Cô đưa tay vuốt lên mái tóc tôi. Dường như tôi có cảm giác ấm áp đến khó tả, rưng rưng, nồng đượm. Cô lấy thuốc cho tôi uống và bảo tôi nằm xuống để cô đi nấu cháo.

Hàng ngày, đôi bàn tay gầy gầy ấy thường nắn nót viết trên bảng dòng chữ: Tập đọc, hay bắt tay bầy trẻ thơ rèn chữ, thì nay, lại khéo léo nhẹ nhàng vuốt ve một cậu học trò, như người mẹ gần gũi với con. Cô đưa bát cháo cho tôi và ngắm nhìn tôi ăn. Chao ôi! Phải chăng đó là tình cảm chân thành cao cả của một người đã chở bao chuyến đò, đưa bao người con của quê hương sang sông đang trao cho đứa con này tất cả sự trìu mến thiêng liêng đến thế. Trong ánh mắt ấy, cả tình yêu thương con trẻ, và bao mong mỏi chờ đợi. Tất cả những câu hỏi đó dồn dập xuất hiện trong tôi khiến tôi xao xuyến, xúc động. Cô ngồi cạnh tôi như người mẹ hiền đứng nhìn đứa con thơ dại đang ngủ say trong giấc mơ hồng.

Hôm sau, tôi đỡ hơn và đi học. Vừa bước vào lớp, cô đã hỏi tôi:

–   Nam, em đã khỏi hẳn chưa?

Tôi đứng lên rụt rè:

–   Thưa cô, em đã đỡ nhiều rồi ạ!

Cô cho tôi ngồi xuống và nhắc nhở cả lớp:

Bây giờ đang là mùa hè, trời rất là nóng, nắng gắt. Vì vậy các con đi đâu cũng phải đội mũ vào; mà đừng có đá bóng vào buổi trưa. Các con rõ chưa?

Cả lớp chúng tôi đồng thanh:

–   Dạ, thưa cô chúng con nhớ rồi ạ!

Và thế là bài giảng bắt đầu. Ngồi trong lớp, tôi cố gắng lắng nghe những gì cô nói. Giờ đây tôi mới cảm thấy cái giai điệu ngọt ngào trong bài giảng của cô. Nó giống như giọng mẹ tôi khi kể chuyện cho tôi nghe.

Từ đó, tôi hay sang nhà cô chơi, giúp cô một số công việc nhà, hỏi cô cách làm bài toán khó hay một bài văn hay.

Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cô, người đã cho tôi những hành trang kiến thức, đạo làm người ngày hôm nay. Vì chúng tôi, cô đã hi sinh cả cuộc đời làm nghề giáo, dìu dắt lớp măng non của đất nước vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Các thầy cô giáo đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay vào đời. Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô.

Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi. Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy. Nó là điểm tựa cho tôi ngày hôm nay tiếp bước theo "sự nghiệp trồng người" vĩ đại, là kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tôi.


Bạn tham khảo nha!

๖Fly༉Donutღღ
Xem chi tiết
Edward Tulane
1 tháng 11 2017 lúc 22:26

Đề 1 

MB: Giới thiệu tình huống để nhớ về con vật nuôi

C1 : Miêu tả bằng những câu văn : Không gian, thời gian, quang cảnh,..... để gợi nhớ kỉ niệm với con vật ấy

C2 : Gợi nhớ bằng những âm thanh

C3 : Bắt đầu những suy nghĩ về loài động vật

B,Thân bài

- Kể lại diễn biến kỉ niệm với con vật nuôi ấy.

- Hoàn cảnh con vật xuất hiện.

- Em đã nhìn gì khi thấy con vật . ( tả hình dáng, bộ lông, đôi mắt,, cái nhìn của nó, trạng thái của con vật khi đó)

- Thái độ của mình khi gặp nó như thế nào ? Em đã làm gì? Những hành động, cử chỉ của em đối với con vật như thế nào ? Trạng thái, cảm xúc của con vật ra sao?

- Kết thúc chuyện như thế nào?

