Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quyen Nhu cuye
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
29 tháng 8 2019 lúc 18:23

Theo sau các chủ ngữ he/ she/ it/ các danh từ số ít thì động từ thêm s/es

1 cái thì là số ít, 2 cái trở lên là số nhiều

Aurora
29 tháng 8 2019 lúc 18:57

I.

♥ N thêm s hoặc es khi N số ít chuyển sang N số nhiều

♥ V thêm s hoặc es khi V ở thì hiện tại đơnchủ ngữ của nó là He, She, It, danh từ số ít (Singular Noun), và danh từ không đếm được (Uncountable Noun)

II. Khi nào N và V thêm s hoặc es?

♣ Với các N và V kết thúc bằng: o, s, ch, x, sh, z thì N và V sẽ thêm es

Ex:

go → goes

watch → watches

box → boxes

wash → washes

♣ Trường hợp còn lại thì N và V sẽ thêm s

Ex:

play → plays

sing → sings

LƯU Ý:

♦ N số ít và V của ngôi thứ 3 số ít kết thúc bằng y mà trước y là một phụ âm: y → i rồi + es

Ex:

study → studies

fly → flies

♦ N số ít và V của ngôi thứ 3 số ít kết thúc bằng f, fe: f, fe → v + es

Ex:

leaf → leaves

wife → wives

Aurora
29 tháng 8 2019 lúc 19:05
Thông thường một danh từ có s phía sau là danh từ số nhiều, còn ngược lại là số ít.

Thông thường một danh từ có s phía sau là danh từ số nhiều, còn ngược lại là số ít.

1) N AND N (hai danh từ nối với nhau bằng chữ and )

Khi 2 danh từ nối nhau bằng chữ and thì thông thường là dùng số nhiều, nhưng trong các trường hợp sau thì lại dùng số ít :

- Khi chúng cùng chỉ một người, một bộ, hoặc 1 món ăn

Đối với người thì dấu hiệu nhận biết cùng 1 người là danh từ thứ 2 không có THE

Ví dụ:

The professor and the secretary are ......(ông giáo sư và người thư ký .....) => 2 người khác nhau

The professor and secretary is ......(ông giáo sư kiêm thư ký ...) => một người

Đối với món ăn thì cũng phải dịch theo nghĩa

Ví dụ:

Salt and peper is ..... ( muối tiêu ) xem như một món muối tiêu

Bread and meat is.... (bánh mì thịt ) xem như một món bánh mì thịt.

The saucer and cup is... (tách và dĩa để tách được xem như một bộ )

- Phép cộng thì dùng số ít:

Two and three is five (2 + 3 = 5)

2) Luôn luôn số ít:

Gặp các chữ sau đây luôn luôn dùng số ít

EACH, EVERY, MANY A,TO INF, V-ING, MỆNH ĐỀ DANH TỪ, TỰA ĐỀ

Lưu ý chữ " MANY A " + danh từ số ít

Many a book is....

( Nhưng many không có a thì vẫn dùng số nhiều nhé : Many books are..)

Ví dụ:

Each man and woman is .....( có chữ each ở trước thì phía sau dù có "and" bao nhiêu lần cũng mặc kệ ta vẫn dùng số ít )

- Chủ từ là To inf. hoặc Ving

Ví dụ:

To do this is ....

Learning English is .........

- Chủ từ là mệnh đề danh từ

Cách nhận dạng ra mệnh đề danh từ là có các chữ hỏi ở đầu như what, when, why, how...hoặc that

Ví dụ:

why he doesn't come is....

what he said is ..........

That he stole the bicycle is true.(sự việc mà anh ta ăn cắp xe đạp là sự thật)

- Chủ từ là tựa đề

Dấu hiệu để nhận ra tựa đề là nó được viết trong ngoặc kép.

Ví dụ:

"Tom and Jerry" is ....

"War and Peace" is...(chiến tranh và hòa bình là ...)

"Gone with the wind" is..(Cuốn theo chiều gió là ...)

3) Danh từ có S nhưng dùng số ít

- Nhóm Môn học :

physics (vật lý ), mathematics (toán ).... , dấu hiệu nhận biết là có tận cùng là ICS

- Nhóm Bệnh tật :

Measles (sởi ), mumps (quai bị ).....

- Chữ News

- Nhóm Đo lường :

Ví dụ:

Two pounds is .....(2 cân)

- Nhóm Khoảng cách :

Ví dụ:

Ten miles is ...(10 dặm)

- Nhóm Thời gian :

Ví dụ:

Ten years is .....( 10 năm )

- Nhóm Giá tiền

Ví dụ:

Ten dollars is ...(10 đô la )

- Nhóm Tên nước :

The United States (Nước Mỹ), the Philippines

4) Không có s nhưng dùng số nhiều

- Các danh từ tập họp sau đây

People, cattle, police, army, children

- Nhóm tính từ có THE

The poor (người nghèo ), the blind (người mù ), the rich (người giàu ), the deaf ( người điếc ), the dumb ( người câm), the injured (người bị thương )....

5) Hai danh từ nối nhau bằng các chữ : OR , NOR , BUT ALSO thì động từ chia theo danh từ phía sau:

Ví dụ:

you or I am .....(chia theo I )

Not only she but also they are ....