C.KB : - Tạo cớ để trở về hiện tại

           - Nêu suy nghĩ và mong ước của bản thân.

minhduc
1 tháng 11 2017 lúc 20:45

Viết dài lắm dàn ý nhé .

Chú ý: 1 kỉ niệm( chứ không phải là nhiều, chú ý không kể miên man, chỉ chú tâm vào kỉ niệm chính ấy) và phải đáng nhớ( có nghĩa là sâu sắc, mang ý nghĩa lớn) và là con vật nuôi em yêu thích.

Trong bài văn phải kết hợp yếu tố kể, tả và bộc lộ cảm xúc:
- Miêu tả: con vật nuôi( màu lông, dáng hình, mắt,...), tả khung cảnh xảy ra kỉ niệm ấy, hành động và cử chỉ của con vật hoặc của em...
- Biểu cảm: Cảm xúc của em thế nào khi xảy ra kỉ niệm ấy, tình cảm của em vs con vật,...

Dàn ý:
Mb: Thời thơ ấu, ai cũng có những kĩ niệm sâu sắc. Em cũng vậy và có lẽ kỉ niệm sâu sắc nhất chính là kỉ niệm với chú chó của em- một lần suýt chết đuối. ( MB có thể chọn nhiều cách khác nhau, quan trọng là nêu ra được đề bài)
Tb: - Buổi chiều mùa hè hôm ấy, trời nóng nực, em và đứa bạn rủ nhau ra bờ sông chơi, chú chó quấn quýt chạy theo...
- Em đùa nghịch, lội ra giữa dòng không biết đso là chỗ rất sâu, nuớc cuốn em đi: hốt hoảng, vùng vẫy, kêu cứu,...
- Chú chó lao xuống, kéo em vào bờ, chạy lăng quăng, vẫy đuôi tít, sủa vang như gọi mọi ng đến.
- Em được cứu thoát... Từ đó, em càng yêu mến thêm chú chó của mình...
Kb: -Tuy 4 năm đã trôi qua, nhưng em chưa bao giờ quên đc kỉ niệm lần ấy- về một chú chó trung thành. Dù bây giờ chú chó ấy không còn nữa nhưung em luôn nhớ đến chú chó với một lòng biết ơn- như một vị ân nhân của mình...

P/s: Có thể đặt tên cho chú chó ấy và miêu tả ở phần Tb.

1. Mở bài:

-   Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

-  Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

-    Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

-    Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

-   ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

-   ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3.  Kết bài:

-  Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.

-   Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực góp phần vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.



 

Đừng nói gì khi tôi đang...
1 tháng 11 2017 lúc 20:45

đề 1

Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo… Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.

Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa! Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi. Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà. Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa! Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!
Vũ Ngọc Thạch
Xem chi tiết
trần vân anh
20 tháng 12 2016 lúc 21:19

Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 7. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học

Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 6:56

Kỉ niệm sâu sắc đối với mái trường tiểu học
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Với tôi thì lần đầu tiên tôi đến với mái trường tiểu học là một kỉ niệm đẹp nhất. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, tôi vẫn là một đứa bé quấn quanh chân mẹ. Giờ đây mái trừơng quá đỗi xa lạ với những hàng cây, ghế đá,.. xa xa những bậc phụ huynh cùng bè bạn đang đứng khắp sân.
Năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp một - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các em lớp 1 cũng như anh chị lớp lớn hơn được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn chung xóm. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về hình ảnh người mẹ hiền hiện vẫn còn đang đứng ngoài cổng. Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp một.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ dòđồng phục áo trắng tinh cùng váy xanh, tôi ra dáng là một học sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trường mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường Tiểu học Trần Quang Diệu, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường tiểu học chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ

Thảo Phương
10 tháng 4 2017 lúc 19:47

Tham khảo đoạn này nha bạn

Suốt cuộc đời một người, chắc chắn ai cũng từng trải qua muôn vàn giấc mơ, có những giấc mơ gắn với thực tế hàng ngày, có những giấc mơ chỉ là ảo mộng, có những giấc mơ hoài niệm về quá khứ và cũng có những giấc mơ tràn đầy khát vọng tương lai. Nhưng có lẽ có một giấc mơ mà ai cũng từng nghĩ đến một lần- giấc mơ trở về tuổi học trò.
Tuổi học trò hay những kỷ niệm dưới mái trường luôn là những thứ gì đó rất đặc biệt và luôn khiến trái tim người ta dâng trào cảm xúc mỗi khi nhắc đến. Đó là những ngày đầu tiên đi học còn vô tư, ngây ngô được cô dạy nắn nón từng chữ vỡ lòng. Đó là tà áo trắng tinh khôi, là cái nắng chói chang, những cơn mưa rào bất chợt và sân trường với hoa phượng đỏ rực cả một khoảng trời. Là đám bạn thân với những trò nghịch quái chiêu nhưng đôi khi vô cùng đáng yêu luôn bên ta lúc lê la hàng quán, hay những kỳ thi miệt mài. Là những lần ngủ gục, ăn vặt trong lớp bị cô phạt, là những khi phát hiện thầy cô mình cũng tâm lý và xì teen ghê gớm. Là nụ cười lúm đồng tiền và đôi má hồng hây hây của ai đó khiến ta vui vẻ đến gần với một lời chào làm quen , khi ta biết những rung động đầu đời. Là những ngậm ngùi, những cái siết tay, những dòng lưu bút viết vội, những lời chúc nhau thành công…
Tưởng chừng tuổi học trò dừng ở đấy nhưng không… Bước vào đời trước cánh cổng đại học rộng mở cũng là lúc người ta bắt đầu hành trình sinh viên tiếp tục nghiệp rèn sách. Lại là những bỡ ngỡ trước một môi trường đại học đầy năng động và nhiệt huyết, là những cảm xúc khác nhau về các giảng viên, là sự khăn khít của cái tình sinh viên cùng lớp cùng giảng đường, tình đồng hương,…
Vâng, kỷ niệm về mái trường mãi là khúc nhạc du dương và da diết, và dù dĩ vãng có dày lên, tương lai còn là vô tận, nhưng người ta vẫn luôn mơ về những ngày tháng êm đềm ấy.
Những câu chuyện vui hay buồn, khiến bạn mỉm cười hay bật khóc , rồi lại bâng khuâng, tiếc nuối nhưng mỗi lần khơi lại là mỗi lần bạn đắm chìm trong niềm hạnh phúc trở về tuổi học trò,quên đi bao bộn bề, lo toan của cuộc sống, để thêm tin yêu và quý trọng từng phút giây hiện tại, để mỗi lần thức dậy lại thấy một ngày mai đầy tươi sáng..

Cuk Suk Shi
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
2 tháng 11 2021 lúc 15:19

Tham khảo :

 

Tôi có một người bạn Tên là Hoa, chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng chơi, cùng học chung một lớp, tuổi thơ của chúng tôi trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, giữa tôi và Hoa có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm ngã xe.

Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi học lớp 6, hai đứa lại cùng chung một xóm, tôi đầu xóm Hoa cuối xóm nhưng mỗi lần đi học Hoa thường rủ tôi cùng đi, hôm ấy cũng như mọi ngày Hoa sang rủ tôi đi học chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi bỗng có một chiếc xe máy đi ngược chiều phóng tới dù tôi và Hoa đã đi hết vào lề đường nhưng chiếc xe đó vẫn va vào xe chúng tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe máy phóng thật nhanh và không thèm ngoáy lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau vừa tức, khi ấy Hoa đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Hoa tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Hoa thấy tôi bị đau liền bảo tôi lên xe để bạn ý trở đi học, trên đường đi Hoa còn liên tục hỏi thăm tôi "cậu có bị đau lắm không?", rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế của trường, khiến tôi cảm giác đôi khi bạn ấy như là bà cụ non vậy, nhưng đối với tôi sự quan tâm của bạn ấy khiến tôi cảm thấy an ủi một phần nào, tôi cứ nhìn bạn ấy rồi thầm cảm ơn vì mình đã có một người bạn tốt

Gia Hân Nguyễn
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
6 tháng 11 2021 lúc 14:29

tham khảo:

Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ.