6) Các danh từ nối nhau bằng : AS WELL AS, WITH, TOGETHER WITH, WITH thí chia theo danh từ phía trước:

Ví dụ:

She as well as I is ...(chia theo she)

7) Hai danh từ nối nhau bằng chữ OF thì chia theo danh từ phía trước nhưng nếu danh từ phía trước là none, some, all, most, majority, enough, minority, half, phân số .... thì lại phải chia theo danh từ phía sau:

Ví dụ:

The study of science is ...(chia theo study)

Some of the students are ...( nhìn trước chữ of gặp some nên chia theo chữ phía sau là students)

Most of the water is ...(nhìn trước gặp most nên chia theo N phía sau là water )

Lưu ý :

Nếu các chữ trên đứng một mình thì phải suy nghĩ xem nó là đại diện cho danh từ nào, nếu danh từ đó đếm được thì dùng số nhiều, ngược lại dùng số ít.

Ví dụ:

The majority think that....(đa số nghỉ rằng..) ta suy ra rằng để "suy nghĩ' đựoc phải là danh từ đếm được (người ) => dùng số nhiều :The majority think that.

8) Nhóm Tiếng Nói, Dân tộc:

- Tiếng nói dùng số ít

- Dân tộc dùng số nhiều

- Tiếng nói và dân tộc viết giống nhau nhưng khác ở chỗ : dân tộc có THE còn tiếng nói thì không có THE

Ví dụ:

Vietnamese is ....(tiếng Việt thì ..)

The Vietnamese are ....(dân tộc Việt Nam ...)

9)A NUMBER và THE NUMBER:

A NUMBER dùng số nhiều

THE NUMBER dùng số ít

10) Danh từ tập hợp:

Bao gồm các chữ như : family, staff, team, group, congress, crowd, committee ....

Nếu chỉ về hành động của từng thành viên thì dùng số nhiều, nếu chỉ về tính chất của tập thể đó như 1 đơn vị thì dùng số ít

Ví dụ:

The family are having breakfast ( ý nói từng thành viên trong gia đình đang ăn sáng )

The family is very conservative (chỉ tính chất của tập thể gia đình đó như là một đơn vị )

11) Gặp chữ THERE:

Thì chia theo danh từ phía sau:

Ví dụ:

There is a book (chia theo a book)

There are two books (chia theo books)

Tuy nhiên: there is a book and two pens (vẫn chia theo a book)

12) Đối với mệnh đề RELATIVE:

Chia động từ trong mệnh đề trước sau đó bỏ mệnh đề đi để chia động từ còn lại

Ví dụ:

One of the girls who go out is very good.

Chữ go có chủ từ là who = girls => chia theo số nhiều

Bỏ mệnh đề đi cho dễ thấy:

One of the girls is good (gặp of chia theo chữ trước là one => số ít )

13) Gặp các Đại từ sở hữu như: MINE, (của tôi), HIS (của anh ấy), HERS (của cô ấy)...

Thì phải xem cái gì của người đó và nó là số ít hay số nhiều

Ví dụ:

Give me your scissors. Mine (be) very old. (ta suy ra là của tôi ở đây là ý nói scissors của tôi là số nhiều nên dùng số nhiều:

=> ...Mine are very...

Nếu không thấy nằm trong 13 điều này thì chia theo qui luật bình thường: có s -> số nhiều .Không s -> số ít

Ai thích tui
Xem chi tiết
Xuan Mai
7 tháng 4 2022 lúc 0:27

undefined

BRVR UHCAKIP
6 tháng 4 2022 lúc 21:32

Nếu động từ kết thúc bằng một phụ âm + -y, ta chuyển -y thành -i và thêm đuôi “es”.

Nếu động từ kết thúc bằng một nguyên âm + -y, ta thêm -s như bình thường, không chuyển -y thành -i .

Knight™
6 tháng 4 2022 lúc 21:33

tôi nghĩ là động từ có đuôi "y" thì dùng es, còn lại thì dùng s :v

trang phan
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
9 tháng 12 2021 lúc 22:46

bạn cho dài quá nên mình chỉ cho cấu trúc thôi nhé!

hầu hết các động từ đều thêm s

1 vài động từ có đuôi là s, ss, ch, sh, x, o, z thì thêm es

cách đọc đuôi s/es:

/s/: các động từ có đuôi là t, k, te, ke, p, pe, f, gh, c, th

/iz/: các động từ có đuôi là ch, sh, ce, se, ge, x, ss, s

/z/: các trường hợp còn lại

Xem chi tiết
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:22

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...

    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô

    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

Khách vãng lai đã xóa
Trà Ngô
3 tháng 1 2020 lúc 20:27

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 14:20

Trong bài viết có 10 danh từ riêng. Đó là những danh từ: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ma-tan, Ấn Độ Dương, Châu Âu, Tây Ban Nha, Trái Đất.

Luật Lớp
Xem chi tiết
Thaor
Xem chi tiết
lonnhh
Xem chi tiết
Gia Huy
28 tháng 6 2023 lúc 15:17

1 does

2 studies

3 teaches

4 says

5 cries

6 dances

7 fixes

8 worries

9 plays

10 grows

11 watches

12 misses

13 hurries

14 stops

Hương Phan Thu
28 tháng 6 2023 lúc 15:18

1. does

2. studies

3. teaches

4. says

5. cries

6. dances

7. fixes

8. worries 

9. plays

10. grows

11. watches 

12. misses

13. hurries

14. stops

 

Cao Mia
28 tháng 6 2023 lúc 15:49

1 does

2 studies

3 teaches

4 says

5 cries

6 dances

7 fixes

8 worries

9 plays

10 grows

11 watches

12 misses

13 hurries

14 stops

Bye

Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Tiểu Sam
17 tháng 6 2018 lúc 20:14

động từ

Trần Tuấn Anh
17 tháng 6 2018 lúc 20:13

động từ

Khánh Vy
17 tháng 6 2018 lúc 20:14

trả lời :

 Đọc là động từ

^_^