Trong gia đình, người tôi gắn bó nhất chính là ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Ông đã dạy cho chúng tôi rất nhiều bài học bổ ích. Và tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm đẹp về ông.

Trong kí ức của tôi, ông nội là một người rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn trong nhà luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Còn nhớ lúc đó, tôi thường chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Ông nói rằng: “Cây cối cũng giống như con người cần được chăm sóc”. Nhờ vậy, mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.

Không chỉ là chăm sóc cây trong vườn, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa. Một thời đã xa với những câu chuyện thật thú vị. Giờ đây, những kỉ niệm về ông chỉ còn lại trong kí ức. Nhưng tình cảm với ông vẫn còn mãi đây.

Những kỉ niệm thời thơ ấu cùng ông nội thật đẹp đẽ. Tôi tự hứa bản thân phải cố gắng học tập thật tốt, để ông sẽ luôn tự hào về đứa cháu của mình. Tôi rất yêu ông nội của mình.

Mèo cute
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
19 tháng 3 2022 lúc 14:08

TK

Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày. 
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen. 
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".
Lê Phương Hoa
19 tháng 3 2022 lúc 14:11

Trong thời gian suốt năm năm học tại trường tiểu học, em đã có nhiều kỷ niệm tốt đẹp với tình thầy trò. Trong số đó, kỷ niệm tốt đẹp nhất làm em nhớ mãi đến tận bây giờ đó là kỷ niệm với cô giáo chủ nhiệm lớp năm của em.

Cô giáo chủ nhiệm lớp năm của em là một cô giáo vô cùng tài giỏi, tài năng, tâm huyết và yêu thương học trò của mình. Cô dành tất cả tình yêu thương và sự nghiêm khắc uốn nén cho từng đứa học sinh dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất. Tại lớp, em là một trong những bạn học sinh học kém nhất môn toán, thậm chí bố mẹ còn lo sợ là em không được vào một trường cấp hai tử tế đàng hoàng. Em rất sợ phải học toán. Mỗi lần học toán thực sự là một cực hình to lớn với em. Em chỉ ước mình không phải học toán mà thôi, em sợ hãi với các con số và phép tính vì với em chúng thực sự rắc rối và lằng nhằng.

Cho đến khi em gặp cô giáo, cô giáo lớp năm đã thực sự truyền cho em niềm cảm hứng và yêu thích với môn toán. Cô thường kèm cho em sau buổi học, có những hôm dành vài tiếng đồng hồ chỉ để giảng giải cho em một vấn đề toán cơ bản. Cô chưa bao giờ mắng mỏ hay phàn nàn gì cả, cô cứ kiên nhẫn dạy cho em sau buổi học, giao cho em bài tập, chấm chữa cho em cẩn thận và còn động viên, an ủi em cố gắng. Cô thường chỉ cho em những lỗi sai mà em hay gặp và chú thích lại để em không sai nữa. Cô giúp em lấy gốc môn toán nhanh chóng, dần dần bắt kịp với các bạn khác và làm chủ được môn toán của bản thân. Cho đến một ngày, em không còn sợ môn toán nữa, em đã đạt được những kết quả khích lệ, không quá xuất sắc nhưng em đã thực sự thành công trong việc chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân.

Hiện giờ em đã đỗ một trường cấp hai như ý và em biết rằng đó là nhờ công ơn dạy dỗ của cô giáo. Ngày em biết tin đỗ trường cấp hai, em báo cho cô và cô vui lắm. Em sẽ mãi mãi biết ơn cô và nhớ về những tháng ngày kỷ niệm cô trò ấm áp đó. Và em mãi mãi nhớ lời dặn của cô "Đừng bao giờ đánh mất ước mơ của mình".

💠꧁༺๖ۣۜYuikoshi༻꧂💠
19 tháng 3 2022 lúc 14:13

K nhớ gì cả

Lê Trúc Giang
Xem chi tiết
Ng Ngọc
1 tháng 1 2023 lúc 13:53

Tham khảo

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.

Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà.

Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt.

Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.

Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.

Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.